- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG
THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)
Bài 118. Duyên Sinh
Tattha (1) avijjāpaccayā saṃkhārā, (2) saṃkhārapaccayā viññāṇaṃ, (3) viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, (4) nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ, (5) saḷāyatanapaccayā phasso, (6) phassapaccayā vedanā, (7) vedanāpaccayā taṇhā, (8) taṇhāpaccayā upādānaṃ, (9) upādānapaccayā bhavo, (10) bhavapaccayā jāti, (11) jātipaccayā jarāmaraṇa-soka-parideva-dukkha-domass’-upāyāsā sambhavanti. Evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotī ti. Ayam ettha paṭiccasamuppādanayo.
Tóm Lược về Duyên Khởi
Trong đó:
Như vậy, toàn bộ khối khổ đau này sanh khởi.
Ở đây, đây là phương pháp duyên khởi.
Chú Thích
Duyên Khởi (Paṭiccasamuppādanaya)
Duyên khởi về bản chất là một sự giải thích về cấu trúc nhân quả của vòng luân hồi (vaṭṭa), làm sáng tỏ các điều kiện (paccayā) duy trì bánh xe sinh tử (saṃsāra) và khiến nó luân chuyển từ đời sống này sang đời sống khác. Trong các bộ Chú Giải, duyên khởi được định nghĩa là sự sanh khởi của các quả đồng đều, dựa trên sự kết hợp của các điều kiện (paccaya-sāmaggiṃ paṭicca samaṃ phalānaṃ uppādo). Điều này ngụ ý rằng không có một nguyên nhân đơn lẻ nào có thể tạo ra một kết quả, cũng như không có một kết quả nào chỉ xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất. Thay vào đó, luôn có một tập hợp các điều kiện tạo ra một tập hợp các kết quả. Khi trong công thức quen thuộc, một trạng thái được tuyên bố là điều kiện cho một trạng thái khác, điều này nhằm chỉ ra điều kiện chính yếu trong số các điều kiện và liên kết nó với kết quả quan trọng nhất trong số các kết quả (Đây là giải thích theo Visuddhimagga XVII and Sammohavinodanī XVI)
(1) Do vô minh làm duyên, hành sanh khởi
Vô minh (avijjā) là thuộc tánh si (moha), che lấp nhận thức về bản chất thực sự của vạn pháp, giống như cườm mắt (đục thủy tinh thể - cataract) che khuất khả năng nhìn của mắt. Theo phương pháp giải thích của Kinh Tạng, vô minh là sự không hiểu biết về Tứ Thánh Đế. Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), vô minh là sự không hiểu biết về tám điều: bốn Thánh Đế, quá khứ trước khi tái sinh, tương lai sau khi chết, quá khứ cùng tương lai của sự việt và pháp duyên khởi.
Hành (saṃkhārā) là thuộc tánh tư (cetanā) đi trong 29 tâm bất thiện và tâm thiện hiệp thế. Tám tâm đại thiện cùng với năm tâm thiện sắc giới thiện, được gọi chung là “phúc hành” (puññābhisaṃkhāra). Mười hai tâm bất thiện được gọi là “phi phúc hành” (apuññābhisaṃkhāra). Bốn tâm thiện vô sắc thiện được gọi là “bất động hành” (āneñjābhisaṃkhāra).
Khi dòng tâm thức của một chúng sinh bị vô minh chi phối, thì các hành của họ sẽ tạo ra nghiệp có khả năng đưa đến quả báo trong tương lai. Do đó, vô minh được gọi là điều kiện chính yếu của hành. Vô minh chiếm ưu thế trong các hành vi bất thiện và tiềm ẩn trong các hành vi thiện hiêp thế. Vì vậy, cả các hành thiện và bất thiện hiệp thế đều được xem là do vô minh làm duyên mà sanh khởi.
(2) Do hành làm duyên, thức sanh khởi
Các hành — tức 29 thuộc tánh tư thiện và bất thiện — làm duyên cho sự sanh khởi của 32 loại tâm quả. Vào thời điểm tái sinh, một nghiệp đặc biệt mạnh mẽ đã được tích lũy trong dòng tâm thức của chúng sinh tiền kiếp, sẽ tạo ra một trong 19 loại tâm tái sinh trong cảnh giới phù hợp để nghiệp ấy trổ quả. Sau đó, trong suốt quá trình tồn tại, các nghiệp khác đã tích lũy sẽ tạo ra các loại tâm quả khác theo hoàn cảnh.
(3) Do thức làm duyên, danh-sắc sanh khởi
Ở đây, thức (viññāṇa) không chỉ đề cập đến tâm quả mà còn bao gồm cả tâm tạo nghiệp từ các đời sống trước. “Danh” (nāma) là các thuộc tánh trong các tâm quả, trong khi “sắc” (rūpa) là các hiện tượng vật chất do nghiệp tạo ra.
Khi một chúng sinh tái sinh trong một cảnh giới có năm uẩn, vào khoảnh khắc tục sinh (paṭisandhi) ba uẩn tâm còn lại (thọ, tưởng, hành) sanh khởi cùng với một nhóm sắc pháp — trong trường hợp con người, như là sắc mạng quyền, sắc giới tính và sắc ý vật…
Vì thức là yếu tố chính trong số các yếu tố tâm-vật lý này, nên nói rằng thức làm duyên cho danh-sắc.
(4) Do danh-sắc làm duyên, sáu xứ sanh khởi
Ở đây, "danh-sắc" (nāmarūpa) có cùng ý nghĩa như trong bước (3). Sáu xứ (saḷāyatana) bao gồm:
Khi các sắc pháp do nghiệp sanh khởi, chúng làm duyên cho sự hình thành của năm căn cảm giác, vốn cũng là những loại sắc pháp do nghiệp tạo ra. Khi các thuộc tánh(cetasika) liên quan sanh khởi, chúng làm duyên cho sự xuất hiện của tâm quả, ở đây gọi là "ý xứ".
Nói cách khác, tâm quả làm duyên cho danh (nāma) và danh làm duyên cho tâm quả; chúng liên hệ với nhau như duyên hỗ tương (aññamaññapaccaya).
(Ý xứ - manāyatana - có lúc bao gồm tất cả tâm (….) ở đây chỉ bao gồm tâm quả).
(5) Do sáu xứ làm duyên, xúc sanh khởi
Xúc (phassa) ở đây đề cập đến xúc liên quan đến tâm quả. Xúc là sự gặp gỡ (sangati) giữa thức, các thuộc tánh và đối tượng tại một trong sáu căn.
Vì xúc chỉ có thể sanh khởi khi có sáu xứ, nên nói rằng xúc do sáu xứ làm duyên mà sanh.
(6) Do xúc làm duyên, thọ sanh khởi
Mỗi khi có xúc, thọ (vedanā) sanh khởi đồng thời, tùy thuộc vào chính xúc ấy.
Có sáu loại thọ:
Xét về tính chất cảm giác, thọ có thể là:
Tùy theo căn và đối tượng, thọ có thể có những phẩm chất khác nhau.
(7) Do thọ làm duyên, ái sanh khởi
Thọ làm duyên cho sự sanh khởi của ái (taṇhā).
Có sáu loại ái:
Mỗi loại lại chia thành ba loại ái:
Dù ái có nhiều hình thức khác nhau, về bản chất, nó chính là thuộc tánh tham (lobha).
Mặc dù ái được phân biệt theo đối tượng, nhưng nó thực sự phụ thuộc vào thọ phát sinh từ sự tiếp xúc với đối tượng đó:
Như vậy, ba loại thọ làm duyên cho sự sanh khởi của các loại ái khác nhau.
(8) Do ái làm duyên, thủ sanh khởi
Ở đây, thủ (upādāna) bao gồm bốn loại như đã giải thích ở Chương 7, §7:
Mỗi loại thủ này đều do ái làm duyên mà sanh khởi:
(9) Do thủ làm duyên, hữu sanh khởi
Hữu (bhava) có hai loại:
Thủ làm duyên cho hữu theo hai cách:
(10) Do hữu làm duyên, sanh sanh khởi
Ở đây, sanh (jāti) là sự sanh khởi của các tâm quả thế gian, các thuộc tánh đi kèm và sắc pháp do nghiệp sanh, trong một đời sống mới thuộc bất kỳ cảnh giới nào.
Nhân tố quan trọng nhất quyết định một kiếp sống mới là nghiệp thiện và bất thiện trong hiện tại – tức nghiệp hữu (kammabhava).
(11) Do sanh làm duyên, già và chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi
Khi một chúng sinh đã sanh ra, không thể tránh khỏi việc phải trải qua già (jarā), chết (maraṇa) và mọi loại khổ đau khác trong khoảng thời gian từ khi sinh ra đến khi chết, bao gồm:
Tất cả những khổ đau này đều có gốc rễ trong sanh (jāti), vì vậy sanh được xem là điều kiện chính yếu làm duyên cho chúng.
Như vậy, toàn bộ khối khổ đau này sanh khởi
Toàn bộ khối khổ (dukkha) này sanh khởi thông qua chuỗi các nhân duyên liên kết lẫn nhau, được mô tả trong công thức Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda).
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.