TỪ ĐÂU ĐẾN, SẼ ĐI VỀ ĐÂU? _ Kinh Sanh Nhân (Paṭhama_Dutiya_Tatiya_Janasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM GIÀ (S.i,36) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 11.8.2021

TỪ ĐÂU ĐẾN, SẼ ĐI VỀ ĐÂU? _ Kinh Sanh Nhân (Paṭhama_Dutiya_Tatiya_Janasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM GIÀ (S.i,36) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 11.8.2021

Thứ tư, 11/08/2021, 15:06 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 11.8.2021


TỪ ĐÂU ĐẾN, SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Kinh Sanh Nhân

(Paṭhama_Dutiya_Tatiya_Janasuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM GIÀ) (S.i,36)

Câu hỏi “con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu” là đề tài muôn thuở của loài người. Từ đó tạo nên tôn giáo, nhân sinh quan, và tư tưởng chủ đạo để hành động. Trên phương diện tín ngưỡng người ta tin nhân loại là tạo vật của Thượng đế và sẽ đi theo số mệnh do Thượng đế định đoạt. Trên phương diện xã hội, thì người ta thấy là con người do cha mẹ sinh ra (có thể nhìn theo cả hai phương diện (duy linh và duy vật) và sẽ đi theo sự may mắn, giáo dục, tài năng và dừng lại ở cái chết. Rất khó để lãnh hội giáo lý duyên khởi với vô minh và ái là tác nhân tạo nên luân hồi sanh tử. Chính dục ái, sắc ái, vô sắc ái khiến chúng sanh trầm luân trong ba cõi. Trong bài kinh nầy vị thiên hỏi những câu rất ý vị. Cái gì là khiến chúng sanh dong ruỗi?. Đức Phật trả lời đó là “tâm”. Cái gì đi vào cuộc lữ?. Câu trả lời đơn giản chính là chúng sanh với năm thủ uẩn. Cái gì là nỗi sợ lớn nhất của chúng sanh?. Trả lời: là sự khổ. Chúng sanh sợ khổ nhưng tự tạo nên đau khổ. Hễ còn khổ tức là chưa giải thoát. Câu Phật ngôn nầy cũng mang ý nghĩa sấm sét. Câu hỏi sau cùng cũng không kém phần quan trọng: cái gì quyết định số phận của chúng sanh?. Chính là “nghiệp” (không phải là một đấng quyền năng ban phước tha tội).

V. SANH NHÂN (1)

''Kiṃsu janeti purisaṃ, kiṃsu tassa vidhāvati.

Kiṃsu saṃsāramāpādi, kiṃsu tassa mahabbhayanti..

''Taṇhā janeti purisaṃ, cittamassa vidhāvati.

Satto saṃsāramāpādi, dukkhamassa mahabbhayanti..

-- Cái gì sanh thành người?

Cái gì luôn dong ruỗi?

Cái gì chịu luân hồi?

Cái gì người sợ hãi?

-- Ái dục sanh thành người,

Chính tâm luôn dong ruỗi,

Chúng sanh chịu luân hồi,

Ðau khổ, người sợ hãi.

Bản hiệu đính:

Cái gì tạo kiếp người?

Cái gì khiến dong ruỗi?

Cái gì vào sanh tử?

Cái sợ nhất là gì?

Ái tạo kiếp phù sinh,

Tâm khiến đời dong ruỗi,

Chúng sanh chịu luân hồi,

Khổ là điều sợ nhất.


VI. SANH NHÂN (2)

''Kiṃsu janeti purisaṃ, kiṃsu tassa vidhāvati.

Kiṃsu saṃsāramāpādi, kismā na parimuccatīti..

''Taṇhā janeti purisaṃ, cittamassa vidhāvati.

Satto saṃsāramāpādi, dukkhā na parimuccatīti..

-- Cái gì sanh thành người?

Cái gì luôn dong ruỗi?

Cái gì chịu luân hồi?

Vì đâu, không giải thoát?

-- Ái dục sanh thành người,

Chính tâm luôn dong ruỗi,

Chúng sanh chịu luân hồi,

Vì khổ, không giải thoát.

Bản hiệu đính:

Cái gì tạo kiếp người?

Cái gì khiến dong ruỗi?

Cái gì vào sanh tử?

Do đâu không giải thoát?

Ái tạo kiếp phù sinh,

Tâm khiến đời dong ruỗi,

Chúng sanh chịu luân hồi,

Còn khổ, chưa giải thoát.


VII. SANH NHÂN (3)

''Kiṃsu janeti purisaṃ, kiṃsu tassa vidhāvati.

Kiṃsu saṃsāramāpādi, kiṃsu tassa parāyananti..

''Taṇhā janeti purisaṃ, cittamassa vidhāvati.

Satto saṃsāramāpādi, kammaṃ tassa parāyananti..

-- Cái gì sanh thành người?

Cái gì luôn dong ruỗi?

Cái gì chịu luân hồi?

Cái gì người nương tựa?

-- Ái dục sanh thành người,

Chính tâm luôn dong ruỗi,

Chúng sanh chịu luân hồi,

Chính nghiệp, người nương tựa.

Bản hiệu đính:

Cái gì tạo kiếp người?

Cái gì khiến dong ruỗi?

Cái gì vào sanh tử?

Cái chi định số phần?

Ái tạo kiếp phù sinh,

Tâm khiến đời dong ruỗi,

Chúng sanh chịu luân hồi,

Chính nghiệp định số phần.


Taṇhā = ái

janeti = sản sinh

purisaṃ = người, ở đây chỉ cho chúng sanh

citta = tâm

vidhāvati = dong ruỗi, lang thang, đi chỗ nầy chỗ kia

Satta = chúng sanh, loài hữu tình

saṃsāramāpādi = (saṃsāra + āpādi) nhập cuộc luân hồi, đi vào cuộc lữ tử sinh

dukkha = đau khổ

mahabbhaya = nỗi sợ lớn nhất

dukkhā = đau khổ

parimuccati = giải thoát, khai phóng, tự do

kamma = nghiệp

parāyana = cái cuối cùng, số phận, số mệnh

Những câu hỏi của vị thiên là cách hỏi theo thường thức. Người học Phật sẽ nhận ra câu trả lời của Đức Phật về cái gì tạo ra sự hiện hữu, động lực tạo nên sự đẩy đưa của cuộc sống, đau khổ, nghiệp quả, giải thoát đều là những trọng điểm của giáo lý duyên khởi (thập nhị nhân duyên).

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

5. Paṭhamajanasuttaṃ [Mūla]

55. ''Kiṃsu janeti purisaṃ, kiṃsu tassa vidhāvati.

Kiṃsu saṃsāramāpādi, kiṃsu tassa mahabbhayanti..

''Taṇhā janeti purisaṃ, cittamassa vidhāvati.

Satto saṃsāramāpādi, dukkhamassa mahabbhayanti..

6. Dutiyajanasuttaṃ [Mūla]

56. ''Kiṃsu janeti purisaṃ, kiṃsu tassa vidhāvati.

Kiṃsu saṃsāramāpādi, kismā na parimuccatīti..

''Taṇhā janeti purisaṃ, cittamassa vidhāvati.

Satto saṃsāramāpādi, dukkhā na parimuccatīti..

7. Tatiyajanasuttaṃ [Mūla]

57. ''Kiṃsu janeti purisaṃ, kiṃsu tassa vidhāvati.

Kiṃsu saṃsāramāpādi, kiṃsu tassa parāyananti..

''Taṇhā janeti purisaṃ, cittamassa vidhāvati.

Satto saṃsāramāpādi, kammaṃ tassa parāyananti..

5 -7. Paṭhamajanasuttādivaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

55. Pañcame vidhāvatīti parasamuddādigamanavasena ito cito ca vidhāvati. Pañcamaṃ.

56. Chaṭṭhe dukkhāti vaṭṭadukkhato. Chaṭṭhaṃ.

57. Sattame parāyaṇanti nipphatti avassayo. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc