Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VÔ LƯỢNG KIẾP ĐEO MANG - Kinh Gánh Nặng (Bhārasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VÔ LƯỢNG KIẾP ĐEO MANG - Kinh Gánh Nặng (Bhārasuttaṃ)

Thứ ba, 05/03/2024, 19:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 6.3.2024

VÔ LƯỢNG KIẾP ĐEO MANG

Kinh Gánh Nặng (Bhārasuttaṃ)

Tập III–Uẩn-Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Gánh Nặng (S,iii,22)

Ai đã từng hành trình thiên lý đều cảm nhận cái nặng của hành lý. Mang thì nặng mà bỏ thì không đành. Tự mình phải quyết định và lựa chọn cái có và cái không. Phải thấm thía nỗi phiền khổ thì mới can đảm bỏ cái nên bỏ. Đó cũng là bài học của kiếp tử sinh. Trong ý nghĩa tận cùng thì đau khổ là do tự mình không chịu buông xuống. Có bao nhiêu người trong cuộc đời dám nhận là khổ đau là gánh nặng do tự thân chuốc lấy?

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ … tatra kho …

“bhārañca vo, bhikkhave, desessāmi bhārahārañca bhārādānañca bhāranikkhepanañca. Taṃ suṇātha…

Tại Sāvatthi …

-- Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng cho các Thầy về gánh nặng, người mang gánh nặng, cất vác gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng

Katamo ca, bhikkhave, bhāro? Pañcupādānakkhandhā tissa vacanīyaṃ. Katame pañca? Rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho; ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhāro.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là gánh nặng? Câu trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này chư Tỳ khưu, đây gọi là gánh nặng.

Katamo ca, bhikkhave, bhārahāro? Puggalo tissa vacanīyaṃ. Yvāyaṃ āyasmā evaṃnāmo evaṅgotto; ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhārahāro.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là người mang gánh nặng? Câu trả lời là nhân vật. Như vị Tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là người mang gánh nặng!

Katamañca, bhikkhave, bhārādānaṃ? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ—kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ vuccati, bhikkhave, bhārādānaṃ.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là cất vác gánh nặng lên? Chính là khát ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tầm cầu dục lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này chư Tỳ khưu, đây là cất vác gánh nặng lên.

Katamañca, bhikkhave, bhāranikkhepanaṃ? Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ vuccati, bhikkhave, bhāranikkhepanan”ti.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là đặt gánh nặng xuống? Chính là sự ly tham, đoạn diệt ái chấp một cách hoàn toàn, sự buông bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Này chư Tỳ khưu, đây là đặt gánh nặng xuống.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ - bậc Ðạo Sư - lại nói thêm:

“Bhārā have pañcakkhandhā,

bhārahāro ca puggalo;

Bhārādānaṃ dukhaṃ loke,

bhāranikkhepanaṃ sukhaṃ.

Nikkhipitvā garuṃ bhāraṃ,

aññaṃ bhāraṃ anādiya;

Samūlaṃ taṇhamabbuyha,

nicchāto parinibbuto”ti.

Năm uẩn là gánh nặng,

Người chính là kẻ gánh;

Mang vác gánh nặng lên,

Chính là khổ ở đời.

Còn đặt gánh nặng xuống,

Tức tịnh lạc vô sầu,

Ðặt gánh nặng xuống xong,

Không mang thêm gánh khác.

Nhổ khát ái tận gốc,

Không đói khát, thành mãn.

 

Chú Thích

Gánh nặng – bhāra - là cái gì khó kham nhẫn như ý nghĩa của chữ dukkha. Năm thủ uẩn là năm uẩn, đối tượng của chấp thủ (như các uẩn là của ta, là ta, là tự ngã của ta)

Người mang gánh nặng – bhārahāra – trong bài kinh này là ý niệm gây nhiều tranh luận. Theo truyền thống “Theravada” thì “chỉ có mang gánh nặng chứ không có người mang gánh nặng”. Tức là không nói về sự hiện hữu của cá thể. Do bất đồng quan điểm nên đã tạo thành bộ phái “puggalavāda” hay Nhân Thể Bộ (Hán âm là 補特伽羅論者 Bổ đặc già la luận) với chủ trương có người gánh nặng, có người giải thoát.

Cất vác gánh nặng - bhārādāna - ở đây chỉ cho khát ái tương tự các mô tả về tập đế (nguyên nhân sanh khổ)

Đặt gánh nặng xuống - bhāranikkhepanaṃ - chỉ cho sự buông xả, đoạn diệt khát ái đồng nghĩa với diệt đế.

 …….

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

1. Bhārasuttaṃ

22. Sāvatthiyaṃ … tatra kho …

“bhārañca vo, bhikkhave, desessāmi bhārahārañca bhārādānañca bhāranikkhepanañca. Taṃ suṇātha.

Katamo ca, bhikkhave, bhāro? Pañcupādānakkhandhā tissa vacanīyaṃ. Katame pañca? Rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho; ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhāro.

Katamo ca, bhikkhave, bhārahāro? Puggalo tissa vacanīyaṃ. Yvāyaṃ āyasmā evaṃnāmo evaṅgotto; ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhārahāro.

Katamañca, bhikkhave, bhārādānaṃ? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ—kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ vuccati, bhikkhave, bhārādānaṃ.

Katamañca, bhikkhave, bhāranikkhepanaṃ? Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ vuccati, bhikkhave, bhāranikkhepanan”ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

“Bhārā have pañcakkhandhā,

bhārahāro ca puggalo;

Bhārādānaṃ dukhaṃ loke,

bhāranikkhepanaṃ sukhaṃ.

Nikkhipitvā garuṃ bhāraṃ,

aññaṃ bhāraṃ anādiya;

Samūlaṃ taṇhamabbuyha,

nicchāto parinibbuto”ti.

Paṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc