NÓI VÔ THƯỜNG CHƯA HẲN HIỂU HẾT VÔ THƯỜNG _ Kinh Đưa Đến Đoạn Tận (Upanīyasuttaṃ)  & Kinh Thời Gian Trôi Qua (Accentisuttaṃ) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 10.4.2021

NÓI VÔ THƯỜNG CHƯA HẲN HIỂU HẾT VÔ THƯỜNG _ Kinh Đưa Đến Đoạn Tận (Upanīyasuttaṃ) & Kinh Thời Gian Trôi Qua (Accentisuttaṃ) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 10.4.2021

Thứ bảy, 10/04/2021, 16:39 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 10.4.2021

NÓI VÔ THƯỜNG CHƯA HẲN HIỂU HẾT VÔ THƯỜNG

Kinh Đưa Đến Đoạn Tận (Upanīyasuttaṃ)

Kinh Thời Gian Trôi Qua (Accentisuttaṃ)

(S.i,2) (S.i,3) (CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU)

Nhân gian có câu “việc người thì sáng, việc mình thì quáng”. Một vị trời Phạm thiên sống trong cảnh giới thọ mạng rất dài nhìn chúng sanh ở cõi người với tuổi thọ ngẳn ngủi nên khởi tâm trắc ẩn. Vị nầy nói lên kệ ngôn khuyên nhân loại nên làm các công đức để sanh về phạm thiên giới nơi có tuổi thọ rất dài. Khi vị trời nói kệ ngôn trước Đấng Thế Gian Giải thì Bậc Đại Giác lưu ý rằng còn luân hồi trong ba cõi dù thọ mạng ngắn dài vẫn nằm trong vòng cương toả của vô thường và khuyên nên từ bỏ những cám dỗ của trần gian để đạt đến niết bàn tịch tịnh.

Bài kinh số 4 cũng có kệ ngôn với ý nghĩa tương tự nên gom chung giảng trong bài nầy.

Kinh Đưa Đến Đoạn Tận (Upanīyasuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi:

Nhân duyên ở Sāvatthī... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

'Upanīyati jīvitamappamāyu,

Mạng sống bị dắt dẫn,

Tuổi thọ chẳng là bao,

Jarūpanītassa na santi tāṇā.

Bị dẫn đến già nua,

Không có nơi dừng bước.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Ai đem tâm quán tưởng,

Sợ hãi tử vong này,

Puññāni kayirātha sukhāvahānīti.

Hãy làm các công đức,

Ðưa đến chơn an lạc.

(Thế Tôn):

''Upanīyati jīvitamappamāyu,

Mạng sống bị dắt dẫn,

Tuổi thọ chẳng là bao,

Jarūpanītassa na santi tāṇā.

Bị dẫn đến già nua,

Không có nơi dừng bước.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Ai đem tâm quán tưởng,

Sợ hãi tử vong này,

Lokāmisaṃ pajahe santipekkhoti.

Hãy bỏ mọi thế lợi,

Tâm hướng cầu tịch tịnh.

Kinh Thời Gian Trôi Qua (Accentisuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), đứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Accenti kālā tarayanti rattiyo,

Thời gian lặng trôi qua,

Ðêm ngày luôn di động,

Vayoguṇā anupubbaṃ jahanti.

Tuổi tác buổi thanh xuân,

Tiếp tục bỏ chúng ta.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Những ai chịu quán sát,

Sợ hãi tử vong này,

Puññāni kayirātha sukhāvahānīti.

Hãy làm các công đức,

Ðưa đến chơn an lạc.

(Thế Tôn):

''Accenti kālā tarayanti rattiyo,

Thời gian lặng trôi qua,

Ðêm ngày luôn di động,

Vayoguṇā anupubbaṃ jahanti.

Tuổi tác buổi thanh xuân,

Tiếp tục bỏ chúng ta.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Những ai chịu quán sát,

Sợ hãi tử vong này,

Lokāmisaṃ pajahe santipekkhoti..

Hãy bỏ mọi thế lợi,

Tâm hướng cầu tịch tịnh.

Jīvitamappamāyu: thọ mạng

Jarūpanīta: dẫn đến già nua, lão hoá

pekkhamāno: thấy được, nhận biết được

Puññāni: các công đức, các phước hạnh.

Lokāmisaṃ: Những cám dỗ của thế gian, những miếng mồi của thế gian (dịch thoát)

Santipekkhoti: hướng cầu tịch tịnh.

Theo Sớ giải thì khi vị trời đọc kệ ngôn khuyên làm các công đức (Puññāni kayirātha) hàm nghĩa là tu tập thiền định để sanh về các cõi Phạm thiên sắc giới, vô sắc giới là cảnh giới có thọ mạng rất lâu.

Đức Phật cũng đồng ý cách nói về vô thường quan sự biến dịch nhanh chóng của thời gian nhưng Bậc Đạo Sư dạy hành trình khác hơn là từ bỏ những cám dỗ của trần gian (lokāmisaṃ) để hướng cầu cứu cánh giải thoát viên mãn Niết bàn. Chữ lokāmisaṃ dịch là “thế lợi” trong bản tiếng Việt có thể bị ngộ nhận là lợi đắc của thế gian như trong ý nghĩa của mồi danh bã lợi. Từ ngữ nầy nên hiểu là những cuốn hút của ba cõi trầm luân tức sáu căn, sáu cảnh. (Mặc dù trong bản sớ giải cũng nói đến ý nghĩa thường tình là bốn nhu yếu y phục, thực phẩm, trú xứ và thuốc men).

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Thảo luận 1. Làm thế nào từ một hiện tượng vô thường có thể nhận thức được vô thường của vạn hữu? _ do TT Tuệ Quyền giảng giải

Thảo luận 2. Xin giải thích tại sao cái gì do duyên mà sanh thì cũng do duyên mà diệt? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3. Phước hạnh nào dẫn đến thành tựu chánh trí giác ngộ giải thoát? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 4. Tại sao trong các đề mục quán niệm không thấy đề cập đến thời gian như đêm ngày, xuân hạ thu đông? _ do TT Pháp Tân giảng giải

3. Upanīyasuttaṃ [Mūla]

3. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi:

''Upanīyati jīvitamappamāyu,

Jarūpanītassa na santi tāṇā.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Puññāni kayirātha sukhāvahānīti..

''Upanīyati jīvitamappamāyu,

Jarūpanītassa na santi tāṇā.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Lokāmisaṃ pajahe santipekkhoti..

3. Upanīyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

3. Tatiye upanīyatīti parikkhīyati nirujjhati, upagacchati vā, anupubbena maraṇaṃ upetīti attho. Yathā vā gopālena gogaṇo nīyati, evaṃ jarāya maraṇasantikaṃ upanīyatīti attho. Jīvitanti jīvitindriyaṃ. Appanti parittaṃ thokaṃ. Tassa dvīhākārehi parittatā veditabbā sarasaparittatāya ca khaṇaparittatāya ca. Sarasaparittatāyapi hi ‘‘yo, bhikkhave, ciraṃ jīvati, so vassasataṃ appaṃ vā bhiyyo’’ti (dī. ni. 2.7; saṃ. ni. 2.143) vacanato parittaṃ. Khaṇaparittatāyapi. Paramatthato hi atiparitto sattānaṃ jīvitakkhaṇo ekacittappavattimattoyeva. Yathā nāma rathacakkaṃ pavattamānampi ekeneva nemippadesena pavattati, tiṭṭhamānampi ekeneva tiṭṭhati, evamevaṃ ekacittakkhaṇikaṃ sattānaṃ jīvitaṃ, tasmiṃ citte niruddhamatte satto niruddhoti vuccati. Yathāha – atīte cittakkhaṇe jīvittha na jīvati na jīvissati, anāgate cittakkhaṇe jīvissati na jīvati na jīvittha, paccuppanne cittakkhaṇe jīvati na jīvittha na jīvissati.

‘‘Jīvitaṃ attabhāvo ca, sukhadukkhā ca kevalā;

Ekacittasamāyuttā, lahuso vattate khaṇo.

‘‘Ye niruddhā marantassa, tiṭṭhamānassa vā idha;

Sabbepi sadisā khandhā, gatā appaṭisandhikā.

‘‘Anibbattena na jāto, paccuppannena jīvati;

Cittabhaṅgā mato loko, paññatti paramatthiyā’’ti. (mahāni. 10);

Jarūpanītassāti jaraṃ upagatassa, jarāya vā maraṇasantikaṃ upanītassa. Na santi tāṇāti tāṇaṃ leṇaṃ saraṇaṃ bhavituṃ samatthā nāma keci natthi. Etaṃ bhayanti etaṃ jīvitindriyassa maraṇūpagamanaṃ, āyuparittatā, jarūpanītassa tāṇābhāvoti tividhaṃ bhayaṃ bhayavatthu bhayakāraṇanti attho. Puññāni kayirātha sukhāvahānīti viññū puriso sukhāvahāni sukhadāyakāni puññāni kareyya. Iti devatā rūpāvacarajjhānaṃ sandhāya pubbacetanaṃ aparacetanaṃ muñcacetanañca gahetvā bahuvacanavasena ‘‘puññānī’’ti āha. Jhānassādaṃ jhānanikantiṃ jhānasukhañca gahetvā ‘‘sukhāvahānī’’ti āha. Tassā kira devatāya sayaṃ dīghāyukaṭṭhāne brahmaloke nibbattattā heṭṭhā kāmāvacaradevesu parittāyukaṭṭhāne cavamāne upapajjamāne ca thullaphusitake vuṭṭhipātasadise satte disvā etadahosi ‘‘ahovatime sattā jhānaṃ bhāvetvā aparihīnajjhānā kālaṃ katvā brahmaloke ekakappa-dvekappa-catukappa-aṭṭhakappa-soḷasakappa-dvattiṃsakappa-catusaṭṭhikappappamāṇaṃ addhānaṃ tiṭṭheyyu’’nti. Tasmā evamāha.

Atha bhagavā – ‘‘ayaṃ devatā aniyyānikaṃ vaṭṭakathaṃ kathetī’’ti vivaṭṭamassā dassento dutiyaṃ gāthamāha. Tattha lokāmisanti dve lokāmisā pariyāyena ca nippariyāyena ca. Pariyāyena tebhūmakavaṭṭaṃ lokāmisaṃ, nippariyāyena cattāro paccayā. Idha pariyāyalokāmisaṃ adhippetaṃ. Nippariyāyalokāmisampi vaṭṭatiyeva. Santipekkhoti nibbānasaṅkhātaṃ accantasantiṃ pekkhanto icchanto patthayantoti.

Upanīyasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

4. Accentisuttaṃ [Mūla]

4. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi :

''Accenti kālā tarayanti rattiyo,

Vayoguṇā anupubbaṃ jahanti.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Puññāni kayirātha sukhāvahānīti..

''Accenti kālā tarayanti rattiyo,

Vayoguṇā anupubbaṃ jahanti.

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno,

Lokāmisaṃ pajahe santipekkhoti..

4. Accentisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

4. Catutthe accentīti atikkamanti. Kālāti purebhattādayo kālā. Tarayanti rattiyoti rattiyo atikkamamānā puggalaṃ maraṇūpagamanāya tarayanti sīghaṃ sīghaṃ gamayanti. Vayoguṇāti paṭhamamajjhimapacchimavayānaṃ guṇā, rāsayoti attho. ‘‘Anujānāmi, bhikkhave, ahatānaṃ vatthānaṃ diguṇaṃ saṅghāṭi’’nti (mahāva. 348) ettha hi paṭalaṭṭho guṇaṭṭho. ‘‘Sataguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbā’’ti (ma. ni. 3.379) ettha ānisaṃsaṭṭho. ‘‘Antaṃ antaguṇa’’nti ettha koṭṭhāsaṭṭho. ‘‘Kayirā mālāguṇe bahū’’ti (dha. pa. 53) ettha rāsaṭṭho. ‘‘Pañca kāmaguṇā’’ti ettha bandhanaṭṭho. Idha pana rāsaṭṭho guṇaṭṭho. Tasmā vayoguṇāti vayorāsayo veditabbā. Anupubbaṃ jahantīti anupaṭipāṭiyā puggalaṃ jahanti. Majjhimavaye ṭhitaṃ hi paṭhamavayo jahati, pacchimavaye ṭhitaṃ dve paṭhamamajjhimā jahanti, maraṇakkhaṇe pana tayopi vayā jahanteva. Etaṃ bhayanti etaṃ kālānaṃ atikkamanaṃ, rattidivānaṃ taritabhāvo, vayoguṇānaṃ jahanabhāvoti tividhaṃ bhayaṃ. Sesaṃ purimasadisamevāti.

Accentisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc