- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 7.5.2021
KHÔNG TỘI LỖI NHƯNG NGĂN NGẠI
Kinh Ngủ Gục, Biếng Nhác (Niddātandīsuttaṃ)
CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM VƯỜN HOAN HỶ (S.i,7)
Đối với người bình thường, sự ham ăn mê ngủ chỉ là một thói quen không được đẹp của lối sống. Đối với người tu tập đó là một trở ngại lớn như được liệt kê trong năm pháp cái. Hôn trầm, thuỵ miên là phiền não rất khó để áp đảo đối với người tu thiền. Trong bài kinh nầy đề cập đến một trong những nguyên nhân khiến phát sanh hôn trầm là ăn quá độ. Và Đức Phật cũng nhấn mạnh sự vận dụng của tinh tấn là cách đối trị.
''Niddā tandī vijambhitā
Ngủ gục, nhác, ngáp dài,
aratī bhattasammado.
Không vui, ăn quá độ,
Etena nappakāsati,
Ở đây, đối chúng sanh,
ariyamaggo idha pāṇinanti..
Thánh đạo không hiển lộ.
Bản hiệu đính:
Buồn ngủ, lười, ngáp dài,
Ăn quá độ uể oải.
Giữa chúng sanh như vậy,
Không hiển lộ thánh đạo.
(Thế Tôn)
''Niddaṃ tandiṃ vijambhitaṃ,
Ngủ gục, nhác, ngáp dài,
aratiṃ bhattasammadaṃ.
Không vui, ăn quá độ,
Vīriyena naṃ paṇāmetvā
Với tinh tấn, đoạn chúng,
ariyamaggo visujjhatīti..
Thánh đạo được thanh tịnh.
Bản hiệu đính:
Buồn ngủ, lười, ngáp dài,
Ăn quá độ uể oải.
Đoạn chúng với tinh cần,
Đường tu được tịnh hoá.
Niddā: buồn ngủ
Tandī: lười
Vijambhitā: ngáp dài
Aratī: không hân hoan (dịch thoát là uể oải)
Bhattasammadaṃ: ăn quá độ
Vīriya: tinh cần
Ariyamaggo: thánh đạo, con đường tu tập dẫn tới giác ngộ
Không có sự khác biệt lớn về ý nghĩa giữa lời nói của vị thiên và Đức Phật. Điểm nên lưu ý là vị thiên chỉ nói về hôn trầm thuỵ miên như một ngăn ngại của thánh đạo giải thoát. Đức Phật nhấn mạnh tinh cần là pháp đối trị của buồn ngủ dã dượi, nhờ vậy, niệm và định được tăng trưởng. Đó là sự tịnh hoá con đường tu tập.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
6. Niddātandīsuttaṃ [Mūla]
16. ''Niddā tandī vijambhitā [tandi vijambhikā (sī. pī.)], aratī bhattasammado.
Etena nappakāsati, ariyamaggo idha pāṇinanti..
''Niddaṃ tandiṃ vijambhitaṃ, aratiṃ bhattasammadaṃ.
Vīriyena [viriyena (sī. syā. kaṃ. pī.)] naṃ paṇāmetvā, ariyamaggo visujjhatīti..
6. Niddātandīsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
16. Chaṭṭhe niddāti, ‘‘abhijānāmahaṃ, aggivessana, gimhānaṃ pacchime māse niddaṃ okkamitā’’ti (ma. ni. 1.387) evarūpāya abyākataniddāya pubbabhāgāparabhāgesu sekhaputhujjanānaṃ sasaṅkhārikaakusale citte uppannaṃ thinamiddhaṃ. Tandīti aticchātātisītādikālesu uppannaṃ āgantukaṃ ālasiyaṃ. Vuttampi cetaṃ – ‘‘tattha katamā tandī? Yā tandī tandiyanā tandimanatā ālasyaṃ ālasyāyanā ālasyāyitattaṃ, ayaṃ vuccati tandī’’ti (vibha. 857). Vijambhitāti kāyavijambhanā. Aratīti akusalapakkhā ukkaṇṭhitatā. Bhattasammadoti bhattamucchā bhattakilamatho. Vitthāro pana tesaṃ – ‘‘tattha katamā vijambhitā? Yā kāyassa jambhanā vijambhanā’’tiādinā nayena abhidhamme āgatova. Etenāti etena niddādinā upakkilesena upakkiliṭṭho nivāritapātubhāvo. Nappakāsatīti na jotati, na pātubhavatīti attho. Ariyamaggoti lokuttaramaggo. Idhāti imasmiṃ loke. Pāṇinanti sattānaṃ. Vīriyenāti maggasahajātavīriyena. Naṃ paṇāmetvāti etaṃ kilesajātaṃ nīharitvā. Ariyamaggoti lokiyalokuttaramaggo. Iti maggeneva upakkilese nīharitvā maggassa visuddhi vuttāti.
Niddātandīsuttavaṇṇanā niṭṭhitā.