Sinh hoạt đặc biệt 8.8.2022 - Vu Lan Nhâm Dần 2022

Thứ hai, 08/08/2022, 18:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Sinh hoạt đặc biệt

Sinh hoạt đặc biệt 8.8.2022


Vu Lan Nhâm Dần 2022

Lời mở đầu

Nhạc lễ: Xưng Tán Tam Bảo

Đạo từ của Hoà thượng Tuệ Siêu

Pháp ngữ: Hiếu hạnh

Chúng ta được biết đức Phật là một vị đã đạt được Pháp nhãn, đã chứng ngộ trí tuệ, nên cái nhìn của Ngài rất là khác lạ đối với hành động con người và sự liên hệ giữa người và người. Khi thấy Singàla (Thi-ca-la-việt) mỗi buổi sáng, dậy sớm đỉnh lễ sáu phương (Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt), (Trường Bộ IV, 188B), đúng theo lời dặn của người cha để lại, đức Phật thây rõ sự vô ích của lễ nghi và Ngài đã giải thích theo hướng chuyển thành hành động đúng bổn phận của mình. Phương Đông chỉ cho cha mẹ và con cái, phương Nam chỉ cho sư đệ, phương Tây chỉ cho vợ chồng, phương Bắc chỉ cho bạn bè, phương Dưới chỉ cho kẻ phục vụ và phương Trên chỉ cho Sa-môn, Bà-la-môn. Và hành động ở đây có nghĩa là bổn phận của người con đối với cha mẹ, và cha mẹ đối với con, chỉ cho phương Đông; bổn phận thầy đối với trò, trò đối với thầy, chỉ phương Nam v.v... “Như vậy, người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: “Nuôi dưỡng cha mẹ (khi cha mẹ già yếu); làm đủ bổn phận người con đối với cha mẹ; giữ gìn gia đình với truyền thống, bảo vệ tài sản thừa tự và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời". Và cha mẹ cũng có năm trách nhiệm đối với con cái: "Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp; cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con". Đây rõ ràng là một thông điệp trách nhiệm, một trách nhiệm hỗ tương không phải một chiều. Con có năm bổn phận đối với cha mẹ, và cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con. Và khi cha mẹ và con cái làm tròn bổn phận của mình, thời phương Đông được an lành hạnh phúc. Nói cho rõ hơn, vận may chỉ đến với gia đình nào, khi trong gia đình ấy cha mẹ trọn tình đối với con cái, và con cái trọn đạo đối với mẹ cha. Trong Kinh Mangalasutta: Hạnh phúc Kinh, khi được một thiên nhân hỏi làm sao được vận may (mangala), với hy vọng đức Phật sẽ dạy cho một hình thức lễ nghi để cầu may cầu phước, đức Phật lại dạy cho ba mươi tám hành động phải làm để được may mắn và một trong hành động ấy là phải phụng dưỡng mẹ cha:

“Mātāpitu upatthānam...

Etammangalamuttamam. ”

“Phụng dưỡng cha và mẹ...

Là vận may tối thượng”

Hiếu không phải là những gì nói suông bằng miệng, bằng những nghi lễ cầu may cầu phước, Hiếu phải được cô đọng bằng những việc làm cụ thể, và ở đây là phải hầu hạ và phụng dưỡng mẹ cha.

Hình ảnh sau đây gợi ý cho chúng ta thấy công ơn trời biển của cha mẹ rộng như biển cả ngàn trùng, khi đức Phật tuyên bố trong Kinh Tương Ưng tập I, trang 208 rằng, sữa mẹ nuôi con trải qua nhiêu đời nhiêu kiếp, nhiều hơn bể cả:

“Các ngươi nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Cái gì là nhiều hơn? Sữa mẹ mà các ngươi đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, hay là nước trong bốn biển?”

- “Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ chúng con đã uống, trong khi chúng con lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chớ không phải nước trong bốn biển!”

- “Lành thay, lành thay này các Tỷ-kheo; lành thay này các Tỷ-kheo, các ngươi đã hiểu như vậy, pháp do Ta dạy”.

“Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là sữa mẹ các ngươi đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chớ không phải nước trong bốn biển”.

“Vì cớ sao? Vô thủy là luân hồi này, này các Tỷ-kheo! Vô thủy là luân hồi này, này các Tỷ-kheo! Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh, bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, là vừa đủ để các ngươi giải thoát, đối với tất cả các hành”.

Trong Kinh Tăng Chi tập 1, trang 74, cha mẹ được ví như những ngọn lửa đáng cung kính, vì chính người cha người mẹ đã đem lại sự sống cho các người con, như ngọn lửa đem lại nguồn nóng, sức sống cho loài người.

“Thế nào là lửa đáng cung kính?”

“Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ những người cha của người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì cớ sao?”

“Từ đấy, này Bà-la-môn, khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra (Ato yam àhùto sambhùto). Do vậy, lửa đáng cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chính lạc”.

Sữa mẹ dùng để nuôi con được xem là nhiều hơn biển cả, cha mẹ lại được ví như ngọn lửa đem lại nguồn sống cho con, thời công ơn của cha mẹ đối với con, thật là vô cùng vô tận, và vì vậy, đức Phật nói đến hai hạng người không thể trả ơn được, tức là mẹ và cha, như được ghi trong Kinh Tăng Chi tập 1 trang, 75.

“Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được (suppatikāram). Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tẩm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy, họ có vãi tiểu tiện đại tiện như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo. Nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quà đất lớn với bảy báu này; như vậy, này các Tỷ-kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng (Apādakā), nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này”.

Chính trong khi phụng dưỡng, nuôi nấng cha mẹ, chính người con lại được hưởng những công đức tốt lành, do lòng hiếu dưỡng đem lại. Trước hết, phụng dưỡng cha mẹ, thời được cha mẹ thương tưởng, và như vậy gia đình ấy sẽ được lớn mạnh, không bị giảm thiểu, như đoạn kinh sau đây nêu rõ (Tăng Chi tập 2B, trang 106) : “Ở đây, này Mahànàma, vị thiện nam tử với những tài sản nỗ lực tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh của cánh tay gom góp lại, phải trả bằng những giọt mồ hôi đổ ra, làm ra một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đỉnh lễ, cúng dường cha mẹ. Cha mẹ được người ấy cung kính, tôn trọng, đỉnh lễ, cúng dường với thiện ý, khởi lên lòng thương mến người ấy: “Mong rằng nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng được che chở lâu dài!”. Và này Mahànamà, với một thiện nam tử được cha mẹ thương tưởng, chờ đợi là sự tăng trưởng không phải là sự giảm thiểu". Và này thật sự là vậy, người con hiếu dưỡng cha mẹ được hưởng rất nhiều hạnh phúc. Trong Kinh Tương Ưng tập 1, trang 225, Bà-la-môn Mātaposaka đến hỏi đức Phật :

- “Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy, tôi có làm đúng trách nhiệm không?”.

- “Này Bà-la-môn, người làm như vậy là có làm đúng trách nhiệm: Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha, người ấy được nhiều công đức".

“Người này theo thường pháp,

Nuôi dưỡng mẹ và cha,

Chính do công hạnh này,

Đối với cha và mẹ,

Nhờ vậy, bậc Hiền thánh,

Trong đời này tán thán,

Sau khi chết, được sinh

Hương an lạc chư Thiên”.

Khi Bà-la-môn Manatthaddba hỏi đức Phật nên cung kính cúng dường ai là tốt lành, đức Phật khuyên (Tương Ưng tập 1, trang 221):

“Với mẹ và với cha,

Với anh tuổi nhiều hơn,

Với thầy là thứ tư,

Không nên sinh kiêu mạn,

Nên kính trọng vị ấy,

Nên tôn kính vị ấy,

Cúng dường chúng tốt lành”.

Phụng dưỡng cha mẹ đúng Pháp, được hưởng quả tốt lành như kệ số 404 sau đây trong Kinh Suttanipàta đã nêu rõ:

“Dhanmcna mātāpitaro bhareỵya,

Payojaye dhammikam so vànijjam

Etam gihì vattayam appamatto

Sayam pabhe nàma upeti dive".

"Thờ mẹ cha đúng pháp,

Buôn bán đúng, thật thà,

Gia chủ không phóng dật,

Được sinh Tự Quang Thiên”.

Bước thêm một bước nữa, đức Phật trong Kinh Tăng Chi tập 1, trang 147, dùng một hình ảnh táo bạo hơn nhưng rất linh dộng và chính xác dể tán dương các gia đình có những người con có hiếu. Những gia đình ấy, được xem ngang bằng với Phạm Thiên, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, gia đình ấy đáng được cúng dường, tôn trọng. Nói một cách rõ rệt hơn, là gia đình nào có con cháu biết hiếu dưỡng cha mẹ, những gia đình ấy là những gia đình đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, ngang bằng với Phạm Thiên, là những chư Thiên cao nhất ở dục giới và sắc giới, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, là những vị đáng được tôn trọng nhất từ xưa đến nay.

“Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy các con cái kính lễ (Pūjittā) mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường (Sāhuney- yakāni)”.

“Phạm Thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư ngày xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu cho chúng vào đời."

“Cha mẹ gọi Phạm Thiên,

Bậc Đạo sư thời trước,

Xứng đáng được cúng dường,

Vì thương đến con cháu.

Do vậy bậc hiền trí,

Đỉnh lễ và tôn trọng.

Dâng đồ ăn và uống,

Vải mặc và giường nằm,

Thoa bóp (cả thân mình).

Tắm rửa cả chân tay.

Với sở hành như vậy,

Đối với mẹ và cha,

Đời này người hiền khen,

Đời sau hưởng thiên lạc”.

(Tăng Chi II A, trang 94)

Và chính Sakka (Đế Thích), vị Thiên chủ ở cõi Tam thập tam thiên cũng nhờ công ơn phụng dưỡng cha mẹ mà sau được sinh làm Thiên-chủ (Sakka). Như đoạn Kinh sau đây diễn tả (Tương Ưng tập 1, trang 288):

“Này các Tỳ-kheo, thuở xưa khi Thiên chủ (Sakka) còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka”.

“Ai hiếu dưỡng cha mẹ,

Kính trọng bậc gia trưởng,

Nói những lời nhu hòa,

Từ bỏ lời hai lưỡi,

Chế ngự lòng xan tham,

Là con người chân thực,

Nhiếp phục được phẫn nộ,

Với con người như vậy,

Chư Thiên Tam thập tam,

Gọi là bậc chân nhân”.

Khi đánh giá trị con người, đức Phật không bao giờ quên đề cập đến hiếu thuận và Ngài đánh giá con người có hiếu rất cao.

Trong khi đó có người xem:

“Giữa các loài hai chân,

Sát-lỵ là tối thắng;

Giữa các loài bốn chân,

Bò đực là tối thắng;

Trong các hàng thê thiếp,

Quý nữ là tối thẳng;

Trong các hàng con trai,

Trưởng nam là tối thắng”.

Thế Tôn xác nhận rất sai khác như sau:

“Giữa các loài hai chân,

Chính giác là tối thẳng;

Giữa các loài bốn chân,

Thuần thục là tối thắng;

Trong các hàng thê thiếp,

Nhu thuận là tối thắng;

Trong các hàng con trai,

Hiếu thuận là tối thắng”.

(Tương Ưng tập 1, trang 8)

Cha mẹ khi sinh con, tự nhiên muốn con phụ giúp cho mình để xây dựng gia đình chung, và vì vậy người con cần phải hiểu bổn phận của mình, đừng để cho cha mẹ phải thất vọng. Bài kệ sau đây, trong Kinh Tăng Chi tập 2B, trang 69, nói lên sự mong ước ấy của cha mẹ, và lòng biết ơn, nhớ ơn của những người con có trí:

“Do thấy năm sự việc,

Bậc trí muốn con trai,

Được giúp, giúp ta lại,

Sẽ làm việc cho ta.

Sẽ duy trì lâu dài,

Truyền thống của gia đình.

Sẽ tiếp tục gìn giữ,

Gia sản được thừa hưởng.

Hay đối với hương linh,

Hiến dâng các vật cúng.

Do thấy sự việc ấy,

Bậc trí muốn con trai.

Bậc hiền thiện chân nhân,

Nhớ ơn biết trả ơn.

Nhớ đến việc làm xưa,

Chúng hiếu dưỡng cha mẹ,

Chúng làm mọi công việc,

Như trước làm cho chúng.

Thực hiện lời giảng dạy,

Được giúp hiếu dưỡng lại.

Với truyền thống gia đình,

Duy trì được lâu dài

Đầy đủ tín và giới,

Con trai được tán thán”.

Khi đã nói đến nhớ ơn và trả ơn mẹ cha, chúng ta sẽ thấy đức Phật nhấn mạnh đến và đề cao đức tính nhớ ơn và trả ơn một cách rất dặc biệt như thế nào, trong đoạn Kinh sau đây sẽ nêu rõ (Tăng Chi tập 2B, trang 210). Các người Licchavi thưa với đức Phật có năm châu báu khó tìm được ở đời là voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu và cư sĩ báu, đức Phật lại nói đến năm châu báu khác khó tìm lại được ở đời, vì là những châu báu có thể đem lại sự giải thoát đau khổ cho chúng sinh: “Sự hiện diện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chính đẳng giác khó tìm được ở đời. Và hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố, khó tìm được ở đời. Và người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố, khó tìm được ở đời. Và người đem thực hành các Pháp và tùy Pháp được hữu hiệu, được từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố, khó tìm được ở đời. Và người biết ơn và nhớ ơn khó tìm được ở đời".

Khi nói đến biết ơn và nhớ ơn là nói đến người biết ơn và nhớ ơn cha mẹ.

Nhưng dầu đức Phật có khuyên các người con nên phụng dưỡng cha mẹ, Ngài cũng đề cao cảnh giác những người con vì muốn phục vụ cho cha mẹ mà làm các ác hạnh về thân, về lời nói, về ý nghĩ.

Vấn đề ở đây, được đạo Phật đặt ra rất khác biệt. Phụng dưỡng cúng dường cha mẹ là đều nên làm, nhưng vì cha mẹ làm điều ác, vì muốn cha mẹ được sung sướng mà làm việc bất nhân, thời nhất định đạo Phật không thể nào chấp nhận. Trong kinh Dhànanjàni, Trung Bộ Kinh tập II, trang 188a ; Ngài Sàriputta đã khéo hỏi Dhànanjàni: “Này Dhànanjàni, nhà ngươi nghĩ thế nào? Một người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chính, hay một người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chân chính, ai tốt đẹp hơn?”.

- “Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các đỉều bất chính, người ấy không tốt đẹp. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chân chính, người ấy tốt đẹp hơn”... Và ngài Sāriputta kết luận: "Này Dhànanjàni, có những hành động khác, cá nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể phụng dưỡng cha mẹ, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Người đã làm ác để nuôi cha dưỡng mẹ, cũng không thể nào tránh khỏi quả báo của những hành vi bất thiện của mình; và như vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng cha mẹ để tự cứu mình và đổ bào chữa cho những hành động bất chính của mình”.

Như đoạn Kinh tiếp sẽ nêu rõ:

“Dhānañjāni, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì cha mẹ làm điều phi pháp, làm các điều bất chính. Do nhân duyên làm các điêu bất chính, các địa ngục quân kéo nó vào địa ngục. Nó có làm được gì khi nó nói: “Tôi vì cha mẹ làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chính, chớ có để các quân địa ngục kéo tôi vào địa ngục. Hay cha mẹ có làm gì được khi nói: "Con chúng tôi đã vì cha mẹ làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chính. Chớ để quân địa ngục kéo nó vào địa ngục”. - "Thưa không được, Tôn giả Sāriputta. Các quân địa ngục vẫn quăng nó xuống địa ngục, dầu nó có than khóc".

Không những đức Phật khuyên các người con không nên vì cha mẹ mà làm các điều ác, vì làm như vậy chỉ đem lại tai hại cho tự thân mà còn đem lại sự nguy hại cho mẹ cha. Đức Phật còn khuyên các người con còn phải làm thế nào để cha mẹ từ bỏ con đường bất thiện, dấn thân vào con đường thiện. Trong Tăng Chi Bộ Kinh tập 1, trang 75, khi đề cập đến các vị chân nhân nhớ ơn và đền ơn cha mẹ, đức Phật dạy rằng: “Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới, đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích hướng dẫn an trú vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha".

Nói cho rõ hơn, trả hiếu bằng cách cúng dường tài sản vật chất cho cha mẹ cũng chưa đủ để trả ơn, vì của cải tài sản vật chất dầu cho có dồi dào đi nữa, cũng phải vô thường biến hoại...

Nói một cách khác, trong trách nhiệm của một giáo chủ, đức Phật không bao giờ quên mục đích giải thoát mọi khổ đau của con người; và vì vậy muốn cho cha mẹ thật sự giải thoát, con cái cần phải gây dựng lòng tin nơi cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ bỏ các ác hạnh, làm các hạnh lành; từ bỏ xan tham, thực hành bố thí; và nhất là từ bỏ vô minh, chứng đạt trí tuệ. Chỉ có như vậy mới thiết thực báo đáp công ơn cho họ.

Phân tích lời dạy trên của đức Phật, chúng ta thấy khởi điểm là xây dựng lòng tin nơi cha mẹ nếu cha mẹ chưa có lòng tin. Lòng tin ở đây là lòng tin Chính Pháp, và Chính Pháp không có nghĩa là lời Phật dạy, mà Pháp còn có nghĩa là chân thật, là quyết định tính hiền thiện. Pháp là những gì chân thật, không có hư vọng, không có giả dối; Pháp là những gì hiền thiện tốt đẹp, không phải độc ác bất thiện. Và xây dựng lòng tin cho cha mẹ là xây dựng tính chất chân thực, tính chất hiền thiện nơi cha mẹ.

Lời khuyên thứ hai là một thông điệp bỏ ác làm lành. Nếu cha mẹ theo ác giới, tức là sống một nếp sống không lành mạnh, nhiều bất thiện, thời khuyên cha mẹ làm các thiện hạnh về thân, về lời, về ý nghĩ, sống một đời sống trong sạch và hiền thiện. Lời khuyên thứ ba là một lời khuyên nhân đạo, lợi tha, khuyên cha mẹ, nghĩ đến sự đau khổ của người khác mà bố thí, làm vơi nhẹ những khổ đau chung quanh, nghĩ đến tình nhân loại. Lời khuyên thứ tư không theo ác tuệ, là một lời khuyên chính kiến, từ bỏ các ác tri kiến, phát triển những tri kiến chân thật, xây dựng một cái nhìn lành mạnh và hướng thiện cho cuộc đời.

Và chúng ta cũng không lấy làm lạ, khi tội giết cha giết mẹ được đức Phật liệt kê vào năm tội ngũ nghịch, một tội mà phạm nhân không bao giờ thoát khỏi địa ngục, như được trích trong Tăng Chi Bộ Kinh tập 2b, trang 185:

“Có năm nghịch tội (Parikuppa) này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không thể chữa trị. Thế nào là năm? Đoạt mạng của mẹ, đoạt mạng của cha, đoạt mạng của vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu và phá hòa hợp Tăng”.

“Này các Tỷ-kheo, năm pháp ngũ nghịch này đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không thể chữa trị”.

Và vì vậy khi Vua Ajātasattu đến yết kiến đức Phật và nghe pháp, như đã được ghi chép trong Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ Kinh. Vua đã chịu nhận tội giết cha của mình và ăn năn hối tiếc:

- “Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện; con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chân chính để đoạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn đón về tương lai”.

Và đức Phật chấp nhận tội ấy cho vua:

“Này đại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, đại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chân chính, để đoạt vương quyền. Vì đại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chính pháp, Ta nhận tội ấy cho đại vương. Đó là một sự tiến bộ. Thưa đại vương, trong luật pháp của bậc Thánh: Những ai thấy tội là tội, thú tội đúng với Chính pháp và ngăn đón ở tương lai”.

“Và khi vua Ajātasattu từ biệt và ra đi, đức Phật đưa ra nhận xét như sau: "Này các Tỷ-kheo, tâm của vị vua ấy rất ăn năn. Này các Tỷ-kheo, tâm cùa vị vua ấy rất hối quá. Nếu vị vua rất chân chính, thì ngay trong chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế”.

Trong những đoạn Kinh trên, chúng ta đã được thấy rõ ngang qua lời dạy của đức Phật, công ơn trời biển của cha mẹ như thế nào, bổn phận đền ơn và trả ơn của con cái phải như thế nào, và như vậy đức Phật không bao giờ quên khuyên dạy các đệ tử biết lòng nhớ ơn và trả ơn cha mẹ. Tuy vậy, Ngài hiểu được tâm tính của chúng sinh một cách sâu sắc và xác thực, và vì vậy, chắc Ngài cũng phải buồn lòng khi đưa ra nhận xét rằng: Số chúng sinh không có hiếu với cha mẹ nhiều hơn là chúng sinh có hiếu với cha mẹ, như đã dược ghi trong Tương Ưng Bộ Kinh tập 5B, trang 255 bản Ronéo.

“Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: "Các ngươi nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy trên đầu móng tay, hay là quả đất lớn này?”.

- "Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này; còn ít hơn là một ít đất, Thế Tôn lấy trên đâu móng tay. Chúng con không thể ước tính được, so sánh được có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn, với một ít đất Thế Tôn lấy trên đầu móng tay”.

- “Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là chúng sinh có hiếu kính với mẹ. Và nhiều hơn là chúng sinh không hiếu kính với mẹ... Cũng vậy, ít hơn là chúng sinh có hiếu kính với cha. Và nhiều hơn là chúng sinh không hiếu kính với cha...”.

(Bản dịch của HT Thích Minh Châu)


Tụng Niệm Ân Phụ Mẫu

Xưng Tán

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn

Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường

Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh

Làm lành lánh dữ lợi quần sanh

Tam Quy

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Ðệ tử quy y Phật, đấng Thiên Nhơn Ðiều Ngự, bi trí vẹn toàn

Ðệ tử quy y Pháp, đạo chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc

Ðệ tử quy y Tăng, bậc hoằng trì Chánh Pháp, vô thượng phước điền

Lần thứ hai đệ tử quy y Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Lần thứ ba đệ tử quy y Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Kệ Niệm Ân Phụ Mẫu

Lạy cha mẹ nguồn ân cao cả

Dẫu muôn thân vạn thuở khôn đền

Từ ấu thơ lầm lỗi gây nên

Nay khôn lớn chưa tròn hiếu tử

Ân nghĩa nặng thịt xương huyết nhũ

Công sâu dày chín tháng cưu mang

Dưỡng bào nhi ăn uống kiêng khem

Lúc đi đứng nằm ngồi giữ ý

Nỗi thống khổ làm sao kể xiết

Tự chống chèo vượt cạn qua sông

Trào lệ vui tiếng khóc bên lòng

Yêu con trẻ nâng như trứng mỏng

Lạy cha mẹ nghĩa sâu vô tận

Suối cam lồ tắm mát đời con

Lắm âu lo bất trắc không sờn

Bao dơ uế nhọc nhằn cam chịu

Nuốt mặn đắng chua cay tủi hận

Ôi suốt đời vất vả lo toan

Mới cảm đau ương yếu se mình

Ðã hớt hải cầu Trời khấn Phật

Tình mẹ cha thấm dòng sữa mật

Nuôi đời con đến lúc nên người

Buổi khó khăn khô nhạt cầm hơi

Miếng ngon ngọt dành phần con trẻ

Năm canh đêm thức chừng con ngủ

Sáu khắc ngày tần tảo ngược xuôi

Ðủ áo cơm nở mặt với đời

Cho ăn học đua đòi sĩ diện

Lạy cha mẹ ơn thiêng hiển hiện

Suối bi từ vô lượng nhân gian

Nhiều khi con hư hỏng hoang đàng

Lắm lúc lại hỗn hào tai ngược

Quay mặt đi dao bào cắt ruột

Ðánh con đau lòng lại thêm đau

Ôi thâm ân giáo dưỡng sâu mầu

Ðèn sách sáng lòng con chưa đủ sáng

Nay nhờ Phật tâm minh trí rạng

Ðuốc thiên lương hiếu đạo soi đường

Mẹ cha là sen báu ngát hương

Là thanh nhạc chim trời Ðao lợi

Là bảy báu phúc lành cao vợi

Là trăng sao sáng đẹp tuyệt vời

Là suối tình muôn thuở về xuôi

Là biển rộng thái sơn cao ngất

Mong báo đáp ân tày trời đất

Nguyện cúc cung hết dạ sớm hôm

Khi ốm đau tận tụy thuốc thầy

Lúc hữu sự ân cần công của

Giữ hòa khí cháu con thuận thảo

Gìn gia phong hợp đạo nghĩa nhân

Giúp mẹ cha bố thí cúng dường

Tu tín giới tham thiền niệm Phật

Lạy cha mẹ bậc thầy trước nhất

Là tiên nhân từ ái trong nhà

Con nghiêm cung phủ phục thiết tha

Mọi lầm lỡ thành tâm sám hối

Từ tấm bé muôn lầm vạn lỗi

Ðến khi con khôn lớn nên người

Chuyện nghĩa ân thù tạc với đời

Việc hiếu đạo chừng như bổn phận

Có ai sống không niềm ân hận

Ai chưa thương biết quí tình thương

Ðời phù du muôn vạn nẻo đường

Con dong ruổi thung huyên luống tuổi

Nhờ Phật dạy biết điều lầm lỗi

Ðã tri ân xin nguyện báo ân

Dẫu cho con làm được muôn phần

Chưa đáp đủ ân cha nghĩa mẹ

Xin minh chứng tấc lòng con trẻ

Sống chánh chơn y pháp phụng hành

Con hôm nay hội đủ duyên phần

Hiếu và đạo tinh cần tu tập

Vầng nhật nguyệt tam thiên toả khắp

Vẹt vô minh hôn ám bao đời

Cầu cho sanh loại muôn nơi

Thọ trì hiếu hạnh rạng ngời nhân luân


Pháp ngữ

Hồi Hướng Vong Linh

Duyên khởi

Vua Bim Bi Sa Ra

Nằm mộng thấy thân nhân

Bị khổ quả đói lạnh

Ðến bạch hỏi Thế Tôn

Ðức Ðiều Ngự bi mẫn

Chỉ dạy cách tạo phước

Hồi hướng các vong linh

Thoát ly mọi khổ ách

Chánh kinh

Các thân nhân quá vãng

Thường đến nhà quyến thuộc

Ðứng ngoài vách tựa cửa

Ngã đường hay cổng thành

Trông chờ hưởng phước thí

Nhưng vì kém phước duyên

Hương linh bị quên lảng

Những ai với tình thương

Muốn thân nhân quá vãng

Hưởng những đồ tế phẩm

Thanh tịnh và thượng vị

Nên phát nguyện bằng lời:

Mong quyến thuộc an vui

với phước lành sung mãn

Những thân nhân quá vãng

Vân tập các đạo tràng

Nhận được phước hồi hướng

Thường thốt lời cảm kích

Mong ân nhân của mình

Ðược trường thọ phúc lạc

Người đã tạo công đức

Chắc chắn được quả lành

Chúng sanh trong cảnh khổ

Hằng mong đợi phước báu

Do thân nhân hồi hướng

Bởi trong những cõi ấy

Không có các sinh kế

Trồng trọt hoặc chăn nuôi

Bán buôn hay trao đổi

Như nước trên gò cao

Chảy xuống vùng đất thấp

Phước lành đã hồi hướng

Có diệu năng cứu khổ

Như trăm sông tuôn chảy

Ðều hướng về đại dương

Nguyện công đức đã tạo

Thấu đến chư hương linh

Khi người nhớ ân trước

Do tình nghĩa thân bằng

Do tương duyên quyến thuộc

Hãy cúng dường trai Tăng

Hồi hướng phước đã tạo

Sự khổ sầu thương cảm

Trước tử biệt sanh ly

Không có lợi ích gì

Cho thân nhân quá vãng

Cách trai Tăng hợp đạo

Gọi Ðắc Khi Na Ða Ná (Dakkhinādāna)

Cúng dường vô phân biệt

Ðến đại chúng Tăng Già

Bậc phạm hạnh giới đức

Bậc vô thượng phước điền

Ðược vô lượng công đức

Là thắng duyên tế độ

Hương linh trong cảnh khổ

Do thiện sự đã làm

Do hồi hướng đã nguyện

Do Tăng lực đã cầu

Xin tựu thành phúc quả.

Đạo từ: Niềm tin có đời sau, có loài hoá sanh, hành vi thiện ác có quả báo


Tụng kinh cầu siêu

1. DHAMMASAṄGINĪ [MĀTIKĀ]

1. Kusalā dhammā
Akusalā dhammā
Abyākatā dhammā

2. Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā
Dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā
Adukkhamasukhāya vedanāya sampayuttā dhammā

3. Vipākā dhammā
Vipākadhammadhammā
Nevavipākanavipākadhammadhammā

4. Upādinnupādāniyā dhammā
Anupādinnupādāniyā dhammā
Anupādinnānupādāniyā dhamma

5. Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā
Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā
Asaṅkiliṭṭhāsaṅkilesikā dhammā

6. Savitakkasavicārā dhammā
Avitakkavicāramattā dhammā
Avitakkāvicārā dhamma

7. Pītisahagatā dhammā
Sukhasahagatā dhammā
Upekkhāsahagatā dhammā

8. Dassanena pahātabbā dhammā
Bhāvanāya pahātabbā dhammā
Nevadassanena na bhāvanāya pahātabbā dhamma

9. Dassanena pahātabbahetukā dhammā
Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā
Nevadassanena na bhāvanāya
Pahātabbahetukā dhamma

10. Ācayagāmino dhammā
Apacayagāmino dhammā
Nevācayagāmino nāppacayagāmino dhamma

11. Sekkhā dhammā
Asekkhā dhammā
Nevasekkhānāsekkhā dhammā

12. Parittā dhammā
Mahaggatā dhammā
Appamāṇā dhammā

13. Parittārammaṇā dhammā
Mahaggatārammaṇādhammā
Appamāṇārammaṇā dhammā

14. Hīnā dhammā
Majjhimā dhammā
Paṇītā dhammā

15. Micchattaniyatā dhammā
Sammattaniyatā dhammā
Aniyatā dhammā

16. Maggārammaṇā dhammā
Maggahetukā dhammā
Maggādhipatino dhammā

17. Uppannā dhammā
Anuppannā dhammā
Uppādino dhammā

18. Atītā dhammā
Anāgatā dhammā
Paccuppannā dhammā

19. Atītā-rammaṇā dhammā
Anāgatā-rammaṇā dhammā
Paccuppannā-rammaṇā dhammā

20. Ajjhattā dhammā
Bahiddhā dhammā
Ajjhattabahiddhā dhamma

21. Ajjhattā-rammaṇā dhammā
Bahiddhā-rammaṇā dhammā
Ajjhattabahiddhā-rammaṇā dhamma

22. Sanidassanasappaṭighā dhammā
Anidassanasappaṭighā dhammā
Anidassanāppaṭighā dhammā

Bāvīsatītikamātikā dhammasaṅgaṇīpakaraṇaṃ nāma samattaṃ.

2. VIBHAṄGA [ATTHAKATHĀ]

Tadanantaraṃ vibhaṅgappakaraṇaṃ nām'etaṃ

Khandhavibhaṅgo

Āyatanavibhaṅgo

Dhātuvibhaṅgo

Saccavibhaṅgo

Indriyavibhaṅgo

Paccayākāravibhaṅgo

Satipaṭṭhānavibhaṅgo

Sammappadhānavibhaṅgo

Iddhipādavibhaṅgo

Bojjhaṅgavibhaṅgo

Maggavibhaṅgo

Jhānavibhaṅgo

Appamaññāvibhaṅgo

Sikkhāpadavibhaṅgo

Paṭisambhidāvibhaṅgo

Ñāṇavibhaṅgo

Khuddakavatthuvibhaṅgo.

Dhammahadayavibhaṅgo'ti

Aṭṭhārasavidhena vibhattaṃ. Vibhaṅgappakaranaṃ nāma samattaṃ.

3. DHĀTUKATHĀ [ATTHAKATHĀ]

Tadanantaraṃ dhātukathāpakaraṇaṃ nām’ etaṃ.

Saṅgaho asaṅgaho saṅgahitena asaṅgahitaṃ asaṅgahitena saṅgahitaṃ saṅgahitena saṅgahitaṃ asaṅgahitena asaṅgahitaṃ sampayogo vippayogo sampayuttena vippayuttaṃ vippayuttena vippayuttaṃ saṅgahitena sampayuttaṃ vippayuttaṃ sampayuttena saṅgahitaṃ asaṅgahitaṃ asaṅgahitena sampayuttaṃ vippayuttaṃ vippayuttena saṅgahitaṃ asaṅgahitan’ ti.

Cuddasavidhena vibhattaṃ dhātukathāpakaranaṃ nāma samattaṃ.

4. PUGGALAPAÑÑATTI [ATTHAKATHĀ]

Tadanantaraṃ puggalappaññattippakaranaṃ nām'esā.

Khandhappaññatti

Āyatanappaññatti

Dhātuppaññatti

Saccappaññatti

Indriyappaññatti

Puggalappaññattī'ti

Chavidhena vibhattaṃ. Puggalappaññattippakaranaṃ nāma samattaṃ

5. KATHĀVATTHU (ATTHAKATHĀ)

Tadanantaraṃ kathāvatthuppakaraṇaṃ nām'etaṃ.

Sakavādipañcasuttasatāni

Parivādipañcasuttasatānī’ ti

Suttasahassaṃ

Samodhānetvāna vibhattaṃ kathāvatthuppakaraṇaṃ nāma samattaṃ.

6. YAMAKA (ATTHAKATHĀ)

Tadanantaraṃ yamakappakaranaṃ nām'etaṃ.

Mūlayamakaṃ

Khandhayamakaṃ

Āyatanayamakaṃ

Dhātuyamakaṃ

Saccayamakaṃ

Saṅkhārayamakaṃ

Anusayayamakaṃ

Cittayamakaṃ

Dhammayamakaṃ

Indriyayamakan’ ti

7. PAṬṬHĀNA [ATTHAKATHĀ]

Tadanantaraṃ mahāpaṭṭhānappakaraṇaṃ nām'etaṃ.

Hetuppaccayo

Ārammaṇappaccayo

Adhipatippaccayo

Anantarappaccayo

Samanantarappaccayo

Sahajātappaccayo

Aññamaññappaccayo

Nissayappaccayo

Upanissayappaccayo

Purejātappaccayo

Pacchājātappaccayo

Āsevanappaccayo

Kammappaccayo

Vipākappaccayo

Āhārappaccayo

Indriyappaccayo

Jhānappaccayo

Maggappaccayo

Sampayuttappaccayo

Vippayuttappaccayo

Atthippaccayo

Natthippaccayo

Vigatappaccayo

Avigatappaccayo'ti

Paccayavasena tā catuvīsatividhena vibhattaṃ.

Mahāpaṭṭhānappakaraṇaṃ nāma samattaṃ.


Pháp ngữ: Tâm Bi Mẫn và Người Con Phật

Hãy mở rộng tình thương

Hy sinh như từ mẫu

Suốt đời lo che chở

Ðứa con một của mình

Hãy phát tâm vô lượng

Ðến tất cả sanh linh

Từ bi gieo cùng khắp

Cả thế gian khổ hải

Trên dưới và quanh mình

Không hẹp hòi oan trái

Không hờn giận căm thù

Đạo từ: Cảm nhận đau khổ để thoát khổ

Tụng kinh Đáo Bỉ Ngạn

Kinh Ðáo Bỉ Ngạn

Itipi so bhagavā dānaparāmī sampanno
Itipi so bhagavā dānaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā dānaparamatthapāramī sampanno

Ðường tu bố thí đứng đầu
Vị tha là tánh vô cầu là tâm
Không vì thương ghét sơ thân
Bàn tay ban bố nào phân biệt gì
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyển thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā sīlapāramī sampanno
Itipi so bhagavā sīlaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā sīlaparamatthapāramī sampanno

Thiện nhân giới hạnh nghiêm trì
Nói làm suy nghĩ luôn khi giữ gìn
Nuôi ý lực dưỡng tâm lành
Cắt dây kiết phược phá thành mê si
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā nekkhammapāramī sampanno
Itipi so bhagavā nekkhammaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā nekkhammaparamatthapāramī sampanno

Xuất gia vốn hạnh ly trần
Quyết ra nhà lửa bỏ thân luân hồi
Lợi danh quyến thuộc xa rời
Ðộc cư thanh tịnh sống đời xả ly
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā paññāpāramī sampanno
Itipi so bhagavā paññāupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā paññāparamatthapāramī sampanno

Ðèn tâm trí tuệ sáng ngời
Bởi vô lượng kiếp vun bồi huệ căn
Phân minh thiện ác giả chân
Ðiều hay chuộng học bạn lành tương tri
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā viriyapāramī sampanno
Itipi so bhagavā viriyaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā viriyaparamatthapāramī sampanno

Chính do nghị lực tinh cần
Vượt qua bể ái chứng thân đại hùng
Kiên trì giữa cuộc lao lung
Càng nhiều chướng nghịch thêm công tu trì
Hy sinh ngoại vật, tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā khantīpāramī sampanno
Itipi so bhagavā khantīupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā khantīparamatthapāramī sampanno

Ðức tu nhẫn nại vạn năng
Nuốt điều cay đắng nuôi phần tinh anh
Chông gai khéo tạo tâm thành
Xưa nay nguyện lớn hành trình gian nguy
Hy sinh ngoại vật tứ chi

Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā saccapāramī sampanno.
Itipi so bhagavā saccaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā saccaparamatthapāramī sampanno

Thiện hiền chân thật không ngoa
Quí gìn lẽ thật như là bảo châu
Chân tâm ấy đạo nhiệm mầu
Nói làm nhất quán cho dù hiểm nguy
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā adhiṭṭhānapāramī sampanno
Itipi so bhagavā adhiṭṭhānaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā adhiṭṭhānaparamatthapāramī sampanno.

Bởi do chí nguyện dẫn đường
Biết nơi cứu cánh mà nương lối về
Bờ kia là đạo bồ đề
Tự lòng đã quyết bến mê phải lìa
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā mettāpāramī sampanno
Itipi so bhagavā mettāupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā mettāparamatthapāramī sampanno

Hạnh lành từ ái bao la
Chúng sanh bốn loại chan hòa tình thương
Lòng như cam lộ suối nguồn
Rải ban phúc lạc lệ tuôn quản gì
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā upekkhāpāramī sampanno
Itipi so bhagavā upekkhāupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā upekkhāparamatthapāramī sampanno

An nhiên hành xả giữa đời
Khen chê đặng thất khổ vui thường tình
Ðiều tâm giữ ý quân bình
Trong cơn bão loạn biết gìn chánh tri
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyễn thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ

Itipi so bhagavā dasapāramī sampanno
Itipi so bhagavā dasaupapāramī sampanno
Itipi so bhagavā dasaparamatthapāramī sampanno

Từ trong bể khổ cuộc đời
Ðại hùng lập nguyện cứu người cứu thân
Ba la mật hạnh vẹn toàn
Dám quên mạng sống quyết tâm thực hành
Nhờ ân Thiện Thệ Cha Lành
Muôn loài vượt thoát tử sanh luân hồi.

Hồi hướng – hoàn mãn

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet