Môn học: Phạn ngữ Pāli _ BÀI 15. CHIA ĐỘNG TỪ KHẢ NĂNG CÁCH

Thứ sáu, 24/09/2021, 16:30 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI”

Bài học ngày 24.9.2021


BÀI 15. CHIA ĐỘNG TỪ KHẢ NĂNG CÁCH


1. Chia động từ khả năng cách

Khả năng cách phần lớn dùng để biểu đạt điều có thể ra, lời khuyên, hay ý kiến qua cách nói như nếu, ví như, có thể là…

Khả năng cách tạo thành bằng cách thêm -eyya vào giữa động từ nguyên mẫu và tận cùng chia ngôi, số. (chú ý cách thành lập câu có hai mệnh đề để biểu đạt)

Nguyên mẫu: paca = nấu
Số ít
Ngôi thứ ba (So) paceyya Nếu nó nấu
Ngôi thứ hai (Tvaṃ) paceyyāsi Nếu anh nấu
Ngôi thứ nhất (Ahaṃ) paceyyāmi Nếu tôi nấu
Số nhiều
Ngôi thứ ba (Te) paceyyuṃ Nếu họ nấu
Ngôi thứ hai (Tumhe) paceyyātha Nếu các anh nấu
Ngôi thứ nhất (Mayaṃ) paceyyāma Nếu chúng tôi nấu

Nên để ý tận cùng chia ngôi, số của ngôi thứ nhất và thứ hai giống như thì hiện tại đơn giản.

2. Học những tiểu từ sau đây rất hữu ích để đặt câu:

sace / yadi nếu
ca 
pi cũng
na không
viya giống như, tương tự

Một vài câu kiểu mẫu:

Số ít

1. Sace so bhattaṃ paceyya, ahaṃ bhuñjeyyāmi.

Nếu nó nấu cơm tôi sẽ ăn

2. Sace tvaṃ iccheyyāsi, ahaṃ coraṃ puccheyyāmi.

Nếu bạn muốn tôi sẽ hỏi tên trộm

3. Yadi ahaṃ nagare vihareyyāmi, so pi nagaraṃ āgaccheyya.

Nếu tôi cư trú ở thành phố ông ấy cũng sẽ đến thành phố

Số nhiều:

1. Sace te bhattaṃ paceyyuṃ, mayaṃ bhuñjeyyāma.

Nếu họ nấu cơm chúng tôi sẽ ăn

2. Sace tumhe iccheyyātha, mayaṃ core puccheyyāma.

Nếu các anh muốn chúng tôi sẽ hỏi những tên trộm

3. Yadi mayaṃ nagare vihareyyāma, te pi nagaraṃ āgaccheyyuṃ.

Nếu chúng tôi cư trú ở thành phố họ cũng sẽ đến thành phố

PĀLI VUI ĐỂ HỌC

MỘT GỐC MÀ NHIỀU NHÁNH NHIỀU NGỌN

Nền Phật học Việt Nam có một liên hệ sâu xa với Phật học Trung Hoa. Chính vì điểm nầy có rất nhiều thuật ngữ Phật học tiếng Việt được dùng xuyên qua cách dịch và phiên âm của những học giả Trung quốc. Điểm nầy có rất nhiều tiện lợi vì ngôn ngữ của chúng ta vốn được phong phú nhờ vào kho tàng Hán Việt. Thế nhưng cũng không ít những rắc rối vì sự dịch thuật không đồng nhất trong hệ Hán ngữ.

Đôi khi cùng một nhân vật mà có nhiều cách phiên âm khác nhau thí dụ vua Bimbisāra có chỗ âm là vua Tần bà sa la, trong khi cũng có cách âm khác là vua Bình Sa Vương.

Kinh đô xứ Kosala theo tiếng Pāli là Savatthi thì âm là Xá Vệ còn theo tiếng Sanksrit là Srāvastī thì âm là Thất La Phiệt.

Đôi lúc không có sự nhất quán trong âm và dịch nên xảy ra chuyện “đầu gà đít vịt” như Sāriputta nếu âm thì là Xá Lợi Phất, nếu vừa âm vừa dịch là Xá Lợi Tử, còn nếu dịch luôn thì là Thu Tử.

Cũng có trường hợp âm theo Việt khác với âm theo Trung Hoa. Đạo Phật đến Giao Châu trước khi đến Trung Quốc nên ban đầu chữ Buddha được người Giao chỉ âm là Bụt; sau nầy chịu ảnh hưởng Trung Quốc nên đọc âm Hán Việt là Phật. Trên văn tự kinh điển chỉ dùng chữ Phật. Chữ Bụt chỉ còn trong… chuyện cổ tích.

Nhiều khi gọi theo thói quen nên dịch một đàng mà âm một nẻo thí dụ Phật giáo Nam Tông Việt Nam thường gọi tôn giả Aṇgulimāla là Ngài Vô Não. Người Trung Hoa thì âm là Ương Ma Quật nghĩa là Người đeo tràng hoa bằng ngón tay. Vô não hay Ahiṃsa là tên thật do cha mẹ đặt vì mong con mình lớn lên vô hại đối với cuộc đời (…)

Đôi khi có trường hợp một người rất nổi tiếng trong kinh điển nhưng vì lý do gì đó không được nói nhiều trong Phật học Việt Nam trước kia nên mặc dù có Phạm âm của danh tánh nhưng rất ít người biết đến như đệ nhất nữ cư sĩ Tỳ Xá Khư. Chư tăng Nam Tông sau nầy thường xài nguyên tên Pāli là Visākha cho …tiện việc sổ sách.

Cũng có trường hợp oái oăm là một tôn giả có từ thời Đức Phật nhưng chuyện kể sau nầy trở thành một chú tiểu Trung Hoa có tên là Bàn Đặc. Kỳ thật đó là Ngài Panthaka – nói đầy đủ là Cūlapanthaka.

Nói ít thì thú vị mà nói nhiều quá thì mất vui.

PĀLI TRONG NGHI THỨC NHẬT HÀNH

TỔNG TRÌ PHẬT LỰC
Sabbe buddhā balappattā
paccekānañca yaṃ balaṃ
arahantānañca tejena
rakkhaṃ bandhāmi sabbaso
Chư Toàn Giác đại lực,
Chư Ðộc Giác đại lực,
Thinh Văn Giác đại lực,
Nguyện tổng trì uy đức,
Cầu phúc lành phát sanh.

BÀI TẬP 15

Dịch sang tiếng Việt

1. Sace tvaṃ dhammaṃ suṇeyyāsi, addhā (certainly) tvaṃ Buddhassa sāvako bhaveyyāsi.

2. Yadi te gītāni gāyituṃ uggaṇheyyuṃ, ahaṃ pi uggaṇheyyāmi.

3. Sace tvaṃ bījāni pahiṇeyyāsi, kassako tāni (them) khette vapeyya.

4. Sace tumhe padumāni ocineyyātha, kumārā tāni Buddhassa pūjeyyuṃ.

5. Sace tvaṃ mūlaṃ gaṇheyyāsi, ahaṃ dussaṃ ādadeyyāmi.

6. Yadi mayaṃ bhūpālena saha manteyyāma amaccā na āgaccheyyuṃ.

Dịch sang tiếng Pāli

1. Nếu bạn bao che sự ác quấy của con cái thì họ sẽ trở thành những kẻ đầy trộm đuôi cướp.

2. Nếu các con muốn trở thành những hiền nhân thì hãy tránh ác hạnh.

3. Nến chúng ta nhìn thế giới bên ngoài sẽ thấy những sự vật; nếu chúng ta nhìn vào nội tâm sẽ thấy những thiện và ác.

4. Nếu anh bắt đầu hát thì các con sẽ nhảy múa

5. Nếu chúng ta chết từ cõi nhân loại thì chúng ta sẽ không sợ thế giới nhân gian

6. Nếu chư thiên sanh trong cõi người học sẽ làm các phước sự.

SỬA BÀI TẬP 14

Dịch sang tiếng Việt

4. Tumhe vihāraṃ upasaṅkamantā magge pupphāni vikkiṇante manusse passissatha

5. Udakaṃ otaritvā vatthāni dhovanto kassako nahāyitvā gehaṃ āgamissati

6. Gāme viharanto tvaṃ nagaraṃ gantvā rathaṃ ānessasi

Dịch sang tiếng Pāli

4. Sau khi nghe pháp bạn sẽ hoan hỷ với Đức Như Lai.

5. Họ, những người đang đi để lượm trái cây trong rừng, sẽ muốn uống nước.

6. Những nông dân đến gần thành phố, sẽ thấy những chiếc xe đang chạy trên đường.

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc