- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phạn ngữ “HỌC PĀLI TRONG 32 BÀI”
Bài học ngày 13.8.2021
BÀI 9. BẤT BIẾN QUÁ KHỨ PHÂN TỪ
VĂN PHẠM
- Trong một số ngôn ngữ sự phân định danh động từ (như gerund trong tiếng Anh) là biến thể của động tử thành tỉnh từ hay chia thời gian của động từ. Thí dụ như câu: “người chết hiện về” nói rõ hơn là “người đã chết hiện về” thì “đã chết” là danh động từ. Điểm nầy vẫn có trong tiếng Việt nhưng ít khi được lưu ý. Danh động từ có nhiều dạng như: hiện tại phân từ (thí dụ: đèn chiếu về người đàn ông đang hát), quá khứ phân từ (thí dụ: những người đã ghi danh được miễn xếp hàng).
- Bài học nầy nói về bất biến quá khứ phân từ của Pāli. Là quá khứ phân từ không biến đổi nữa nên gọi là bất biến quá khứ phân từ. Khi dịch sang tiếng Việt có lẽ cách đơn giản nhất là thêm chữ “sau khi” trước động từ. Thí dụ: Sau khi bước vào trong, vị ấy đãnh lễ Phật.
- Bất biến quá khứ phân từ trong Pāli được hình thành bằng cách thêm vĩ ngữ - tvā hay đôi khi + i + tvā.
pac + i + tvā = pacitvā = sau khi nấu |
khād + i + tvā = khāditvā = sau khi ăn |
gam + tvā = gantvā = sau khi đi |
han + tvā = hantvā = sau khi giết |
- Pāli là ngôn ngữ rất chú trọng ngữ căn. Ngữ căn là nguyên thể của động từ trước khi được thêm vào những tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ … để tạo nên nhiều ý nghĩa liên hệ.
(Bản Anh ngữ của giáo trình có giải thích thêm về ngữ căn và nguyên động từ nhưng phần nầy sẽ được đề cập sau để bới rắc rối cho người học)
* Nên chú ý một số hình thức của bất biến quá khứ phân từ sau đây:
bhuñjati | – bhuñjitvā, bhutvā |
āgacchati | – āgantvā, āgamma |
hanati | – hanitvā, hantvā |
dadāti | – daditvā, datvā |
nahāyati | – nahāyitvā, nahātvā |
tiṭṭhati | – ṭhatvā |
nikkhamati | – nikkhamitvā, nikkhamma |
pajahati | – pajahitvā, pahāya |
passati | – passitvā; disvā |
uṭṭhahati | – uṭṭhahitvā, uṭṭhāya |
Vài thí dụ:
1. Kassako khettamhā āgantvā bhattaṃ bhuñjati.
Người nông phu, sau khi đến thửa ruộng, ăn cơm.
2. Vānarā rukkhaṃ āruyha phalāni khādanti.
Sau khi trèo lên cây, những con khỉ ăn trái.
3. Dārako bhattaṃ yācitvā rodati.
Sau khi hỏi xin cơm, những đứa trẻ khóc.
4. Samaṇo Buddhaṃ passitvā vandati.
Sau khi trông thấy Đức Phật, những sa môn đảnh lễ (Ngài)
PĀLI VUI ĐỂ HỌC
- Người Phật tử Việt thường học Phật qua “năm ngăn, bảy lớp” hơn là học trực tiếp. Ngay trong ngôn ngữ Ấn Độ cũng một từ vựng mà đôi khi cách dùng của Đức Phật khác hơn thường thức. Thí dụ: chữ tapa người Ấn dùng để chỉ cho hình thức khổ hạnh hơ mình trên lửa. Đức Phật dùng tapa chỉ cho thiền định thiêu đốt ác pháp. Khi dịch sang chữ Hán có khi phiên âm, có khi dịch nghĩa. Rồi khi chuyển sang Việt ngữ đôi khi có những chuyện dở khóc dở cười như trong Hán Việt Từ Điển của Bửu Kế có định nghĩa chữ “tam muội” là ngôn ngữ nhà Phật chỉ cho ba thứ ngu muội là tham, sân, si.
- Có những chữ rất phổ thông nhưng vì đồng âm dị nghĩa nên cũng thường nhầm lẫn như chữ “giới”.
* Giới nếu là chữ dịch của sīla có nghĩa là giới luật hay điều ngăn như ngũ giới.
* Giới nếu là chữ dịch của dhātu có nghĩa là nguyên tố như thập bát giới.
* Giới nếu là chữ dịch của avacara cảnh giới như tam giới.
* Giới nếu là chữ dịch của sīma có nghĩa là ranh phận như kiết giới.
PĀLI VÀ NGHI THỨC NHẬT HÀNH
Idaṃ vo ñātīnaṃ hotu
Sukhitā hontu ñātayo
Mong quyến thuộc an vui,
Do phước lành hồi hướng.
SỬA BÀI TẬP 8
Dịch sang tiếng Việt
6. Rukkhamhā paṇṇāni patanti.
7. Vāṇijā gāmamhā khīraṃ nagaraṃ haranti.
8. Bhūpālo kumārena saddhiṃ uyyāne carati.
9. Kassako khettamhi kuddālena āvāṭe khaṇati.
10. Mātulo puttassa bhaṇḍāni dadāti.
Dịch sang tiếng Pāli
6. Những đệ tử Phật vân tập tại tòng lâm với những nam cư sĩ.
7. Kẻ trộm trè xuống từ trên cây trong rừng
8. Kẻ hung dữ chọi những con khỉ với những hòn đá.
9. Con ngựa của vị y sĩ ăn cỏ dọc đường với con bò
10. Chó rừng sống trong rừng; chó nhà sống trong nhà.
BÀI TẬP 9
Dịch sang tiếng Việt:
1. Upāsako vihāraṃ gantvā samaṇānaṃ dānaṃ dadāti.
2. Sāvako āsanamhi nisīditvā pāde dhovati.
3. Dārakā pupphāni saṃharitvā mātulassa datvā hasanti.
4. Yācakā uyyānamhā āgamma kassakasmā odanaṃ yācanti.
5. Luddako hatthena sare ādāya araññaṃ pavisati.
6. Kumārā kukkurena saddhiṃ kīḷitvā samuddaṃ gantvā nahāyanti.
7. Vāṇijo pāsāṇasmiṃ ṭhatvā kuddālena sappaṃ paharati.
8. Sappuriso yācakassa putte pakkositvā vatthāni dadāti.
9. Dārako āvāṭamhi patitvā rodati.
10.Bhūpālo pāsādamhā nikkhamitvā amaccena saddhiṃ bhāsati.
Dịch sang tiếng Pāli:
1. Sau khi rời nhà, người nông phu đi vào ruộng.
2. Sau khi thuyết pháp, Đức Phật đi vào tịnh xá.
3. Nhà vua sau khi phát tâm tịnh tín với Đức Phật, đã từ bỏ cung điện và đi đến tu viện.
4. Sau khi trèo xuống từ cái thang những đứa bé cười vang.
5. Sau khi chọi con rắn với hòn đá, đứa bé chạy vào trong nhà.
6. Sau khi đi vào rừng, người đàn ông trèo lên cây và ăn những trái cây.
7. Sau khi giặt quần áo trong nước, người thợ giặt mang quần áo về nhà.
8. Sau khi giết con dê, con sư tử ngồi trên tảng đá ăn (thịt)
9. Khi vị y sĩ rời thành phố sau khi đã thấy hàng hoá của người thương buôn.
10. Sau khi đã đột nhập vào nhà kẻ trộm chạy vào rừng.
Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng