Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ  _ THANH TỊNH TĂNG ĐÚNG NGHĨA _ Kinh Jantu (Jantusuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ THANH TỊNH TĂNG ĐÚNG NGHĨA _ Kinh Jantu (Jantusuttaṃ)

Thứ tư, 17/11/2021, 19:38 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 17.11.2021


THANH TỊNH TĂNG ĐÚNG NGHĨA

Kinh Jantu (Jantusuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM CÁC NGOẠI ĐẠO) (S.i, 61)

Định chế Tăng già cho Đức Phật thiết lập để tạo điều kiện cho những ai muốn có đời sống tu tập tốt đẹp được tinh tiến. Khi cộng đồng Tăng chúng mở rộng cho nhiều người có cơ hội được vào tu thì có nhiều phức tạp. Cốt lõi của vấn đề là lối sống chứ không phải số lượng hay hình thức. Bài kinh nầy nói về một vị thiên thấy có những tỳ kheo sống ở Tuyết Sơn với sự buông lung, đánh mất phẩm chất cao quý của đời sống xuất gia theo lời Phật dạy. Vị thiên nầy tìm cách cảnh tỉnh với lời lẽ khẳng khái nhưng vẫn giữ sự tôn kính với đại tăng.


Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Evaṃ me sutaṃ –

Như vầy tôi nghe.

ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū, kosalesu viharanti himavantapasse araññakuṭikāya uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā muṭṭhassatino asampajānā asamāhitā vibbhantacittā pākatindriyā.

Một thời một số đông Tỷ-kheo trú ở Kosala (Câu-tát-la), trên sườn núi Himavanta (Tuyết sơn), tại một cốc nhỏ trong rừng. Họ tự cao, tự mãn, dao động, lắm mồm lắm miệng, ăn nói huyên thuyên, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tư tán loạn, các căn không chế ngự.

Atha kho jantu devaputto tadahuposathe pannarase yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū gāthāhi ajjhabhāsi –

Rồi Thiên tử Jantu, vào đêm Bố-tát, ngày rằm, đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói lên bài kệ với các Tỷ-kheo ấy:

‘‘Sukhajīvino pure āsuṃ,

bhikkhū gotamasāvakā;

Anicchā piṇḍamesanā,

anicchā sayanāsanaṃ;

Loke aniccataṃ ñatvā,

dukkhassantaṃ akaṃsu te.

Các Tỷ-kheo thuở xưa,

Sống thật chơn an lạc,

Họ thật là đệ tử,

Bậc Ðại Giác Cù-đàm.

Không ham tìm món ăn,

Không ham tìm chỗ trú,

Biết đời là vô thường,

Họ chấm dứt khổ đau.

Đệ tử Đức Cồ Đàm,

Thuở trước sống tịnh lạc,

Khất thực lòng vô tham,

Trú xứ tâm vô cầu,

Hiểu vô thường cuộc đời,

Các ngài thoát khổ đau.

‘‘Dupposaṃ katvā attānaṃ,

gāme gāmaṇikā viya;

Bhutvā bhutvā nipajjanti,

parāgāresu mucchitā.

Nay tự làm ác hạnh,

Như thôn trưởng trong làng.

Họ ăn, ăn ngả gục,

Thèm khát vật nhà người.

Giờ có vị bất hảo,

Như thôn trưởng trong làng,

Ăn, cứ ăn rồi nằm,

Quên mình ở nhà người.

‘‘Saṅghassa añjaliṃ katvā,

idhekacce vadāmahaṃ;

Apaviddhā anāthā te,

yathā petā tatheva te.

Con vái chào chúng Tăng,

Ðảnh lễ một vài vị,

Kẻ khác, sống vất vưởng,

Không chỉ đạo, hướng dẫn.

Họ giống như thân thể

Kẻ chết bị quăng bỏ.

Chấp tay đảnh lễ Tăng ,

Con chỉ nói vài vị,

Buông thả, không thúc liễm,

Như xác chết quăng bỏ.

‘‘Ye kho pamattā viharanti,

te me sandhāya bhāsitaṃ;

Ye appamattā viharanti,

namo tesaṃ karomaha’’nti.

Những ai sống phóng dật,

Vì họ con nói lên,

Những ai không phóng dật,

Chân thành, con đảnh lễ.

Con chỉ đề cập đến,

Những vị sống chểnh mảng,

Với những vị tinh cần,

Con thành tâm đảnh lễ.


Sukhajīvino pure āsuṁ Trước kia sống an lạc
bhikkhū gotamasāvakā Chư tỳ kheo của Đức Gotama
Anicchā piṇḍamesanā Khất thực mà không có ham muốn
anicchā sayanāsanaṁ Sử dụng am thất mà không có ham muốn
Loke aniccataṁ ñatvā Hiểu biết sự vô thường của cuộc đời
dukkhassantaṁ akaṁsu te Họ chấm dứt khổ đau
Dupposaṁ katvā attānaṁ (bây giờ) có những vị không tốt đẹp
gāme gāmaṇikā viya Giống như thôn trưởng trong làng
Bhutvā bhutvā nipajjanti ăn và ăn, rồi nằm
parāgāresu mucchitā Quên mình ở nhà người
Saṅghassa añjaliṁ katvā Xin chấp tay đảnh lễ Tăng chúng
idhekacce vadāmahaṁ Con kính lễ vài vị
Apaviddhā anāthā te Họ nương tựa, không hộ trì
yathā petā tatheva te Giống như xác chết bị quăng bỏ
Ye kho pamattā viharanti Những vị sống buông thả
te me sandhāya bhāsitaṁ Con nói những vị ấy
Ye appamattā viharanti Những vị sống tinh cần
namo tesaṁ karomahan”ti Con đảnh lễ những vị ấy

Theo Sớ giải đời sống bất hảo (dupposa) của một tỳ kheo được nhận biết với những điểm sau: Dao động (uddhatā): sống theo cảm tính không ý thức cái gì nên làm hay không nên làm theo luật nghi. Cao mạn (unnalạ̄): đề cao cá nhân giống như những cây sậy vươn cao nhưng rỗng tuếch. Nặng hình tướng (capalā): trau chuốt bề ngoài. Lắm mồm (Mukharā): Nói nhiều mà không nói chuyện đáng nói. Thất niệm (muttḥassatino): sống quên mình, không ý thức cái gì đang nói hay đang làm. Không tỉnh thức (asampajānā): vụng về, không sáng suốt trong hành động. Không định tỉnh (asamāhitā): Sống thiếu tu tập nội tâm như con thuyền không lái giữa biển khơi. Tâm buông lung (vibbhantacittā): như những con nai ngu ngốc lang thang ngoài đường tự biến thành con mồi cho thợ săn. Các căn không phòng hộ (pākatindriyā) không có sự tự chế, tự chủ khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm giống như người thế tục.

Theo Sớ giải thì thiên tử Jantu nghĩ rằng cách tốt nhất để cảnh tỉnh những tỳ kheo giải đãi là nói giữa Tăng chúng thay vì trực tiếp với cá nhân nên lựa dịp lễ bố tát có chư tăng tụ hội.

Cũng theo Sớ giải thì xác chết quăng bỏ trong bãi tha ma bị cấu xé, đục khoét bởi những loài chim hay côn trùng không có sự bảo vệ được thí dụ cho những tỳ kheo sống buông thả không nghe theo huấn thị của thầy tổ.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

5. Jantusuttaṃ [Mūla]

106. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū, kosalesu viharanti himavantapasse araññakuṭikāya uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā muṭṭhassatino asampajānā asamāhitā vibbhantacittā pākatindriyā.

Atha kho jantu devaputto tadahuposathe pannarase yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Sukhajīvino pure āsuṃ, bhikkhū gotamasāvakā;

Anicchā piṇḍamesanā [piṇḍamesānā (?)], anicchā sayanāsanaṃ;

Loke aniccataṃ ñatvā, dukkhassantaṃ akaṃsu te.

‘‘Dupposaṃ katvā attānaṃ, gāme gāmaṇikā viya;

Bhutvā bhutvā nipajjanti, parāgāresu mucchitā.

‘‘Saṅghassa añjaliṃ katvā, idhekacce vadāmahaṃ [vandāmahaṃ (ka.)];

Apaviddhā anāthā te, yathā petā tatheva te [tatheva ca (sī.)].

‘‘Ye kho pamattā viharanti, te me sandhāya bhāsitaṃ;

Ye appamattā viharanti, namo tesaṃ karomaha’’nti.

5. Jantusuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

106. Pañcame kosalesu viharantīti bhagavato santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā tattha gantvā viharanti. Uddhatāti akappiye kappiyasaññitāya ca kappiye akappiyasaññitāya ca anavajje sāvajjasaññitāya ca sāvajje anavajjasaññitāya ca uddhaccapakatikā hutvā. Unnaḷāti uggatanaḷā, uṭṭhitatucchamānāti vuttaṃ hoti. Capalāti pattacīvaramaṇḍanādinā cāpallena yuttā. Mukharāti mukhakharā, kharavacanāti vuttaṃ hoti. Vikiṇṇavācāti asaṃyatavacanā, divasampi niratthakavacanapalāpino. Muṭṭhassatinoti naṭṭhassatino sativirahitā, idha kataṃ ettha pamussanti. Asampajānāti nippaññā. Asamāhitāti appanāupacārasamādhirahitā, caṇḍasote baddhanāvāsadisā. Vibbhantacittāti anavaṭṭhitacittā, panthāruḷhabālamigasadisā. Pākatindriyāti saṃvarābhāvena gihikāle viya vivaṭaindriyā.

Jantūti evaṃnāmako devaputto. Tadahuposatheti tasmiṃ ahu uposathe, uposathadivaseti attho. Pannaraseti cātuddasikādipaṭikkhepo. Upasaṅkamīti codanatthāya upagato. So kira cintesi – ‘‘ime bhikkhū satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā nikkhantā, idāni pamattā viharanti, na kho panete pāṭiyekkaṃ nisinnaṭṭhāne codiyamānā kathaṃ gaṇhissanti, samāgamanakāle codissāmī’’ti uposathadivase tesaṃ sannipatitabhāvaṃ ñatvā upasaṅkami. Gāthāhi ajjhabhāsīti sabbesaṃ majjhe ṭhatvā gāthā abhāsi.

Tattha yasmā guṇakathāya saddhiṃ nigguṇassa aguṇo pākaṭo hoti, tasmā guṇaṃ tāva kathento sukhajīvino pure āsuntiādimāha. Tattha sukhajīvino pure āsunti pubbe bhikkhū supposā subharā ahesuṃ, uccanīcakulesu sapadānaṃ caritvā laddhena missakapiṇḍena yāpesunti adhippāyena evamāha. Anicchāti nittaṇhā hutvā.

Evaṃ porāṇakabhikkhūnaṃ vaṇṇaṃ kathetvā idāni tesaṃ avaṇṇaṃ kathento dupposantiādimāha. Tattha gāme gāmaṇikā viyāti yathā gāme gāmakuṭā nānappakārena janaṃ pīḷetvā khīradadhitaṇḍulādīni āharāpetvā bhuñjanti, evaṃ tumhepi anesanāya ṭhitā tumhākaṃ jīvikaṃ kappethāti adhippāyena vadati. Nipajjantīti uddesaparipucchāmanasikārehi anatthikā hutvā sayanamhi hatthapāde vissajjetvā nipajjanti. Parāgāresūti paragehesu, kulasuṇhādīsūti attho. Mucchitāti kilesamucchāya mucchitā.

Ekacceti vattabbayuttakeyeva. Apaviddhāti chaḍḍitakā. Anāthāti apatiṭṭhā. Petāti susāne chaḍḍitā kālaṅkatamanussā. Yathā hi susāne chaḍḍitā nānāsakuṇādīhi khajjanti, ñātakāpi nesaṃ nāthakiccaṃ na karonti, na rakkhanti, na gopayanti, evamevaṃ evarūpāpi ācariyupajjhāyādīnaṃ santikā ovādānusāsaniṃ na labhantīti apaviddhā anāthā, yathā petā, tatheva honti. Pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc