Pāli đơn giản _ Bài 1. Động từ thì hiện tại _ Tiến hành cách _ Giáo trình Phạn ngữ Pāli _ 22.3.2021

Thứ hai, 22/03/2021, 15:06 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Phạn ngữ Pāli

Bài học ngày 22.3.2021

Pāli đơn giản

1. Mẫu tự (Akkhara)

Tiếng pāli 41 mẫu tự: 8 nguyên âm (sara) và 33 phụ âm (byañjana).

8 nguyên âm là: a, ā, i, ī, u, ū, e, o

33 phụ âm là:

k kh g gh ṅ

c ch j jh ñ

ṭ ṭh ḍ ḍh ṇ

t th d dh n

p ph b bh m

y r l v s h ḷ ṃ

Phân loại mẫu tự

Nguyên âm phân ra hai nhóm: trường âm (dīgha) và đoãn âm (rassa).

Trường âm là: ā, ī, ū, e, o

Đoãn âm là: a, i, u

Trường âm là phát âm dài, thanh ngang

Đoản âm là phát âm ngắn, thanh sắc hoặc thanh chùn.

Phụ âm pāli phân ra 6 nhóm: bọn k (kavagga), bọn c (cavagga), bọn (ṭavagga), bọn t (tavagga), bọn p (pavagga) và nhóm ngoại bọn (avagga).

Bọn kk kh g gh ṅ

Bọn c c ch j jh ñ

Bọn ṭ ṭh ḍ ḍh ṇ

Bọn t là t th d dh n

Bọn p là p ph b bh m

Bọn k được phát âm từ cổ họng (kaṇthaja), riêng chữ ṅ được phát âm theo cổ họng và mũi (kaṇṭhanāsikaja).

Bọn c phát âm từ vòm họng (tāluja), riêng chữ ñ được phát âm theo vòm họng và mũi (tālunāsikaja).

Bọn phát âm từ đầu lưỡi (muddhaja), riêng chữ ṇ được phát âm theo đầu lưỡi và mũi.

Bọn t phát âm từ răng (dantaja), riêng chữ n được phát âm theo răng và mũi (dantanāsikaja).

Bọn p phát âm từ môi (oṭṭhaja), riêng chữ m được phát âm theo môi và mũi (oṭṭhanāsikaja).

Các chữ nhóm ngoại bọn, y phát âm theo vòm họng (tāluja); r và ḷ phát âm theo đầu lưỡi (muddhaja); l và s phát âm theo răng (dantaja); v phát âm theo răng môi (dantoṭṭhaja); h đứng đầu một từ thì phát âm theo cổ họng (kaṇṭhaja), đứng sau một phụ âm khác thì phát âm theo ngực (uraja); phát âm theo mũi (nāsikaja).

2. Các tự loại pāli

Tiếng pāli4 tự loại (sadda):

1. Danh tự loại (nāmasadda) gồm danh từ, tính từ và đại từ.

2. Động tự loại (ākhyātasadda) tiếng thuật từ.

3. Bất biến tự loại (nipātasadda) gồm liên từ, giới từ, trạng từ và thán từ.

4. Tiền hậu tố (upasagga) gồm tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ.

3. Thể thức danh tự loại

Trong pāli, danh từ, tính từ, đại từ được phân loại có 3 tính (liṅga): Nam tính (pulliṅga), nữ tính (itthiliṅga) và trung tính (napuṃsakaliṅga). Các danh từ chỉ người thú giống đực gọi là danh từ nam tính; Các danh từ ám chỉ người thú giống cái gọi là danh từ nữ tính; các danh từ chỉ đồ vật, sự vật, sự kiện không thuộc đực cái gọi là danh từ trung tính. Tuy nhiên, đây là xếp loại theo sinh tính (jātiliṅga), vẫn có trường hợp xếp loại không theo tính chất mà theo giả định _ Thí dụ: geha (ngôi nhà) định đặt là danh từ nam tính, devatā (vị trời) định đặt là danh từ nữ tính… gọi đó là xếp loại theo định tính (sammatiliṅga).

Trong pāli, danh tự loại có biến thể theo tám ngữ cách (vibhatti): chủ cách (pathamavibhatti), đối cách (dutiyavibhatti), sở dụng cách (tatiyavibhatti), chỉ định cách (catutthavibhatti), xuất xứ cách (pañcamavibhatti), sở thuộc cách (chaṭṭhavibhatti), định sở cách (sattamavibhatti) và hô cách (ālapana).

Có hai ngữ số (vacana) là số ít (ekavacana) và số nhiều (bahuvacana).

4. Thể thức động tự loại

Trong pāli, động từ chia theo 3 thì (kāla): thì hiện tại (paccuppannakāla), thì quá khứ (atītakāla), thì vị lai (anāgatakāla).

Thì hiện tại có một cách là tiến hành cách (vattamānā). Thì quá khứ có ba cách là hiện khứ cách (ajjattanī), quá khứ cách (hīyattanī), bất định khứ cách (pārokkhā). Thì vị lai có cách là tương lai cách (bhāvissanti) và điều kiện cách (kālātipatti). Còn 2 cách nữa là mệnh lệnh cách (pañcamī) và khả năng cách (sattamī) ngoài ba thì nên gọi là vô định thì (anuttakāla). Như vậy có tất cả là tám cách của động từ.

Động từ pāli có ba ngôi (purisa): Ngôi sơ (paṭhamapurisa) tương đương ngôi thứ ba trong tiếng Anh, ngôi trung (majjhimapurisa) tương đương ngôi thứ hai trong tiếng Anh, ngôi thượng (uttamapurisa) tương đương ngôi thứ nhất trong tiếng Anh. Khi nói từ vựng động từ pāli luôn luôn nêu ra động từ ngôi thứ ba làm chuẩn, vì vậy gọi là ngôi sơ và đặt vị trí hàng đầu.

Có hai số (vacana) của động từ: số ít (ekavacana) và số nhiều (bahuvacana). Ngôi ba số ít như so (nó), số nhiều te (chúng nó); Ngôi hai số ít như tvaṃ (anh), số nhiều tumhe (các anh); Ngôi nhất số ít như ahaṃ (tôi), số nhiều mayaṃ (chúng tôi).

***

Bài 1. Động từ thì hiện tại

Tiến hành cách

Hình thức vĩ ngữ ba ngôi, hai số:

                 số ít       số nhiều

Ngôi III    _ti         _nti

Ngôi II      _si         _tha

Ngôi I        _mi       _ma

Căn √dhāv (chạy). Động từ cơ bản: dhāva

(so) dhāvati (nó) chạy – (te) dhāvanti (chúng nó) chạy

(tvaṃ) dhāvasi (anh) chạy – (tumhe) dhāvatha (các anh) chạy

(ahaṃ) dhāvāmi (tôi) chạy – (mayaṃ) dhāvāma (chúng tôi) chạy

Chú thích:

1. “a” tận cùng của động từ cơ bản sẽ thành trường âm khi đứng trước vĩ ngữ.

Ngôi I. Như: Dhāva + mi = Dhāvāmi; Dhāva + ma = Dhāvāma.

2. Thì hiện tại _tiến hành cách (vattamānā) là diễn tả một hành động ngay lúc nầy, đang diễn ra hoặc sự kiện xảy ra bình thường.

3. _ti, _nti, _si, _tha, _mi, _ma là vĩ ngữ của động từ thì hiện tại -tiến hành cách- ở ba ngôi. Khi muốn đổi sang thì khác, cách khác, ngôi khác thì bỏ vĩ ngữ nầy, giữ lại động từ cơ bản và ghép với vĩ ngữ khác.

Thí dụ: dhāvati (nó chạy), bỏ ti - ghép nti thành dhāvanti (chúng nó chạy)…

Bài tập 1.

A. Hãy tìm động từ cơ bản của các động từ sau:

Vasati = ở, sinh sống

Gacchati = đi đến

Āgacchati = đi lại

Apagacchati = đi khỏi

Tiṭṭhati = đứng

Uttiṭṭhati = đứng lên

Sayati = nằm ngủ

Uṭṭhahati = thức dậy

Nisīdati = ngồi

B. Hãy dịch sang tiếng việt:

1. Uttiṭṭhāmi

2. Vasasi

3. Tiṭṭhanti

4. Gacchāma

5. Sayatha

6. Apagacchāmi

7. Nisīdatha

8. Āgacchanti

9. Vasati

10.Sayanti

C. Hãy dịch sang pāli:

1. Tôi đứng

2. Chúng tôi đứng lên

3. Họ đang ngủ

4. Các anh ngồi

5. Chúng tôi sinh sống

6. Chúng nó đi lại

7. Họ đi khỏi

8. Anh đang chạy

9. Anh ấy đến

10.Tôi thức dậy

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn
Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh
Làm lành lánh dữ lợi quần sanh.

Imehi dīpadhūpādisakkārehi Buddhaṃ Dhammaṃ Saṅghaṃ abhipūjayāmi mātāpitādīnaṃ guṇavantānañca mayhañca dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Trước Tam Bảo uy linh tối thượng
Ðèn trầm hương tâm nguyện chí thành
Cầu cho pháp giới chúng sanh
Khắp cùng ba cõi muôn phần phước duyên
Mãi tấn hóa trên đường thiện nghiệp
Mãi vun bồi hạnh phúc vô dư
Liên hoa nở khắp biển từ
Trần sa vô nhiễm huyễn hư đoạn lìa

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Tuệ Siêu

-ooOoo-

Ý kiến bạn đọc