Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI” - BÀI 27. BIẾN CÁCH DANH TỪ NAM TÁNH VĨ NGỮ U VÀ Ū

Thứ sáu, 28/01/2022, 19:11 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI”

Bài học ngày 28.1.2022


BÀI 27. BIẾN CÁCH DANH TỪ NAM TÁNH VĨ NGỮ U VÀ Ū

1. Biến cách danh từ nam tánh vĩ ngữ U

Garu = Thầy giáo

Số ít  Số nhiều
Chủ cách garu garū, garavo
Đối cách garuṃ garū, garavo
Sở dụng cách garunā garūhi (garūbhi)
Xuất xứ cách garunā garūhi (garūbhi)
Chỉ định cách garuno, garussa garūnaṃ
Sở thuộc cách garuno, garussa garūnaṃ
Định sở cách garumhi, garusmiṃ garūsu
Hô cách garu garū, garavo

2. Vài danh từ nam tánh vĩ ngữ U

bhikkhu – tỳ kheo
bandhu – thân quyến
taru – cây
bahu – cánh tay
sindhu – biển
pharasu – búa bửa củi, rìu
pasu – thú vật
ākhu – chuột
ucchu – cây mía
veḷu – cây tre
kaṭacchu – cái muỗng
sattu – kẻ thù
setu – cây cầu
ketu – biểu ngữ, cờ xí
susu – trẻ nhỏ, loài thú còn nhỏ

3. Biến cách danh từ nam tánh vĩ ngữ Ū

Vidūtrí giả, người hiểu biết

Số ít  Số nhiều
Chủ cách vidū vidū, viduno
Hô cách vidū vidū, viduno
Đối cách viduṃ vidū, viduno

Những biến cách khác tương tự như danh từ nam tánh vĩ ngữ U

Số ít  Số nhiều
Sở dụng cách vidunā vidūhi (vidūbhi)
Xuất xứ cách vidunā vidūhi (vidūbhi)
Chỉ định cách viduno, vidussa vidūnaṃ
Sở thuộc cách viduno, vidussa vidūnaṃ
Định sở cách vidumhi, vidusmiṃ vidūsu

4. Vài danh từ nam tánh vĩ ngữ Ū

pabhū – đại nhân, người quyền cao chức trọng, lãnh chúa
sabbaññū – đấng toàn tri, đấng toàn giác
viññū – bậc thông thái, bậc minh triết
vadaññū – người giàu lòng từ thiện, mạnh thường quân
atthaññū – người nhân từ, người giàu lòng thương người
mattaññū – người biết tiết độ, tiết chế

PĀLI VUI ĐỂ HỌC

KHÓ QUÁ TRỜI

Chúng ta thường nói “khó quá trời” hay “khó bằng trời” mà quả thật nói về “trời” trên cả ba phương diện ý nghĩa chính xác, vũ trụ quan, và thuật ngữ thì đều không đơn giản. Ở đây chỉ nói riêng về mặt ngôn ngữ. Cụ thể hơn là từ ngữ Pāli khi nói về “trời”. Trước khi nói về từ vựng nầy trong Phạm ngữ cần đi một loanh quanh một chút.

Trong tiếng Anh, God có nghĩa là thượng đế. Phải viết hoa. Nếu không viết hoa thì phải viết số nhiều “gods” chỉ cho thiên thần. Tất nhiên gods tuy nhiều nhưng nhỏ hơn God số ít. (Tạm thời không nói về Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần)

Trong tiếng Việt thì chữ Trời viết đơn lẽ là khái niệm thiêng liêng như “Trời Phật phù hộ”. Nhẹ thể hơn thì thêm chữ “ông” như “mấy ông trời nầy coi bộ khó chịu”. nếu bực bội thì xài từ ghép “làm trời” như “mới lên chức một chút đã làm trời làm đất”

Trong Phạm ngữ thì cách dùng cũng phức tạp. Deva là một chữ dùng chung cho chúng sanh sanh ra do phước. Nếu muốn chỉ rõ phải dùng devatā. Dù là danh từ nữ tánh nhưng lại chỉ chung cho chư thiên dục giới, phạm thiên ... (devatā ti devaputto pi Brahmā pi devadhītā pi vuccati). Trong một số ngữ cảnh thì deva hay devatā được hiểu là chư thiên dục giới tương phản với brahma hay phạm thiên. Trong cách dịch quen thuộc của kinh điển Việt ngữ thì “phạm thiên” chỉ cho những vị trời ở cõi sắc giới và vô sắc giới còn “chư thiên” chỉ cho các vị trời dục giới. Trong trường hợp nầy “chư thiên” được hiểu khác với cụm từ “các vị trời” (…). Nhiều lúc người ta cũng dùng chữ “chư thiên” chỉ cho “một vị thiên”.

Chưa hết rắc rối.

Trong kinh điển còn có chữ devaputta dịch thoải mái là “thiên tử” nhưng là loài hoá sanh thì được hiểu là vị thiên trẻ tuổi.

Chữ bhūta có nhiều nơi chỉ cho loài hoá sanh có uy lực đôi khi cũng dịch là “sinh linh hay phi nhân” kỳ thật là các loài hoá sanh có năng lực.

Chữ yakkha được phiên âm là dạ xoa được hiểu trong văn hoá Trung hoa và Việt nam là loài quỹ dữ mà xấu (…). Trong tiếng Phạn thì yakkha chỉ cho loài phi nhân có uy lực kể cả Thiên chủ Đế Thích.

Chữ rukkhadevatā chỉ cho thọ thần. Không có khái niệm tương đương về chữ “thần” trong Pāli. Nếu devatā dịch là vị trời thì có những vị trời sanh ra và sống .. trên mặt đất chứ không ở trên trời.

Thật là khó nói quá trời.


PĀLI NGHI THỨC NHẬT HÀNH

Kinh Sám Nguyện

Kāyena vācā cittena, pamādena mayā kataṁ
Accayaṁ khama me bhante, bhūripañña tathāgata

Kāyena vācā cittena, pamādena mayā kataṁ
Accayaṁ khama me dhamma, sanditthika akālika.

Kāyena vācā cittena, pamādena mayā kataṁ
Accayaṁ khama me saṅgha, puññakkhettaṁ anuttara.


Bài tập 27

A. Dịch tiếng Pāli sang tiếng Việt

1. Bhikkhavo Tathāgatassa sāvakā honti.

2. Bandhavo ammaṃ passituṃ nagaramhā gāmaṃ āgamiṃsu.

3. Coro āraññe taravo chindituṃ pharasuṃ ādāya gacchi / agami.

4. Sīhā ca dīpayo ca aṭaviyaṃ vasante pasavo māretvā khādanti.

5. Sappurisā viññuno bhavanti.

6. Bhūpati mantīhi saddhiṃ sindhuṃ taritvā sattavo paharitvā jinituṃ ussahi.

B. Dịch Tiếng Việt sang tiếng Pāli

1. Băng ngang cây cầu kẻ thù tiến vào hòn đảo

2. Bạn không nên cắt cây tre với cái búa đẽo. Bạn có thể dùng cưa.

3. Những viên quan của nhà vua treo cờ xí trên cây cầu và trên cây

4. Những con thú cho con ăn bằng những con chuột

5. Những người trí trở thành những người lãnh đạo

6. Vị tu sĩ là quyến thuộc của nhà vua người cai trị hòn đảo


Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc