Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TỪ CĂN CỘI TỚI NGỌN NGÀNH - Kinh Cội Nguồn Của Khổ Đau (Aghamūlasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TỪ CĂN CỘI TỚI NGỌN NGÀNH - Kinh Cội Nguồn Của Khổ Đau (Aghamūlasuttaṃ)

Thứ năm, 21/03/2024, 07:17 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 20.3.2024

TỪ CĂN CỘI TỚI NGỌN NGÀNH

Kinh Cội Nguồn Của Khổ Đau (Aghamūlasuttaṃ)

Tập III Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Gánh Nặng (S,iii,31)

Một đặc điểm của pháp thế gian hay pháp hữu vi, theo Phật học là tất cả sự sanh khởi, hiện hữu đều có căn nguyên. Nhân duyên thì có nhiều, nhưng nói về căn cội thì Đức Phật dạy tất cả vốn bắt nguồn từ khát ái (taṇhā). Thoạt nghe rất khó hiểu, vì đâu ai khao khát khổ đau mà lại nói khổ đau sản sinh từ khát ái? Tam giới như hoả trạch vốn tạo nên bởi dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Những biến hiện vô cùng của vạn hữu đến từ dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Hướng về một “phương trời viễn mộng” tạo thành cảnh giới tái sanh. Ý niệm muốn có cái này hay không là thế kia, chính là động lực tạo nên dòng trầm luân sanh tử. Có ai biết bể khổ mênh mông khởi sự từ nỗi khát khao chìm sâu trong tâm thức?

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Aghañca, bhikkhave, desessāmi aghamūlañca. Taṃ suṇātha.

Nhân duyên ở Sāvatthi

-Này chư Tỳ Khưu, Ta sẽ thuyết về khổ đau và cội nguồn của đau khổ. Hãy lắng nghe.

Katamañca, bhikkhave, aghaṃ? Rūpaṃ, bhikkhave, aghaṃ, vedanā aghaṃ, saññā aghaṃ, saṅkhārā aghaṃ, viññāṇaṃ aghaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, aghaṃ.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là khổ đau? Sắc là khổ đau, thọ là khổ đau; tưởng là khổ đau; hành là khổ đau; thức là khổ đau. Này chư Tỳ Khưu, đây gọi là khổ đau.

Katamañca, bhikkhave, aghamūlaṃ? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī; Seyyathidaṃ—kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ vuccati, bhikkhave, aghamūlan”ti.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là cội nguồn của đau khổ? Chính là khát ái dẫn tới tái sanh, gắn kết với vui thích và say đắm, tầm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

 

Chú Thích

Chữ “agha” theo Sớ giải đồng nghĩa với “dukkha”. Tuy vậy, trên phương diện ngữ văn thì “dukkha - thường dịch là khổ” mang ý nghĩa phổ quát hơn, kể cả bản chất khách quan về sự bất toàn, trống rỗng, trong lúc chữ “agha” cũng nói về khổ nhưng qua góc nhìn của nhận chịu hay cảm nhận, giống như ý nghĩa cụm từ “khốn khổ khốn nạn” hay nỗi đau trầm thống. Bản Anh ngữ của ngài Bodhi dùng chữ misery.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

10. Aghamūlasutta

31. Sāvatthinidānaṃ.

“Aghañca, bhikkhave, desessāmi aghamūlañca. Taṃ suṇātha.

Katamañca, bhikkhave, aghaṃ? Rūpaṃ, bhikkhave, aghaṃ, vedanā aghaṃ, saññā aghaṃ, saṅkhārā aghaṃ, viññāṇaṃ aghaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, aghaṃ.

Katamañca, bhikkhave, aghamūlaṃ? Yāyaṃ taṇhā ponobhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī; Seyyathidaṃ—kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ vuccati, bhikkhave, aghamūlan”ti.

Dasamaṃ.

Saṃyutta Nikāya, khandhavagga-aṭṭhakathā

31. dasame aghanti dukkhaṃ. evamettha dukkhalakkhaṇameva kathitaṃ. dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc