Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | TỰ XÁC CHỨNG THÁNH QUẢ NHẬP LƯU - Kinh Năm Oan Kết Sợ Hãi (Pañcaverabhayasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | TỰ XÁC CHỨNG THÁNH QUẢ NHẬP LƯU - Kinh Năm Oan Kết Sợ Hãi (Pañcaverabhayasuttaṃ)

Thứ ba, 28/03/2023, 18:04 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 28.3.2023

 


TỰ XÁC CHỨNG THÁNH QUẢ NHẬP LƯU

Kinh Năm Oan Kết Sợ Hãi (Pañcaverabhayasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 68)

Đạo quả trong Phật Pháp không phải là có được do sự ban phong. Hơn thế nữa người chứng thánh quả có khả năng tự biết sở đắc, sở chứng. Quả vị nhập lưu tuy là tầng thánh thấp nhất nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt vì là sự chuyển hoá từ phàm sang thánh và một khi đã “vào giòng thánh vức” thì con đường sanh tử, cái nhìn, sở hành hoàn toàn khác biệt phàm nhân. Pháp tánh của một bậc thánh được đề cập trong Tam Tạng rất khác với quan niệm thường thức. Ở đây, một lần nữa, sự hiểu biết về duyên khởi là căn bản của tuệ giác.

Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho anāthapiṇḍiko gahapati yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ bhagavā etadavoca –

‘‘Yato kho, gahapati, ariyasāvakassa pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti, catūhi ca sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti, ariyo cassa ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho, so ākaṅkhamāno attanāva attānaṃ byākareyya – ‘khīṇanirayomhi khīṇatiracchānayoni khīṇapettivisayo khīṇāpāyaduggativinipāto, sotāpannohamasmi avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano’’’ti.

Ngự tại Sāvatthi.

Bấy giờ gia chủ Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc) đi đến Thế Tôn đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói với gia chủ Anāthapiṇḍika:

-- Này Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm oan kết sợ hãi, có được bốn dự lưu chi phần, thấy rõ và thâm nhập thánh lý với chánh trí, thì nếu muốn, vị ấy có thể tuyên bố về chính mình: tôi là người bất đọa địa ngục, bất đoạ bàng sanh, bất đoạ ngạ quỷ, bất đoạ cõi dữ, bất đoạ ác thú, không sanh vào cảnh khổ. Tôi đã chứng quả nhập lưu, không còn đoạ lạc, nhất hướng cứu cánh giác ngộ”.

‘‘Katamāni pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti? Yaṃ, gahapati, pāṇātipātī pāṇātipātapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, pāṇātipātā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, adinnādāyī adinnādānapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, adinnādānā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, kāmesumicchācārī kāmesumicchācārapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, kāmesumicchācārā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, musāvādī musāvādapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, musāvādā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, surāmerayamajjapamādaṭṭhāyī surāmerayamajjapamādaṭṭhānapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, surāmerayamajjapamādaṭṭhānā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti. Imāni pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti.

Thế nào là nhiếp phục được năm oan kết sợ hãi?

Này Gia chủ, người từ bỏ sự sát hại sinh mạng vốn là duyên tạo nên oan kết sợ hãi đời nầy và đời sau và cảm thọ khổ ưu. Như vậy là nhiếp phục oan kết sợ hãi.

Người từ bỏ sự lấy của không cho vốn là duyên tạo nên oan kết sợ hãi đời nầy và đời sau và cảm thọ khổ ưu. Như vậy là nhiếp phục oan kết sợ hãi.

Này Gia chủ, người từ bỏ tà hạnh trong dục vọng vốn là duyên tạo nên oan kết sợ hãi đời nầy và đời sau và cảm thọ khổ ưu. Như vậy là nhiếp phục oan kết sợ hãi.

Này Gia chủ, người từ bỏ nói sai sự thật vốn là duyên tạo nên oan kết sợ hãi đời nầy và đời sau và cảm thọ khổ ưu. Như vậy là nhiếp phục oan kết sợ hãi.

Này Gia chủ, người từ bỏ say sưa rượu men, rượu nấu, và các chất say vốn là duyên tạo nên oan kết sợ hãi đời nầy và đời sau và cảm thọ khổ ưu. Như vậy là nhiếp phục oan kết sợ hãi.

Đó là sự nhiếp phục năm oan kết sợ hãi.

‘‘Katamehi catūhi sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti? Idha, gahapati, ariyasāvako buddhe aveccappasādena samannāgato hoti – ‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’’’ti.

‘‘Dhamme aveccappasādena samannāgato hoti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’’ti.

-‘‘Saṅghe aveccappasādena samannāgato hoti – ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’’’ti.

‘‘Ariyakantehi sīlehi samannāgato hoti akhaṇḍehi acchiddehi asabalehi akammāsehi bhujissehi viññuppasatthehi aparāmaṭṭhehi samādhisaṃvattanikehi. Imehi catūhi sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti.

- Thế nào là bốn dự lưu chi phần được đầy đủ?

Này Gia chủ, ở đây vị thánh đệ tử đầy đủ lòng tin bất động, đối với Phật: “Ngài là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Đà, Thế Tôn".

Vị ấy đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp: "Ðây là Pháp do Đức Thế Tôn thiện thuyết, thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng".

Vị ấy đầy đủ lòng tin bất động đối với Tăng: "Chư Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh, là bậc Trực hạnh, là bậc Như Hạnh, là bậc Chánh hạnh; gồm bốn đôi tám chúng. Chư Tăng đệ tử của Đức Thế Tôn xứng đáng được cung kính, đáng được ái mộ, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay đảnh lễ, là phước điền vô thượng ở đời".

Vị ấy đầy đủ các giới đức vốn là khuynh hướng cố hữu của bậc thánh, không bị bể vụn, không bị hỏng, không có tỳ vết, không có vết nhơ, đưa đến tự tại, được người trí tán thán, không bị nhiễm trước, đưa đến thiền định.

Như vậy bốn Dự lưu chi này được đầy đủ.

‘‘Katamo cassa ariyo ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho? Idha, gahapati, ariyasāvako paṭiccasamuppādaññeva sādhukaṃ yoniso manasi karoti – ‘iti imasmiṃ sati idaṃ hoti, imasmiṃ asati idaṃ na hoti; imassuppādā idaṃ uppajjati, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati. Yadidaṃ avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti. Ayamassa ariyo ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho.

Thế nào là thấy rõ và thâm nhập thánh lý với chánh trí?

Này Gia chủ, ở đây vị thánh đệ tử khéo suy quán định lý duyên khởi như sau: "Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này diệt, cái kia diệt".

Tức là với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, tho sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận.

Ðây là thấy rõ và thâm nhập thánh lý với chánh trí.

‘‘Yato kho, gahapati, ariyasāvakassa imāni pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti, imehi catūhi sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti, ayañcassa ariyo ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho, so ākaṅkhamāno attanāva attānaṃ byākareyya – ‘khīṇanirayomhi khīṇatiracchānayoni khīṇapettivisayo khīṇāpāyaduggativinipāto, sotāpannohamasmi avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano’’’ti.

-- Này Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử nhiếp phục được năm oan kết sợ hãi, có được bốn dự lưu chi phần, thấy rõ và thâm nhập thánh lý với chánh trí, thì nếu muốn, vị ấy có thể tuyên bố về chính mình: tôi là người bất đọa địa ngục, bất đoạ bàng sanh, bất đoạ ngạ quỷ, bất đoạ cõi dữ, bất đoạ ác thú, không sanh vào cảnh khổ. Tôi đã chứng quả nhập lưu, không còn đoạ lạc, nhất hướng cứu cánh giác ngộ”.

Chú Thích

Hai từ bhayāni verāni trong các bản dịch có sai biệt: bản Anh ngữ của Ngài Bodhi dịch là “oan kết đáng sợ” ( fearful animosities). Bản chữ Hán thì dịch là oan kết và sợ hãi. Bản dịch nầy y cứ vào Sớ Giải: tư niệm tạo nên oan kết và sợ hãi (bhayaveracetanāyo). Như ý nghĩa: một người sát sanh tạo nên oan kết, sợ hãi cho nạn nhân và chính mình.

Theo Sớ Giải chữ niyata – sanh thú cố định - đối với bậc nhập lưu có hai ý nghĩa: một là sẽ không bao giờ sanh vào cõi khổ; hai là nếu còn sanh lại trong cõi dục giới tối đa không quá bảy kiếp (thất lai).

Chữ sambodhiparāyaṇa hàm ý là điểm đến sau cùng là hoàn toàn giác ngộ. Sau nầy Phật giáo Đại Thừa dùng từ nầy để chỉ cho “sự phát bồ đề tâm cầu chứng quả chánh đẳng chánh giác” tức là đại nguyện thành Phật toàn giác. Khái niệm nầy không có trong Tam Tạng Pāli đối với vị thánh tu đà huờn.

Thuật ngữ sotāpattiyaṅga – nhập lưu chi phần – trong Tam tạng Pāli dùng chỉ hai trường hợp: Một là ba chi phần đưa đến quả nhập lưu gồm thân cận thiện nhân, lắng nghe diệu pháp, thực hành đúng pháp. Hai là bốn chi phần xác chứng một bậc chứng nhập lưu là thành tựu niềm tin bất động ở Phật, niềm tin bất động ở Pháp, niềm tin bất động ở Tăng, và giới hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Nhập lưu chi phần trong bài kinh nầy hiểu theo cách xác chứng.

Cụm từ ariyakantāni sīlāni – giới hạnh vốn là khuynh hướng cố hữu của bậc thánh – dịch thoát theo bản Sớ Giải chỉ cho ngũ giới. Gọi như vậy vì đối với vị chứng quả thánh hữu học nếu còn luân hồi sanh tử thì khi sanh lại luôn luôn có đủ năm giới như là giới tự nhiên. Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thì đây là giới tự nhiên vì không bị chi phối bởi ái chấp và kiến chấp khiến sở hành tà vạy.

Thuật ngữ ñāya ở đây dịch thoát là thánh lý. Theo Sớ Giải bao gồm sự hiểu biết mạch lạc đối với hai pháp: đạo đế hay bát thánh đạo là con đường thoát khổ và duyên khởi là hiểu rõ bàn chất của vạn hữu sanh diệt do duyên. Các nhà Sớ giải chú thích ñāya có ngữ căn ni + i hàm nghĩa là phương pháp, không liên hệ gì tới ñāṇa (tuệ tri).

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

1. Pañcaverabhayasuttaṃ

41. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho anāthapiṇḍiko gahapati yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ bhagavā etadavoca –

‘‘Yato kho, gahapati, ariyasāvakassa pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti, catūhi ca sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti, ariyo cassa ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho, so ākaṅkhamāno attanāva attānaṃ byākareyya – ‘khīṇanirayomhi khīṇatiracchānayoni khīṇapettivisayo khīṇāpāyaduggativinipāto, sotāpannohamasmi avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano’’’ti.

‘‘Katamāni pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti? Yaṃ, gahapati, pāṇātipātī pāṇātipātapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, pāṇātipātā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, adinnādāyī adinnādānapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, adinnādānā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, kāmesumicchācārī kāmesumicchācārapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, kāmesumicchācārā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, musāvādī musāvādapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, musāvādā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti.

‘‘Yaṃ, gahapati, surāmerayamajjapamādaṭṭhāyī surāmerayamajjapamādaṭṭhānapaccayā diṭṭhadhammikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, samparāyikampi bhayaṃ veraṃ pasavati, cetasikampi dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati, surāmerayamajjapamādaṭṭhānā paṭiviratassa evaṃ taṃ bhayaṃ veraṃ vūpasantaṃ hoti. Imāni pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti.

‘‘Katamehi catūhi sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti? Idha, gahapati, ariyasāvako buddhe aveccappasādena samannāgato hoti – ‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’’’ti.

‘‘Dhamme aveccappasādena samannāgato hoti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’’ti.

‘‘Saṅghe aveccappasādena samannāgato hoti – ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’’’ti.

‘‘Ariyakantehi sīlehi samannāgato hoti akhaṇḍehi acchiddehi asabalehi akammāsehi bhujissehi viññuppasatthehi aparāmaṭṭhehi samādhisaṃvattanikehi. Imehi catūhi sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti.

‘‘Katamo cassa ariyo ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho? Idha, gahapati, ariyasāvako paṭiccasamuppādaññeva sādhukaṃ yoniso manasi karoti – ‘iti imasmiṃ sati idaṃ hoti, imasmiṃ asati idaṃ na hoti; imassuppādā idaṃ uppajjati, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati. Yadidaṃ avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti. Ayamassa ariyo ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho.

‘‘Yato kho, gahapati, ariyasāvakassa imāni pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti, imehi catūhi sotāpattiyaṅgehi samannāgato hoti, ayañcassa ariyo ñāyo paññāya sudiṭṭho hoti suppaṭividdho, so ākaṅkhamāno attanāva attānaṃ byākareyya – ‘khīṇanirayomhi khīṇatiracchānayoni khīṇapettivisayo khīṇāpāyaduggativinipāto, sotāpannohamasmi avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano’’’ti.

1. Pañcaverabhayasuttavaṇṇanā

41. Gahapativaggassa paṭhame yatoti yadā. Bhayāni verānīti bhayaveracetanāyo. Sotāpattiyaṅgehīti duvidhaṃ sotāpattiyā aṅgaṃ, (sotāpattiyā ca aṅgaṃ,) yaṃ pubbabhāge sotāpattipaṭilābhāya saṃvattati, ‘‘sappurisasaṃsevo saddhammassavanaṃ yonisomanasikāro dhammānudhammappaṭipattī’’ti (dī. ni. 3.311) evaṃ āgataṃ, paṭiladdhaguṇassa ca sotāpattiṃ patvā ṭhitassa aṅgaṃ, yaṃ sotāpannassa aṅgantipi vuccati, buddhe aveccappasādādīnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. Idamidha adhippetaṃ. Ariyoti niddoso nirupārambho. Ñāyoti paṭiccasamuppannaṃ ñatvā ṭhitañāṇampi paṭiccasamuppādopi. Yathāha – ‘‘ñāyo vuccati paṭiccasamuppādo, ariyopi aṭṭhaṅgiko maggo ñāyo’’ti. Paññāyāti aparāparaṃ uppannāya vipassanāpaññāya. Sudiṭṭho hotīti aparāparaṃ uppajjitvā dassanavasena suṭṭhu diṭṭho.

Khīṇanirayotiādīsu āyatiṃ tattha anuppajjanatāya khīṇo nirayo mayhanti so ahaṃ khīṇanirayo. Esa nayo sabbattha. Sotāpannoti maggasotaṃ āpanno. Avinipātadhammoti na vinipātasabhāvo. Niyatoti paṭhamamaggasaṅkhātena sammattaniyāmena niyato. Sambodhiparāyanoti uttarimaggattayasaṅkhāto sambodhi paraṃ ayanaṃ mayhanti sohaṃ sambodhiparāyano, taṃ sambodhiṃ avassaṃ abhisambujjhanakoti attho.

Pāṇātipātapaccayāti pāṇātipātakammakāraṇā. Bhayaṃ veranti atthato ekaṃ. Verañca nāmetaṃ duvidhaṃ hoti bāhiraṃ ajjhattikanti. Ekena hi ekassa pitā mārito hoti, so cintesi ‘‘etena kira me pitā mārito, ahampi taṃyeva māressāmī’’ti nisitaṃ satthaṃ ādāya carati. Yā tassa abbhantare uppannaveracetanā, idaṃ bāhiraṃ veraṃ nāma. Yā pana itarassa ‘‘ayaṃ kira maṃ māressāmīti carati, ahameva naṃ paṭhamataraṃ māressāmī’’ti cetanā uppajjati, idaṃ ajjhattikaṃ veraṃ nāma. Idaṃ tāva ubhayampi diṭṭhadhammikameva. Yā pana taṃ niraye uppannaṃ disvā ‘‘etaṃ paharissāmī’’ti jalitaṃ ayamuggaraṃ gaṇhato nirayapālassa cetanā uppajjati, idamassa samparāyikaṃ bāhiraveraṃ. Yā cassa ‘‘ayaṃ niddosaṃ maṃ paharissāmīti āgacchati, ahameva naṃ paṭhamataraṃ paharissāmī’’ti cetanā uppajjati, idamassa samparāyikaṃ ajjhattaveraṃ. Yaṃ panetaṃ bāhiraveraṃ, taṃ aṭṭhakathāyaṃ ‘‘puggalavera’’nti vuttaṃ. Dukkhaṃ domanassanti atthato ekameva. Yathā cettha, evaṃ sesapadesupi ‘‘iminā mama bhaṇḍaṃ haṭaṃ, mayhaṃ dāresu cārittaṃ āpannaṃ, musā vatvā attho bhaggo, surāmadamattena idaṃ nāma kata’’ntiādinā nayena veruppatti veditabbā. Aveccappasādenāti adhigatena acalappasādena. Ariyakantehīti pañcahi sīlehi. Tāni hi ariyānaṃ kantāni piyāni. Bhavantaragatāpi ariyā tāni na vijahanti, tasmā ‘‘ariyakantānī’’ti vuccanti. Sesamettha yaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ sabbaṃ visuddhimagge anussatiniddese vuttameva. Paṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc