TƠ VÒ AI KHÉO GỠ? _ Kinh Triền Phược (Jaṭāsuttaṃ)  _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 22.5.2021

TƠ VÒ AI KHÉO GỠ? _ Kinh Triền Phược (Jaṭāsuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 22.5.2021

Thứ bảy, 22/05/2021, 17:48 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 22.5.2021

TƠ VÒ AI KHÉO GỠ?

Kinh Triền Phược (Jaṭāsuttaṃ)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM KIẾM

Có thực sống, thực tu mới thấy được muôn vàn rối rắm của cả hai thế giới nội tại và ngoại tại. Ngay cả khi nhận ra được sự phức tạp của vấn đề không có nghĩa đã tìm ra giải pháp. Trong bài kinh nầy, một vị thiên đã ý thức sự hỗn tạp muôn ngàn đầu mối của giòng sanh tử nên đã nói lên câu hỏi trước Phật. Từ lời dạy của Bậc Đại Giác cho thấy con đường tam học, bát chánh là sự hành trì có phương pháp, có thứ lớp để vượt thoát giòng hiện hữu trùng trùng ma chướng ngoài lẫn trong.

Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

(Vị Thiên)

''Anto jaṭā bahi jaṭā,

jaṭāya jaṭitā pajā.

Taṃ taṃ gotama pucchāmi,

ko imaṃ vijaṭaye jaṭanti..

Nội triền và ngoại triền,

Chúng sanh bị triền phược,

Con hỏi Gotama,

Ai thoát khỏi triền này?

Bản hiệu đính

Rối trong và rối ngoài,

Bị rối trong cái rối,

Con hỏi Gotama,

Ai gỡ được rối nầy?

(Thế Tôn):

''Sīle patiṭṭhāya naro sapañño, cittaṃ paññañca bhāvayaṃ.

Ātāpī nipako bhikkhu, so imaṃ vijaṭaye jaṭaṃ..

''Yesaṃ rāgo ca doso ca, avijjā ca virājitā.

Khīṇāsavā arahanto, tesaṃ vijaṭitā jaṭā..

''Yattha nāmañca rūpañca, asesaṃ uparujjhati.

Paṭighaṃ rūpasaññā ca, etthesā chijjate [vijaṭe (ka.)] jaṭāti..

Người trú giới có trí,

Tu tập tâm và tuệ,

Nhiệt tâm và thận trọng,

Tỷ-kheo ấy thoát triền.

Với ai, đã từ bỏ

Tham, sân và vô minh,

Bậc Lậu tận, Ứng cúng,

Vị ấy thoát triền phược.

Chỗ nào danh và sắc,

Ðược đoạn tận, vô dư,

Ðoạn chướng ngại, sắc tưởng,

Chỗ ấy triền phược đoạn.

Bản hiệu đính

Người trí vững trú giới,

Tu tập tâm và tuệ,

Với nhiệt tâm, thận trọng,

Tỳ kheo thoát mê đồ,

Ngưòi loại bỏ tham, sân,

Vô minh cũng chẳng còn,

Bậc ứng cúng lậu tận,

Vị ấy thoát mê đồ,

Chỗ nào danh và sắc,

Tịch nhiên không dư sót,

Không ngại tưởng, sắc tưởng,

Mọi rối rắm không còn.

jaṭā: gút mắc, triền phược, rối rắm

sīle patiṭṭhāya: an lập trên giới

uparujjhati: ngừng nghỉ, tịch lặng

paṭighaṃ: va chạm, ngại (tưởng)

rūpasaññā: sắc tưởng

Chữ jaṭā chỉ cho sự rối ren như chỉ rối. Ở đây trong cách dịch thoát cũng hiểu như mê đồ. Càng tháo gỡ càng rối thêm.

Theo sớ giải thì Đức Phật trả lời vị thiên với ba câu kệ.

Kệ ngôn thứ nhất nói về sự vượt thoát của bậc hữu học với sự tu tập định và tuệ sau khi đã khéo an trú trong giới.

Kệ ngôn thứ hai nói về sự vượt thoát của bậc thánh vô học với sự đoạn tận tham, sân, vô minh.

Kệ ngôn thứ ba nói về sự vượt thoát hữu vi pháp với chấm dứt lệ thuộc vào cả hai hiện tượng giới là danh và sắc. Paṭigha theo Sớ giải là cách nói ngắn của paṭighasaññā - ngại tưởng - chỉ cho sự lệ thuộc của tâm đối với năm cảnh dục (dục giới) trong lúc rūpasaññā - sắc tưởng - chỉ cho sự lệ thuộc của tâm đối với thiền chứng sắc và vô sắc.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

3. Jaṭāsuttaṃ [Mūla]

23. ''Anto jaṭā bahi jaṭā, jaṭāya jaṭitā pajā.

Taṃ taṃ gotama pucchāmi, ko imaṃ vijaṭaye jaṭanti..

''Sīle patiṭṭhāya naro sapañño, cittaṃ paññañca bhāvayaṃ.

Ātāpī nipako bhikkhu, so imaṃ vijaṭaye jaṭaṃ..

''Yesaṃ rāgo ca doso ca, avijjā ca virājitā.

Khīṇāsavā arahanto, tesaṃ vijaṭitā jaṭā..

''Yattha nāmañca rūpañca, asesaṃ uparujjhati.

Paṭighaṃ rūpasaññā ca, etthesā chijjate [vijaṭe (ka.)] jaṭāti..

3. Jaṭāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

23. Tatiye antojaṭāti gāthāyaṃ jaṭāti taṇhāya jāliniyā adhivacanaṃ. Sā hi rūpādīsu ārammaṇesu heṭṭhupariyavasena punappunaṃ uppajjanato saṃsibbanaṭṭhena veḷugumbādīnaṃ sākhājālasaṅkhātā jaṭā viyāti jaṭā. Sā panesā sakaparikkhāraparaparikkhāresu sakaattabhāva-paraattabhāvesu ajjhattikāyatana-bāhirāyatanesu ca uppajjanato antojaṭā bahijaṭāti vuccati. Tāya evaṃ uppajjamānāya jaṭāya jaṭitā pajā. Yathā nāma veḷujaṭādīhi veḷuādayo, evaṃ tāya taṇhājaṭāya sabbāpi ayaṃ sattanikāyasaṅkhātā pajā jaṭitā vinaddhā, saṃsibbitāti attho. Yasmā ca evaṃ jaṭitā, taṃ taṃ gotama pucchāmīti tasmā taṃ pucchāmi. Gotamāti bhagavantaṃ gottena ālapati. Ko imaṃ vijaṭaye jaṭanti imaṃ evaṃ tedhātukaṃ jaṭetvā ṭhitaṃ jaṭaṃ ko vijaṭeyya, vijaṭetuṃ ko samatthoti pucchati.

Athassa bhagavā tamatthaṃ vissajjento sīle patiṭṭhāyātiādimāha. Tattha sīle patiṭṭhāyāti catupārisuddhisīle ṭhatvā. Ettha ca bhagavā jaṭāvijaṭanaṃ pucchito sīlaṃ ārabhanto na ‘‘aññaṃ puṭṭho aññaṃ kathetī’’ti veditabbo. Jaṭāvijaṭakassa hi patiṭṭhādassanatthamettha sīlaṃ kathitaṃ.

Naroti satto. Sapaññoti kammajatihetukapaṭisandhipaññāya paññavā. Cittaṃ paññañca bhāvayanti samādhiñceva vipassanañca bhāvayamāno. Cittasīsena hettha aṭṭha samāpattiyo kathitā, paññānāmena vipassanā. Ātāpīti vīriyavā. Vīriyañhi kilesānaṃ ātāpanaparitāpanaṭṭhena ‘‘ātāpo’’ti vuccati, tadassa atthīti ātāpī. Nipakoti nepakkaṃ vuccati paññā, tāya samannāgatoti attho. Iminā padena pārihāriyapaññaṃ dasseti. Pārihāriyapaññā nāma ‘‘ayaṃ kālo uddesassa, ayaṃ kālo paripucchāyā’’tiādinā nayena sabbattha kārāpitā pariharitabbapaññā. Imasmiñhi pañhābyākaraṇe tikkhattuṃ paññā āgatā. Tattha paṭhamā jātipaññā, dutiyā vipassanāpaññā, tatiyā sabbakiccapariṇāyikā pārihāriyapaññā.

So imaṃ vijaṭaye jaṭanti so imehi sīlādīhi samannāgato bhikkhu. Yathā nāma puriso pathaviyaṃ patiṭṭhāya sunisitaṃ satthaṃ ukkhipitvā mahantaṃ veḷugumbaṃ vijaṭeyya, evamevaṃ sīle patiṭṭhāya samādhisilāyaṃ sunisitaṃ vipassanāpaññāsatthaṃ vīriyabalapaggahitena pārihāriyapaññāhatthena ukkhipitvā sabbampi taṃ attano santāne patitaṃ taṇhājaṭaṃ vijaṭeyya sañchindeyya sampadāleyyāti.

Ettāvatā sekhabhūmiṃ kathetvā idāni jaṭaṃ vijaṭetvā ṭhitaṃ mahākhīṇāsavaṃ dassento yesantiādimāha. Evaṃ jaṭaṃ vijaṭetvā ṭhitaṃ khīṇāsavaṃ dassetvā puna jaṭāya vijaṭanokāsaṃ dassento yattha nāmañcātiādimāha. Tattha nāmanti cattāro arūpino khandhā. Paṭighaṃ rūpasaññā cāti ettha paṭighasaññāvasena kāmabhavo gahito, rūpasaññāvasena rūpabhavo. Tesu dvīsu gahitesu arūpabhavo gahitova hoti bhavasaṅkhepenāti. Etthesā chijjate jaṭāti ettha tebhūmakavaṭṭassa pariyādiyanaṭṭhāne esā jaṭā chijjati, nibbānaṃ āgamma chijjati nirujjhatīti ayaṃ attho dassito hoti. Tatiyaṃ.

 

Ý kiến bạn đọc