- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI”
Bài học ngày 10.12.2021
BÀI 24. BIẾN CÁCH DANH TỪ NỮ TÁNH VĨ NGỮ U
1. Biến cách danh từ nữ tánh tận cùng bằng u
Dhenu – con bò, thú vật giống cái nói chung |
||
Biến cách | Số ít | Số nhiều |
Chủ cách | dhenu | dhenū, dhenuyo |
Đối cách | dhenuṃ | dhenū, dhenuyo |
Sở dụng cách | dhenuyā | dhenūhi, (dhenūbhi) |
Xuất xứ cách | dhenuyā | dhenūhi, (dhenūbhi) |
Chỉ định cách | dhenuyā | dhenūnaṃ |
Sở thuộc cách | dhenuyā | dhenūnaṃ |
Định sở cách | dhenuyā, dhenuyaṃ | dhenūsu |
Hô cách | dhenu | dhenū, dhenuyo |
2. Những danh từ sau đây biến cách giống như trên:
yāgu | – cháo loãng (…) |
kāsu | – cái hố |
vijju | – ánh chớp, tia chớp |
rajju | – dây |
daddu | – bệnh chàm. Bệnh ec zê ma, bệnh bội nhiễm |
kaṇeru | – voi cái, bò cái |
dhātu | – nguyên tố, di cốt |
sassu | – mẹ chồng hay mẹ vợ |
vadhu | – con dâu |
3. Từ vựng – Động từ
thaketi | – khép lại, đóng lại |
nāseti | – tàn phá, tiêu huỷ |
sammajjati | – quét |
obhāseti | – toả sáng, chói sáng |
bhajati | – đồng hành, cùng đi |
bandhati | – cột, buộc |
vibhajati | – chia ra, phân phối |
bhañjati | – làm gãy, lèm bể |
māpeti | – tạo nên, xây dựng |
vihiṃsati | – làm hại, gây tổn thương |
chaḍḍeti | – ném, vứt, quăng |
pattharati | – trải ra |
PĀLI VUI ĐỂ HỌC
Tới Tận Gốc Chưa Đủ Mà Còn Phải Đào Rễ
Hầu hết từ vựng Pāli đều có từ vựng Sanskrit nhưng với cái viết giản dị hơn, dễ đọc hơn. Tất nhiên có vài ngoại lệ. Một từ vựng phổ thông trong tiếng Pāli giữ nguyên cách viết và cách đọc của Sanskrit là chữ Brahma.
Từ nầy có hai cách đọc: một là âm “b-ram mă, hai là “b-răc ma”. Cách đọc sau giống cách phát âm của Sanskrit.
Ý nghĩa uyên nguyên của chữ brahma là thanh tịnh. Phiên âm trong Hán Việt là “phạm”, đọc trại là “phạn”.
Brahma được phiên âm là “phạm thiên” trong văn hoá Ấn có thể chi cho ba nghĩa:
a. Đấng hoàn toàn thanh tịnh
b. Đại ngã
c. Thượng đế
Trong cách hiểu thuộc phạm vi xã hội thì chữ brahmana thường hiểu theo ba nghĩa:
a. Giai cấp bà la môn. Tầng lớp có thẩm quyền về mặt tôn giáo và lễ nghi.
b. Người thuộc giai cấp bà la môn do sanh trong gia đình bà la môn
c. Giáo sĩ bà la môn tức người có kiến thức và hành trì kinh điển Veda (Phệ Đà)
Trong Phật giáo thì Đức Phật dùng chữ nầy với ý nghĩa đặc biệt cần nằm trong ngoặc kép. Nói cách khác là phải hiểu theo ngữ cảnh. Ba ý nghĩa được thường được dùng là:
a. Brahmana chỉ cho bậc hoàn toàn thanh tịnh đồng nghĩa cho vị A la hán
b. Brahmana chỉ cho những người thuộc tầng lớp bà la môn như cách hiểu trong xã hội.
c. Brahma chỉ cho phạm thiên những bậc sanh ra do chứng thiền ở cõi sắc giới và vô sắc giới.
Chữ Brahamacāriya hay phạm hạnh chỉ cho sự tu tập của người xuất gia hay cũng có nghĩa là giáo pháp của của một vị Phật toàn giác.
Về cách phiên âm cũng đa dạng. Âm là bà la môn là hình thức phổ thông nhất. Âm là “bàn môn” cách nói gọn nhưng thường hiểu là tà đạo như cụm từ “Bàn môn,tả đạo”. Âm là phạm chí để chỉ cho người bà la môn.
Không thể học Phật Pháp mà không có một số kiến thức căn bản về văn hoá Ấn. Không thể học văn hoá Ấn mà không nắm vững ý nghĩa và cách dùng chữ Brahma.
PĀLI TRONG NGHI THỨC NHẬT HÀNH
Kinh Cát Tường Pháp Giới – Phân đoạn II
CULLAMAṄGALACAKKAVĀḶAGĀTHĀ
Āyu vaḍḍhako dhanavaḍḍhako sirivaḍḍhako yasavaḍḍhako balavaḍḍhako vaṇṇavaḍḍhako sukhavaḍḍhako hotu sabbadā dukkharogabhayā verā sokā sattu c'upaddavā anekā antarāyāpi vinassantu ca tejasā. Jayasiddhi dhanaṃ lābhaṃ sotthi bhāgyaṃ sukhaṃ balaṃ siri āyu ca vaṇṇo ca bhogaṃ vuḍḍhī ca yasavā satavassā ca āyū ca jīvasiddhī bhavantu te.
Dịch tiếng Pāli sang Việt
1. Vadhū sassuyā dhenuṃ rajjuyā bandhitvā khettaṃ nesi.
2. Ammā yāguṃ pacitvā dārakānaṃ datvā mañce nisīdi.
3. Yuvatiyā hattesu ca aṇgulīsu ca daddu atthi.
4. Mayaṃ aṭaviyaṃ carantiyo kaṇeruyo apassimha.
5. Itthī yuvatiyā bhattaṃ pacāpetvā dārikānaṃ thokaṃ thokaṃ vibhaji.
6. Tumhe vijjuyā ālokena guhāyam sayantam sīhaṃ passittha.
1. Vadhū sassuyā dhenuṃ rajjuyā bandhitvā khettaṃ nesi.
daughter-in-law / mother-in-law's / cow / with rope / having tied / [to] field / took
The daughter-in-law tied (her) mother-in-law's cow with a rope and took (it) to the field.
2. Ammā yāguṃ pacitvā dārakānaṃ datvā mañce nisīdi.
mother / gruel / having cooked / to children / having given / on bed / sat
Having cooked gruel and given (it) to the children, the mother sat on the bed.
3. Yuvatiyā hattesu ca aṇgulīsu ca daddu atthi.
maiden's / hands and / fingers and / eczema / there is
There is eczema on the hands and fingers of the young girl.
4. Mayaṃ aṭaviyaṃ carantiyo kaṇeruyo apassimha.
we / in forest / roaming / cow-elephants / saw
We saw the cow-elephants roaming in the forest.
5. Itthī yuvatiyā bhattaṃ pacāpetvā dārikānaṃ thokaṃ thokaṃ vibhaji.
woman / maiden / rice / got..ṭo cook / to girls / little by little / distributed
The women got the maiden to cook rice and gave a little each to the girls.
Alt: The woman got the maiden to cook rice and she distributed it to the girls little by little.
6. Tumhe vijjuyā ālokena guhāyaṃ sayantaṃ sīhaṃ passittha.
you / lightning's / with light / in cave / sleeping / lion / saw
With the light of the lightning, you saw the lion sleeping in the cave.
Dịch tiếng Việt sang Pāli
1. Người mẹ đã lấy vàng cất trong rương và cho con gái.
2. Nàng dâu cúng chư thiên với tràng hoa và trái cây
3. Nếu bạn đào hố thì tôi sẽ trồng cây
4. Các anh đi ra ruộng và mang bắp về nhà
5. Những con voi cái lang thang trong rừng và ăn những cây chuối.
6. Tôi đã nhìn những bé gái băng ngang sông bằng xuồng.
1. The mother took the gold kept in the box and gave it to the daughter.
ammā / gahetvā / suvaṇṇaṃ / ṭhapitaṃ / mañjūsāyaṃ / adadi/adāsi / dhītuyā
Ammā mañjūsāyaṃ ṭhapitaṃ suvaṇṇaṃ gahetvā dhītuyā adadi/adāsi.
2. The daughter-in-law honoured the gods with garlands and fruits.
vadhū / pūjesi / devatāyo / mālāhi ca / phalehi ca
Vadhū mālāhi ca phalehi ca devatāyo pūjesi.
3. If you dig holes, I will plant trees.
sace / tvaṃ / khaṇeyyāsi / kāsū / ahaṃ / ropessāmi / rukkhe
Sace tvaṃ kāsū khaṇeyyāsi, ahaṃ rukkhe ropessāmi.
4. You (pl.) go to the field and bring the corn home.
tumhe / khettaṃ / gantvā / āharatha / dhaññaṃ / gehaṃ
Tumhe khettaṃ gantvā gehaṃ dhaññaṃ āharatha.
5. Cow-elephants wandered in the forest eating plantain trees.
kaṇeruyo / āhiṇḍiṃsu / aṭaviyaṃ / khādantiyo / kadali-rukkhe
Kaṇeruyo kadalirukkhe khādantiyo aṭaviyaṃ āhiṇḍiṃsu.
6. I looked at the girls crossing the river by boat.
ahaṃ / olokesiṃ / kumāriyo / tarantiyo / nadiṃ / doṇiyā
Ahaṃ doṇiyā nadiṃ tarantiyo kumāriyo olokesiṃ.
Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng