- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo trình Phạn ngữ “HỌC PÀLI TRONG 32 BÀI”
Bài học ngày 12.7.2021
BÀI 2. ĐỐI CÁCH DANH TỪ NAM TÁNH VĨ NGỮ A
Danh từ nam tánh vĩ ngữ A
Dhamma = pháp, giáo pháp
Bhatta = bữa ăn, thức ăn
Odana = cơm
Gāma = làng
Suriya = mặt trời
Canda = mặt trăng
kukkura / sunakha / soṇa = con chó
vihāra = tịnh xá, tu viện
patta = bình bát, tô
āvāṭa = cái hố, cái hầm
pabbata = núi
yācaka = người ăn mày
sigāla = giả can, chó rừng
rukkha = cây
Động từ:
Harati = mang đi, lấy đi
Āharati = đem đến
Āruhati = trèo lên, leo lên
Oruhati = đi xuống, leo xuống
Yācati = xin
khaṇati = đào, bới
vijjhati = bắn
paharati = đánh đập
rakkhati = bảo vệ
vandati = đảnh lễ
Đối cách
Đối cách chỉ cho túc từ trực tiếp của động từ trong một câu.
Trong trường hợp danh từ nam tánh vĩ ngữ A số ít thêm vào Ṃ, số nhiều thêm vào E
Số ít / Số nhiều
nara + ṃ = naraṃ / nara + e = nare
mātula + ṃ = mātulaṃ / mātula + e = mātule
kassaka + ṃ = kassakaṃ / kassaka + e = kassake
Vài câu kiểu mẫu:
Số ít
Putto naraṃ passati = con trai nhìn thấy người đàn ông.
Brāhmaṇo mātulaṃ rakkhati = ông Bà-la-môn bảo vệ người cậu.
Vāṇijā kassakaṃ paharati-đứa = người thương buôn đánh bác nông dân.
Số nhiều
Puttā nare passanti = những đứa con trai nhìn thấy những người đàn ông.
Brāhmaṇā mātule rakkhanti = những vị Bà-la-môn bảo vệ những người cậu.
Vāṇijā kassake paharati = những người thương buôn đánh những người nông dân
Dịch sang tiếng Việt:
1. Tathāgato dhammaṃ bhāsati.
2. Brāhmaṇā odanaṃ bhuñjanti.
3. Manusso suriyaṃ passati.
4. Kumārā sigāle paharanti.
5. Yācakā bhattaṃ yācanti.
6. Kassakā āvāṭe khaṇanti.
7. Mitto gāmaṃ āgacchati.
8. Bhūpālo manusse rakkhati.
9. Puttā pabbataṃ gacchanti.
10. Kumāro Buddhaṃ vandati.
11. Vāṇijā patte āharati.
12. Puriso vihāraṃ gacchati.
13. Kukkurā pabbataṃ dhāvanti.
14. Sigālā gāmaṃ āgacchanti.
15. Brāhmaṇā sahāyake āharanti.
16. Bhūpālā sugataṃ vandanti.
17. Yācakā sayanti.
18. Mittā sunakhe haranti.
19. Putto candaṃ passati.
20. Kassako gāmaṃ dhāvati.
21. Vāṇijā rukkhe chindanti.
22. Naro sigālaṃ vijjhati.
23. Kumāro odanaṃ bhuñjati.
24. Yācako soṇaṃ paharati.
25. Sahāyakā pabbate āruhanti.
Dịch sang tiếng Pāli:
1. Những người đàn ông đi đến tịnh xá.
2. Những nguời nông dân leo lên núi.
3. Người Bà-la-môn ăn cơm.
4. Đức Phật nhìn thấy những bé trai.
5. Những người chú lấy đi những cái bát.
6. Người con trai bảo vệ con chó.
7. Đức vua đảnh lễ Đức Phật.
8. Người thương gia dẫn đứa con trai.
9. Những người bạn kính lễ người Bà-la-môn.
10. Những người ăn mày xin cơm.
11. Những người thương gia bắn các con giả can.
12. Những đứa con trai leo lên núi.
13. Người nông dân chạy đến ngôi làng.
14. Người thương gia nấu cơm.
15. Những người con trai kính lễ người chú.
16. Những vị vua bảo vệ những người đàn ông.
17. Đức Phật đi đến tịnh xá.
18. Những người đàn ông đi xuống.
19. Những người nông dân đào những cái hố.
20. Người thương buôn chạy.
21. Con chó nhìn thấy mặt trăng.
22. Những đứa con trai trèo lên các cây.
23. Vị Bà-la-môn mang bình bát.
24. Người hành khất ngủ.
25. Vị vua nhìn thấy Đức Phật.
PĀLI VUI ĐỂ HỌC
Nhiều người sợ ma. Ma được hiểu là những oan hồn vất vưởng. Có mặc định trong văn chương là ma thấp hơn quỷ; không so được với yêu tinh. Chữ MA trong tiếng Việt và tiếng Trung Hoa bắt nguồn từ Phạm ngữ MĀRA nhưng trong kinh điển Pāli thì có những sai biệt trong ý nghĩa.
Māra là những thế lực chi phối, gây hại, tạo bất hạnh cho chúng sanh.
Có năm thứ MA là phiền não ma, ngũ uẩn ma, hạnh nghiệp ma, thiên ma, tử thần ma. Với ngũ ma được đề cập thì khái niệm về ma rộng lớn hơn cái hiểu bình thường.
Điều trớ trêu là đối với con người thì khi nghĩ tới ma điều đáng sợ lại không sợ và điều không đáng sợ lại sợ.
Những phi nhơn mà con người thường sơ như sợ ma thì rất ít khả năng gây hại ngoài chuyện “nhát ma” còn ác ma thật sự hay thiên ma chỉ nhắm vào những bậc thật tu, thật chúng còn người bình thường thì “không phải là đối thủ” thậm chí còn là tuỳ tùng của ác ma (…)
PĀLI VÀ NGHI THỨC NHẬT HÀNH
NƯƠNG TỰA TAM BẢO
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Buddhaṃ = Đức Phật
Dhammaṃ = Giáo Pháp
Saṅghaṃ = Thánh chúng
saraṇaṃ = nương tựa
gacchāmi = con đi đến
saraṇaṃ gacchāmi cụm từ nầy trong Pāli có nghĩa là “con đi đến nương tựa” chứ không mang nghĩa “con quay về nương tựa” như chữ “quy y” trong chữ Hán. (Tam tự quy trong hệ Hán ngữ liên hệ đến ý nghĩa quay về nương tựa Phật Pháp Tăng ở chính mình. Khái niệm nầy không có trong tam tạng Pāli)
Dutiyampi = lần thứ nhì
Tatiyampi = lần thứ ba
Văn tụng
Ðệ tử nương tựa Phật, Đấng Thiên Nhơn Ðiều Ngự, bi trí vẹn toàn
Ðệ tử nương tựa Pháp, đạo chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc
Ðệ tử nương tựa Tăng, bậc hoằng trì Chánh Pháp, vô thượng phước điền
Lần thứ hai đệ tử nương tựa Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo
Lần thứ ba đệ tử nương Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo
Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng