- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 11.9.2024
Ba bài kinh: Kinh Có Học Hiểu (S,ii,411), Kinh Kappa (S,ii,411); Kinh Kappa II (S,ii,411) có nội dung trùng lập với những bài kinh trước chỉ khác là tên nhân vật.
Ý THỨC ĐƯỢC BẢN CHẤT SANH DIỆT
Kinh Pháp Tập Khởi (Samudayadhammasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Vô Minh (S,iii,126)
Không dễ dàng để nắm bắt thực tại mà không có sự can thiệp của tư kiến, thành kiến, ảo kiến. Sanh diệt là hai đầu mối của thực tại, mà hành giả có thể ghi nhận một cách trung thực. Sanh và diệt nếu được quán sát rõ và bền bĩ sẽ hiển thị những đặc tính vô thường, khổ não, vô ngã của pháp hữu vi. Chính sự thấy biết xác thực thắp sáng tuệ giác. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: “Ai sống một trăm năm, không thấy pháp sinh diệt, không bằng sống một ngày, thấy được pháp sanh diệt”.
Kinh văn
Nhân duyên tại Sāvatthī. Bấy giờ có một vị tỳ khưu đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, ngồi xuống một bên và thưa rằng:
"Bạch Thế Tôn, khi nói 'vô minh, vô minh', vậy bạch Thế Tôn, vô minh là gì và làm thế nào mà một người bị chìm đắm trong vô minh?"
"Này Tỳ khưu, phàm phu thiếu học hiểu không như nhiên biết rõ: sắc chịu tập khởi là “Sắc chịu sự tập khởi”; không như nhiên biết rõ: sắc chịu hoại diệt là “Sắc chịu sự hoại diệt”; không như nhiên biết rõ: sắc chịu sanh diệt là “Sắc chịu sự sanh diệt”.
Không biết rõ thọ… Không biết rõ tưởng… Không biết rõ hành… không như nhiên biết rõ: thức chịu tập khởi là “Thức chịu sự tập khởi”; không như nhiên biết rõ: Thức chịu hoại diệt là “Thức chịu sự hoại diệt”; không như nhiên biết rõ: thức chịu sanh diệt là “Thức chịu sự sanh diệt”. Đây được gọi là vô minh và theo cách này một người bị chìm đắm trong vô minh."
Được nghe vậy, tỳ khưu ấy thưa với Đức Thế Tôn:
"Bạch Thế Tôn, khi nói 'chánh trí, chánh trí', vậy bạch Thế Tôn, chánh trí là gì và làm thế nào một người đạt được chánh trí?"
"Này Tỳ-kheo, một thánh đệ tử có học như nhiên biết rõ: sắc chịu tập khởi là “Sắc chịu sự tập khởi”; như nhiên biết rõ: sắc chịu hoại diệt là “Sắc chịu sự hoại diệt”; như nhiên biết rõ: sắc chịu sanh diệt là “Sắc chịu sự sanh diệt”.
Biết rõ thọ… Biết rõ tưởng… Biết rõ hành… Như nhiên biết rõ: thức chịu tập khởi là “Thức chịu sự tập khởi”; như nhiên biết rõ: thức chịu hoại diệt là “Thức chịu sự hoại diệt”; như nhiên biết rõ: thức chịu sanh diệt là “Thức chịu sự sanh diệt”. Đây được gọi là chánh trí và theo cách này một người chứng đạt chánh trí."
Chú thích
Chữ “samudaya” có nghĩa là nguồn gốc, sản sinh, tập khởi.
Chữ “vaya” có nghĩa là lão hoá, biến hoại. Ở đây, có nghĩa là cách pháp hữu vi vốn có tự tánh hoại diệt, dù không bị tiêu diệt bởi năng lực bên ngoài. Thí dụ như hoa nở thì có lúc phải tàn.
Sanh diệt là hai điểm nắm bắt thực tại đối với hành giả tu thiền quán tứ niệm xứ.
Bản dịch chọn chữ “chánh trí” đối lập với vô minh cho dễ nghe theo cách hành văn.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
Sāvatthinidānaṃ.
Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā …pe… ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca:
Nhân duyên ở Sāvatthi.
Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến… Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
“‘avijjā, avijjā’ti, bhante, vuccati. Katamā nu kho, bhante, avijjā; kittāvatā ca avijjāgato hotī”ti?
: “Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
“Idha, bhikkhu, assutavā puthujjano samudayadhammaṃ rūpaṃ ‘samudayadhammaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; vayadhammaṃ rūpaṃ ‘vayadhammaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; samudayavayadhammaṃ rūpaṃ ‘samudayavayadhammaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.
—Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi” là sắc chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự đoạn diệt” là sắc chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
Samudayadhammaṃ vedanaṃ ‘samudayadhammā vedanā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; vayadhammaṃ vedanaṃ ‘vayadhammā vedanā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; samudayavayadhammaṃ vedanaṃ ‘samudayavayadhammā vedanā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Samudayadhammaṃ saññaṃ …pe… samudayadhamme saṅkhāre ‘samudayadhammā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; vayadhamme saṅkhāre ‘vayadhammā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; samudayavayadhamme saṅkhāre ‘samudayavayadhammā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Samudayadhammaṃ viññāṇaṃ ‘samudayadhammaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; vayadhammaṃ viññāṇaṃ ‘vayadhammaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti; samudayavayadhammaṃ viññāṇaṃ ‘samudayavayadhammaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.
… “Thọ … Tưởng … Các hành” … không như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi” là thức chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: “Thức chịu sự đoạn diệt” là thức chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
Ayaṃ vuccati, bhikkhu, avijjā; ettāvatā ca avijjāgato hotī”ti.
Như vậy, này Tỷ-kheo, gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
Evaṃ vutte, so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca:
“‘vijjā, vijjā’ti, bhante, vuccati. Katamā nu kho, bhante, vijjā; kittāvatā ca vijjāgato hotī”ti?
Khi được nói vậy, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
“Minh, minh”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, bạch Thế Tôn? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
“Idha, bhikkhu, sutavā ariyasāvako samudayadhammaṃ rūpaṃ ‘samudayadhammaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; vayadhammaṃ rūpaṃ ‘vayadhammaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; samudayavayadhammaṃ rūpaṃ ‘samudayavayadhammaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.
—Ở đây, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi” là sắc chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: “Sắc chịu sự đoạn diệt” là sắc chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
Samudayadhammaṃ vedanaṃ ‘samudayadhammā vedanā’ti yathābhūtaṃ pajānāti; vayadhammaṃ vedanaṃ ‘vayadhammā vedanā’ti yathābhūtaṃ pajānāti; samudayavayadhammaṃ vedanaṃ ‘samudayavayadhammā vedanā’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Samudayadhammaṃ saññaṃ … samudayadhamme saṅkhāre ‘samudayadhammā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ pajānāti; vayadhamme saṅkhāre ‘vayadhammā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ pajānāti; samudayavayadhamme saṅkhāre ‘samudayavayadhammā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Samudayadhammaṃ viññāṇaṃ ‘samudayadhammaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; vayadhammaṃ viññāṇaṃ ‘vayadhammaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; samudayavayadhammaṃ viññāṇaṃ ‘samudayavayadhammaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.
… “Thọ … Tưởng … Các hành” … Như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi” là thức chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: “Thức chịu sự đoạn diệt” là thức chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: “Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
Ayaṃ vuccati, bhikkhu, vijjā; ettāvatā ca vijjāgato hotī”ti.
Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là minh, cho đến như vậy được gọi là minh.
Bản sớ giải ghi chú rằng trọn Phẩm Vô Minh ý nghĩa quá rõ ràng không cần giải thích gì thêm (avijjāvaggo uttānatthova. imasmiñhi vagge sabbasuttesu catusaccameva kathitaṃ).