Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VIÊN GIÁC - Kinh Tất Cả Khía Cạnh Chấp Thủ (Upādānaparipavattasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || VIÊN GIÁC - Kinh Tất Cả Khía Cạnh Chấp Thủ (Upādānaparipavattasuttaṃ)

Thứ tư, 08/05/2024, 17:36 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 8.5.2024

VIÊN GIÁC

Kinh Tất Cả Khía Cạnh Chấp Thủ (Upādānaparipavattasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Vướng Mắc (S,iii,56)

Chấp thủ là một trong những đầu mối sanh tử, ngăn ngại hành trình giải thoát. Sự liễu tri về chấp thủ của người tu tập, cần tính cách trực tiếp nhận biết. Gọi là liễu tri thì phải biết toàn diện. Như một y sĩ đối với căn bệnh, nếu chỉ biết đó là bệnh gì vẫn chưa đủ. Phải biết bệnh trạng, nguyên nhân, sự chữa lành và phương pháp trị liệu, thì mới gọi là thật sự biết. Cái biết hoàn chỉnh đối với năm uẩn, năm thủ uẩn, theo lời Phật dạy, phải là các biết theo hệ luận tứ đế: vấn đề, nguyên nhân, sự vượt thoát và phương cách dẫn đến vượt thoát.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Pañcime, bhikkhave, upādānakkhandhā. Katame pañca? Rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho.

Yāvakīvañcāhaṃ, bhikkhave, ime pañcupādānakkhandhe catuparivaṭṭaṃ yathābhūtaṃ nābbhaññāsiṃ, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddhoti paccaññāsiṃ.

Yato ca khvāhaṃ, bhikkhave, ime pañcupādānakkhandhe catuparivaṭṭaṃ yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke …pe… sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddhoti paccaññāsiṃ.

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Này chư Tỳ khưu, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

Này chư Tỳ khưu, khi nào Ta chưa trực ngộ thực tánh của năm thủ uẩn theo bốn khía cạnh hoàn chỉnh, thì cho đến khi ấy, Ta không tuyên bố cùng chư thiên, ma vương, phạm thiên trong đời và sa môn, bà la môn, nhân, thiên đương đại rằng Ta đã chứng vô thượng toàn giác.

Này chư Tỳ khưu, khi nào Ta trực ngộ thực tánh của năm thủ uẩn theo bốn khía cạnh hoàn chỉnh, thì cho đến khi ấy, Ta tuyên bố cùng chư thiên, ma vương, phạm thiên trong đời và sa môn, bà la môn, nhân, thiên đương đại rằng Ta đã chứng vô thượng toàn giác.

Kathañca catuparivaṭṭaṃ? Rūpaṃ abbhaññāsiṃ, rūpasamudayaṃ abbhaññāsiṃ, rūpanirodhaṃ abbhaññāsiṃ, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abbhaññāsiṃ; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ abbhaññāsiṃ, viññāṇasamudayaṃ abbhaññāsiṃ, viññāṇanirodhaṃ abbhaññāsiṃ, viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abbhaññāsiṃ.

Và thế nào là bốn khía cạnh hoàn chỉnh? Ta đã trực ngộ sắc, trực ngộ nhân sanh sắc, trực ngộ sự chấm dứt sắc, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt sắc.

Ta đã trực ngộ thọ, trực ngộ nhân sanh thọ, trực ngộ sự chấm dứt thọ, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thọ.

Ta đã trực ngộ tưởng, trực ngộ nhân sanh tưởng, trực ngộ sự chấm dứt tưởng, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt tưởng.

Ta đã trực ngộ hành, trực ngộ nhân sanh hành, trực ngộ sự chấm dứt hành, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt hành.

Ta đã trực ngộ thức, trực ngộ nhân sanh thức, trực ngộ sự chấm dứt thức, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thức.

Katamañca, bhikkhave, rūpaṃ? Cattāro ca mahābhūtā catunnañca mahābhūtānaṃ upādāya rūpaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, rūpaṃ. Āhārasamudayā rūpasamudayo; āhāranirodhā rūpanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo rūpanirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ rūpaṃ abhiññāya, evaṃ rūpasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ rūpanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya rūpassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipannā, te suppaṭipannā. Ye suppaṭipannā, te imasmiṃ dhammavinaye gādhanti.

Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ rūpaṃ abhiññāya …pe… evaṃ rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya, rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimuttā te suvimuttā. Ye suvimuttā te kevalino. Ye kevalino vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc tạo thành từ bốn đại chủng. Do dưỡng tố tập khởi nên sắc tập khởi. Do các dưỡng tố đoạn diệt nên sắc chấm dứt. Và con đường đưa đến sắc chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ sắc như vậy, trực ngộ nhân sanh sắc như vậy, trực ngộ sự chấm dứt sắc như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt sắc như vậy dẫn đến vô cầu đối với sắc, ly tham đối với sắc, chấm dứt đối với sắc. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ sắc như vậy, trực ngộ nhân sanh sắc như vậy, trực ngộ sự chấm dứt sắc như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt sắc như vậy dẫn đến vô cầu đối với sắc, ly tham đối với sắc, chấm dứt đối với sắc, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Những bậc chí thiện không thể nói về luân chuyển nữa.

Katamā ca, bhikkhave, vedanā? Chayime, bhikkhave, vedanākāyā—cakkhusamphassajā vedanā, sotasamphassajā vedanā, ghānasamphassajā vedanā, jivhāsamphassajā vedanā, kāyasamphassajā vedanā, manosamphassajā vedanā. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, vedanā. Phassasamudayā vedanāsamudayo; phassanirodhā vedanānirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo vedanānirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ vedanaṃ abhiññāya, evaṃ vedanāsamudayaṃ abhiññāya, evaṃ vedanānirodhaṃ abhiññāya, evaṃ vedanānirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya vedanāya nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipannā, te suppaṭipannā. Ye suppaṭipannā, te imasmiṃ dhammavinaye gādhanti.

Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ vedanaṃ abhiññāya …pe… evaṃ vedanānirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya …pe… vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là thọ? Có sáu loại thọ: thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc. Đây gọi là thọ. Với sự tập khởi của xúc, tác động sự tập khởi của thọ. Với sự chấm dứt xúc, thọ được chấm dứt. Và con đường đưa đến thọ chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ thọ như vậy, trực ngộ nhân sanh thọ như vậy, trực ngộ sự chấm dứt thọ như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thọ như vậy dẫn đến vô cầu đối với thọ, ly tham đối với thọ, chấm dứt đối với thọ. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ thọ như vậy, trực ngộ nhân sanh thọ như vậy, trực ngộ sự chấm dứt thọ như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thọ như vậy dẫn đến vô cầu đối với thọ, ly tham đối với thọ, chấm dứt đối với thọ, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Những bậc chí thiện không thể nói về luân chuyển nữa.

Katamā ca, bhikkhave, saññā? Chayime, bhikkhave, saññākāyā—rūpasaññā, saddasaññā, gandhasaññā, rasasaññā, phoṭṭhabbasaññā, dhammasaññā. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, saññā. Phassasamudayā saññāsamudayo; phassanirodhā saññānirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo saññānirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi …pe… vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là tưởng? Này chư Tỳ khưu, có sáu tưởng gồm: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Đây gọi là tưởng. Với sự tập khởi của xúc, tác động sự tập khởi của tưởng. Với sự chấm dứt xúc, tưởng được chấm dứt. Và con đường đưa đến tưởng chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ tưởng như vậy, trực ngộ nhân sanh tưởng như vậy, trực ngộ sự chấm dứt tưởng như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt tưởng như vậy dẫn đến vô cầu đối với tưởng, ly tham đối với tưởng, chấm dứt đối với tưởng. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ tưởng như vậy, trực ngộ nhân sanh tưởng như vậy, trực ngộ sự chấm dứt tưởng như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt tưởng như vậy dẫn đến vô cầu đối với tưởng, ly tham đối với tưởng, chấm dứt đối với tưởng, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Những bậc chí thiện không thể nói về luân chuyển nữa.

Katame ca, bhikkhave, saṅkhārā? Chayime, bhikkhave, cetanākāyā—rūpasañcetanā, saddasañcetanā, gandhasañcetanā, rasasañcetanā, phoṭṭhabbasañcetanā, dhammasañcetanā. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhārā. Phassasamudayā saṅkhārasamudayo; phassanirodhā saṅkhāranirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo saṅkhāranirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ saṅkhāre abhiññāya, evaṃ saṅkhārasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ saṅkhāranirodhaṃ abhiññāya, evaṃ saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya saṅkhārānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipannā, te suppaṭipannā. Ye suppaṭipannā, te imasmiṃ dhammavinaye gādhanti.

Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ saṅkhāre abhiññāya, evaṃ saṅkhārasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ saṅkhāranirodhaṃ abhiññāya, evaṃ saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya saṅkhārānaṃ nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimuttā, te suvimuttā. Ye suvimuttā, te kevalino. Ye kevalino vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là hành? Này chư Tỳ khưu, có sáu chủ tâm tạo tác gồm: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Đây gọi là tư. Với sự tập khởi của xúc, tác động sự tập khởi của hành. Với sự chấm dứt xúc, hành được chấm dứt. Và con đường đưa đến hành chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ hành như vậy, trực ngộ nhân sanh hành như vậy, trực ngộ sự chấm dứt hành như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt hành như vậy dẫn đến vô cầu đối với hành, ly tham đối với hành, chấm dứt đối với hành. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ hành như vậy, trực ngộ nhân sanh hành như vậy, trực ngộ sự chấm dứt hành như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt hành như vậy dẫn đến vô cầu đối với hành, ly tham đối với hành, chấm dứt đối với hành, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Những bậc chí thiện không thể nói về luân chuyển nữa.

Katamañca, bhikkhave, viññāṇaṃ? Chayime, bhikkhave, viññāṇakāyā—cakkhuviññāṇaṃ, sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, kāyaviññāṇaṃ, manoviññāṇaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, viññāṇaṃ. Nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo; nāmarūpanirodhā viññāṇanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo viññāṇanirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ viññāṇaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya viññāṇassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipannā, te suppaṭipannā. Ye suppaṭipannā, te imasmiṃ dhammavinaye gādhanti.

Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ viññāṇaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimuttā, te suvimuttā. Ye suvimuttā, te kevalino. Ye kevalino vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāyā”ti.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là thức? Có sáu thức gồm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Đây gọi là thức. Với sự tập khởi của danh sắc, tác động sự tập khởi của thức. Với sự chấm dứt danh sắc, thức được chấm dứt. Và con đường đưa đến danh sắc chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ thức như vậy, trực ngộ nhân sanh thức như vậy, trực ngộ sự chấm dứt thức như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thức như vậy dẫn đến vô cầu đối với thức, ly tham đối với thức, chấm dứt đối với thức. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ thức như vậy, trực ngộ nhân sanh thức như vậy, trực ngộ sự chấm dứt thức như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thức như vậy dẫn đến vô cầu đối với thức, ly tham đối với thức, chấm dứt đối với thức, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Những bậc chí thiện không thể nói về luân chuyển nữa.

 

 

Chú Thích

Thuật ngữ “Upādāna” - thủ chỉ cho sự bám chấp. Ngũ thủ uẩn bao gồm cả ba phương diện: năm uẩn sanh ra do chấp thủ, mang bản chất chấp thủ và là đối tượng của chấp thủ (cảnh thủ). Thủ có thể được ví như những chất gây ghiền trong thảo mộc, dẫn đến tình trạng nghiện ngập khó bỏ.

Chữ “vaṭṭa” có nghĩa là xoay tròn, luân chuyển, lẩn quẩn. Chữ “vaṭṭa” trong bài kinh này chỉ cho luân hồi hay vòng lẩn quẩn sinh tử mà chỉ có bậc a la hán mới chấm dứt hoàn toàn.

Danh từ “parivaṭṭa” lò vòng tròn. Trong bài kinh này, chỉ cho sự hiểu biết hoàn chỉnh theo hệ luận tứ đế: bản chất, nhân sanh, sự vượt thoát và con đường đưa đến vượt thoát. Không hiểu trọn vẹn bốn khía cạnh thì không thể gọi là viên giác hay sự hiểu biết hoàn chỉnh. Ý nghĩa này tương tự như “ba luân, mười hai chuyển” trong Kinh Chuyển Pháp Luân. Tực kinh dịch thoát là Kinh Tất Cả Khía Cạnh Chấp Thủ.

Chữ “abhiññāya” theo Sớ Giải Trung Bộ là “sự hiểu biết đến từ trực nhận”, như một người biết về cái ngon của vị canh do tự mình nếm, chứ không qua sự mô tả của người khác. Hoà thượng Thích Minh Châu dịch theo văn tự là “thắng tri”. Bản dịch này chuyển ngữ theo ý nghĩa là “trực ngộ”.

Nhân sanh của sắc là dưỡng tố chỉ cho tứ thực: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực.

Nhân sanh của thọ là sáu căn tiếp xúc với cảnh (nhãn xúc, nhĩ xúc …) thuộc yếu tố chủ quan (tức 6 căn).

Nhân sanh của tưởng, hành liên quan đến sáu cảnh (sắc tưởng, thinh tưởng … sắc tư, thinh tư….) thuộc yếu tố khách quan (tức 6 cảnh).

Nhân sanh của thức là danh sắc. Sắc là sắc uẩn. Danh là thọ, tưởng, hành. Xem thêm ý nghĩa từ hai bài kinh trước.

Theo Sớ Giải “người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này” chỉ cho các bậc thánh hữu học từ sơ đạo đến tam quả. “Những bậc chí thiện” chỉ cho chư vị tứ quả a la hán.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ Giải Upādānaparipavattasuttaṃ

catutthe catuparivaṭṭanti ekekasmiṃ khandhe catunnaṃ parivaṭṭanavasena. rūpaṃ abbhaññāsinti rūpaṃ dukkhasaccanti abhiññāsiṃ. evaṃ sabbapadesu catusaccavaseneva attho veditabbo. āhārasamudayāti ettha sacchandarāgo kabaḷīkārāhāro āhāro nāma. paṭipannāti sīlato paṭṭhāya yāva arahattamaggā paṭipannā honti. gādhantīti patiṭṭhahanti. ettāvatā sekkhabhūmiṃ kathetvā idāni asekkhabhūmiṃ kathento ye ca kho keci, bhikkhavetiādimāha. suvimuttāti arahattaphalavimuttiyā suṭṭhu vimuttā. kevalinoti sakalino katasabbakiccā. vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāyāti yena te avasiṭṭhena vaṭṭena paññāpeyyuṃ, taṃ nesaṃ vaṭṭaṃ natthi paññāpanāya. atha vā vaṭṭanti kāraṇaṃ, paññāpanāya kāraṇaṃ natthīti. ettāvatā asekkhabhūmivāro kathito. catutthaṃ.

Ý kiến bạn đọc