Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | VÔ THƯỢNG PHƯỚC ĐIỀN - Kinh Tế Tự Cúng Dường (Yajamānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | VÔ THƯỢNG PHƯỚC ĐIỀN - Kinh Tế Tự Cúng Dường (Yajamānasuttaṃ)

Thứ ba, 13/12/2022, 18:02 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.12.2022


VÔ THƯỢNG PHƯỚC ĐIỀN

Kinh Tế Tự Cúng Dường (Yajamānasuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA - PHẨM THỨ HAI (S. i, 232)

Nghĩ đến lợi lạc cho bản thân, con người nghĩ tới công đức. Nghĩ tới tạo phước con người thường nghĩ tới cúng bái thần linh. Đức Phật dạy tế tự mang nhiều phước báu là cúng dường đến đoàn thể của những bậc đang hành trình hoặc đã chứng ngộ giải thoát. Trong ý nghĩa nầy nói lên hai đặc điểm: đối tượng thanh tịnh hay hướng cầu thanh tịnh và tập thể trong ý nghĩa vượt khỏi cá nhân. Chỉ có Tăng chúng mới tròn đủ hai yếu tính nầy nên gọi là “ruộng phưóc không gì bằng”.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho sakko devānamindo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho sakko devānamindo bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Một thuở Đúc Thế Tôn ngự tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakūta (Linh Thứu).

Bấy giờ Thiên chỉ Sakka đi đến Đức Thế Tôn đảnh lễ và đứng một bên rồi nói lên kệ ngôn:

‘‘Yajamānānaṃ manussānaṃ, puññapekkhāna pāṇinaṃ;

Karotaṃ opadhikaṃ puññaṃ, kattha dinnaṃ mahapphala’’nti.

“Người tế tự cúng dường

Chúng sanh tạo công đức

Tác phước cho đời sau

Làm ở đâu quả lớn?

(Đức Thế Tôn):

‘‘Cattāro ca paṭipannā, cattāro ca phale ṭhitā;

Esa saṅgho ujubhūto, paññāsīlasamāhito.

‘‘Yajamānānaṃ manussānaṃ, puññapekkhāna pāṇinaṃ;

Karotaṃ opadhikaṃ puññaṃ, saṅghe dinnaṃ mahapphala’’nti.

“Bốn bậc đang tiến đạo

Bốn bậc chứng thánh quả

Ấy Tăng chúng trực hạnh

Tu tập giới, định, tuệ.

“Người tế tự cúng dường

Chúng sanh tạo công đức

Tác phước cho đời sau

Cúng Tăng chúng quả lớn.

Yajamānānaṃ manussānaṃ = những người tế tự cúng dường

puññapekkhāna pāṇinaṃ = những chúng sanh mong cầu phước báu

Karotaṃ opadhikaṃ puññaṃ = tạo phước cho sanh hữu

kattha dinnaṃ mahapphala’’nti = ở đâu bố thí có quả lớn?

Cattāro ca paṭipannā = bốn bậc thực hành tiến đạo

cattāro ca phale ṭhitā = bốn bậc an trú quả giải thoát

Esa saṅgho ujubhūto paññāsīlasamāhito = ấy là đoàn thể của những bậc trực hạnh tu giới, định, tuệ

Yajamānānaṃ manussānaṃ = những người tế tự cúng dường

puññapekkhāna pāṇinaṃ = những chúng sanh mong cầu phước báu

Karotaṃ opadhikaṃ puññaṃ = tạo phước cho sanh hữu

saṅghe dinnaṃ mahapphalan’ti = cúng dường Tăng chúng có quả lớn

Chữ yajamāna là phân từ của yajati có nghĩa là tế tự cúng dường hay cúng dường cầu phước – một hành trì quen thuộc trong tín ngưỡng.

Theo Sớ giải, tại Magadha (Ma Kiệt Đà) và Aṅga hằng năm dân chúng có một ngày “Cúng Duờng Đại Phạm Thiên Cầu Phước”. Người ta dùng những nông sản tốt nhất như lúa gạo, sữa, mật ong cúng dường Đại Phạm Thiên (Thượng Đế) để tế lễ cầu phước. Thiên chủ Đế Thích vì lòng lân mẫn đã hoá thân Đại Phạm Thiên đến bạch hỏi Đức Phật về đối tượng nào cúng dường được nhiều phước báu nhất.

Chữ opadhikaṃ puññaṃ được Sớ giải chú thích là upadhivipākaṃ puññaṃ – phước báu cho quả sanh y – chỉ cho phước hữu lậu, phước cho kiếp sau, phước trong vòng luân hồi.

Cụm từ cattāro ca paṭipannā – bốn bậc thực hành tiến đạo – chỉ cho những bậc đang thực hành hướng đến quả dự lưu (từ phàm sang thánh), bậc đang thực hành dẫn đến quả nhất lai, bậc đang thực hành dẫn đến quả bất lai, bậc đang thực hành dẫn đến quả vô sanh viên giác.

Cụm từ cattāro ca phale ṭhitā – bốn bậc an trú quả giải thoát – là những bậc chứng sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả.

Thuật ngữ ujubhūto – trực hạnh – có nghĩa là sự thực hành đi thẳng vào quả giác ngộ giải thoát. Nói cách khác là sự tu tập có mục đích trực tiếp rõ ràng như “đói ăn, khát uống”

Hợp thể paññāsīlasamāhito có hai cách hiểu: một là giới, định, tuệ mà chữ samāhito chỉ cho samādhi; hai là bậc thành tựu giới hạnh và tuệ giác.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

6. Yajamānasuttaṃ [Mūla]

262. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho sakko devānamindo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho sakko devānamindo bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Yajamānānaṃ manussānaṃ, puññapekkhāna pāṇinaṃ;

Karotaṃ opadhikaṃ puññaṃ, kattha dinnaṃ mahapphala’’nti.

‘‘Cattāro ca paṭipannā, cattāro ca phale ṭhitā;

Esa saṅgho ujubhūto, paññāsīlasamāhito.

‘‘Yajamānānaṃ manussānaṃ, puññapekkhāna pāṇinaṃ;

Karotaṃ opadhikaṃ puññaṃ, saṅghe dinnaṃ mahapphala’’nti.

6. Yajamānasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

262. Chaṭṭhe yajamānānanti yajantānaṃ. Tadā kira aṅgamagadhavāsikā manussā anusaṃvaccharaṃ sappimadhuphāṇitādīsu aggaṃ gahetvā ekasmiṃ ṭhāne dārūnaṃ saṭṭhimatte sakaṭabhāre rāsiṃ katvā aggiṃ datvā pajjalitakāle ‘‘mahābrahmuno yajāmā’’ti taṃ sabbaṃ pakkhipanti. ‘‘Ekavāraṃ pakkhittaṃ sahassaguṇaphalaṃ detī’’ti nesaṃ laddhi. Sakko devarājā ‘‘sabbepime sabbaaggāni gahetvā ‘mahābrahmuno yajāmā’ti aggimhi jhāpenti. Aphalaṃ karonti, mayi passante mā nassantu, yathā buddhassa ceva saṅghassa ca datvā bahuṃ puññaṃ pasavanti, evaṃ karissāmī’’ti dārurāsiṃ jalāpetvā olokentesu manussesu puṇṇamadivase brahmattabhāvaṃ māpetvā mahājanassa passantasseva candamaṇḍalaṃ bhinditvā nikkhanto viya ahosi. Mahājano disvā ‘‘imaṃ yaññaṃ paṭiggahetuṃ mahābrahmā āgacchatī’’ti jaṇṇukehi bhūmiyaṃ patiṭṭhāya, añjaliṃ paggayha namassamāno aṭṭhāsi. Brāhmaṇā āhaṃsu ‘‘tumhe ‘mayaṃ takkena kathemā’ti maññatha, idāni passatha, ayaṃ vo brahmā sahatthā yaññaṃ paṭiggahetuṃ āgacchatī’’ti. Sakko āgantvā dārucitakamatthake ākāse ṭhatvā ‘‘kassāyaṃ sakkāro’’ti pucchi? Tumhākaṃ, bhante, paṭiggaṇhatha no yaññanti. Tena hi āgacchatha, mā tulaṃ chaḍḍetvā hatthena tulayittha, ayaṃ satthā dhuravihāre vasati, taṃ pucchissāma ‘‘kassa dinnaṃ mahapphalaṃ hotī’’ti? Ubhayaraṭṭhavāsino gahetvā satthu santikaṃ gantvā pucchanto evamāha.

Tattha puññapekkhānanti puññaṃ icchantānaṃ puññatthikānaṃ. Opadhikaṃ puññanti upadhivipākaṃ puññaṃ. Saṅghe dinnaṃ mahapphalanti ariyasaṅghe dinnaṃ vipphāravantaṃ hoti. Desanāvasāne caturāsītipāṇasahassāni amatapānaṃ piviṃsu. Tato paṭṭhāya manussā sabbāni aggadānāni bhikkhusaṅghassa adaṃsu. Chaṭṭhaṃ.

Ý kiến bạn đọc