Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - TỪ CÁI TẦM THƯỜNG NGHIỆM CÁI PHI THƯỜNG - Kinh Không An Lạc (Aratisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - TỪ CÁI TẦM THƯỜNG NGHIỆM CÁI PHI THƯỜNG - Kinh Không An Lạc (Aratisuttaṃ)

Thứ tư, 10/08/2022, 18:27 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 10.8.2022


TỪ CÁI TẦM THƯỜNG NGHIỆM CÁI PHI THƯỜNG

Kinh Không An Lạc (Aratisuttaṃ)

(CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA) (S. i, 186)

Trong đời sống tu tập có những hiện tượng rất tầm thường lại tạo nên những giao động đáng quan ngại. Ở đây một tỳ khưu mới tu sống với thầy truyền giới vì ít trò chuyện sanh tâm buồn nản sự tu tập rồi khởi dục niệm thế tục. Cũng may là vị nầy có học, có tu nên vận dụng được sự suy niệm đối với cảnh giới giác ngộ giải thoát nhờ vậy khiến tâm trở lại sự vững vàng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy sự không an lạc trong cuộc sống là nguyên nhân tác động nhiều tạp niệm dẫn đến sự trôi dạt mất phương hướng trong cuộc tu. Chính vì điểm nầy, đối với người tu, sự thiếu an lạc trong cuộc sống cần được nhận diện với thái độ nghiêm túc. Tương tự như sự nhạt nhẽo trong đời sống gia đình có thể đưa đến gẫy đổ cả cuộc hôn nhân vốn dầy công tạo dựng.

Ekaṃ samayaṃ...pe... āyasmā vaṅgīso āḷaviyaṃ viharati aggāḷave cetiye āyasmatā nigrodhakappena upajjhāyena saddhiṃ. Tena kho pana samayena āyasmā nigrodhakappo pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto vihāraṃ pavisati, sāyaṃ vā nikkhamati aparajju vā kāle. Tena kho pana samayena āyasmato vaṅgīsassa anabhirati uppannā hoti, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti.

Thuở ấy Tôn giả Vaṅgīsa trú tại ngôi đền Aggāḷava, ở Āḷavī cùng với thầy truyền giới là Tôn giả Nigrodha Kappa. Bấy giờ Tôn giả Nigrodha Kappa sau khi trì bình và thọ thực thường ở trong tịnh thất đến chiều hay hôm sau mới ra ngoài.

Riêng Tôn giả Vaṅgīsa tâm sanh buồn nãn và bị dục niệm chi phối.

Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘alābhā vata me, na vata me lābhā; dulladdhaṃ vata me, na vata me suladdhaṃ; yassa me anabhirati uppannā, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti; taṃ kutettha labbhā, yaṃ me paro anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādeyya. Yaṃnūnāhaṃ attanāva attano anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādeyya’’nti.

Rồi Tôn giả tự nghĩ: Thật là bất lợi cho ta, thật là mất mát cho ta, thật là điều không may cho ta khi lòng dục sanh khởi nơi ta, khi sự khó chịu sanh khởi nơi ta. Ai có thể dập tắt sự khó chịu và khiến mình tịnh lạc? Ta hãy tự mình dập tắt sự khó chịu và khiến mình tịnh lạc.

Atha kho āyasmā vaṅgīso attanāva attano anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādetvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Aratiñca ratiñca pahāya, sabbaso gehasitañca vitakkaṃ;

Vanathaṃ na kareyya kuhiñci, nibbanatho arato sa hi bhikkhu.

‘‘Yamidha pathaviñca vehāsaṃ, rūpagatañca jagatogadhaṃ;

Kiñci parijīyati sabbamaniccaṃ, evaṃ samecca caranti mutattā.

‘‘Upadhīsu janā gadhitāse, diṭṭhasute paṭighe ca mute ca;

Ettha vinodaya chandamanejo, yo ettha na limpati taṃ munimāhu.

‘‘Atha saṭṭhinissitā savitakkā, puthū janatāya adhammā niviṭṭhā;

Na ca vaggagatassa kuhiñci, no pana duṭṭhullabhāṇī sa bhikkhu.

‘‘Dabbo cirarattasamāhito, akuhako nipako apihālu;

Santaṃ padaṃ ajjhagamā muni paṭicca, parinibbuto kaṅkhati kāla’’nti.

Tôn giả Vaṅgīsa sau khi tự mình dập tắt sự khó chịu và khiến mình tịnh lạc đã nói lên kệ ngôn nầy:

“Bỏ tâm thích, không thích

Cả tư duy thế tục

Không nuôi dục niệm nào

Bậc vô cầu ly tham

Thật đúng là tỳ khưu.

“Trên mặt đất, hư không

Mọi hình tướng ở đời

Đều vô thường biến hoại

Hiền thánh ngộ điều nấy.

“Chúng sanh chấp sở y

Với thấy, nghe, xúc chạm

Đoạn tham cầu, bất động

Là Mâu Ni vô trước.

“Chấp sáu mươi tà kiến

Cái nhìn theo tư ý

Người đời theo tà đạo

Tỳ khưu không môn phái

Chằng dùng lời vọng ngôn.

“Minh sát, tâm thường định

Sống thật và nghiêm túc

Không vọng động tham cầu

Bậc thánh đạt tịnh lạc

Đến thời điếm thích hợp

Chứng vô dư giải thoát.

(Bổ túc sau)

Cụm từ aratiñ ca ratiñ ca – buồn nãn và ưa thích ở đây theo Sớ giải chỉ cho tâm thái của hành giả có lúc không thấy an lạc trong sự tu tập từ đó khởi sanh dục niệm nhất là những ham muốn thế tục liên quan tới dục lạc.

Trong bài kệ thứ hai theo sự giải thích của Sớ Giải của bài kinh thì ý nghĩa tương đối hẹp (như nói về cảnh giới của long chủng ..v.v..) trong lúc bản Sớ Giải của Trưởng Lão Tăng Kệ (Th-a III 190,4-5) mang ý nghĩa phổ quát hơn đó là tất cả hiện tượng trong tam giới đều vô thường hoại diệt (parijīyati sabba aniccaṃ). Đây là sự quán chiếu rộng lớn (mahāvipassanā) của tôn giả.

Chữ upadhi thường được dịch là sanh y trong Hán tạng chỉ cho sở cầu, sở y dựa trên tập tính và chủng loại thí dụ có những con vật thích sống trong hang hay có những sinh loại thích ăn diện đẹp đẽ. Upadhi trở thành một thứ quán tính đưa đẩy chúng sanh luân hồi sanh tử.

Theo Sớ giải thì paṭigha trong câu diṭṭhasute paṭighe ca mute ca chỉ cho mùi và vị trong lúc chữ muta chỉ cho cảnh xúc. Như vậy trọn câu bao gồm sắc, thinh, hương, vị, xúc. (Cũng bài kệ tương tự được chú thích trong Trưởng Lão Tăng Kệ thì bao gồm cả sáu cảnh (…)

Bài kệ thứ tư trong kinh nầy là thách thức đối với các nhà biên soạn Sớ giải. Con số sáu mươi khó giải thích ổn thoả. Sớ giải bài kinh nầy nói con số dựa trên kiến chấp sai lạc đối với sáu cảnh ở các hạng chúng sanh (atha cha ārammanạ nissitā puthū adhammavitakkā janatāya nivittḥā) nhưng dựa trên ngữ cảnh thì bản Sớ giải của Trưởng Lão Tăng Kệ có phần hợp lý hơn khi nói con số satthhisita là một hư từ có nghĩa là “hơn sáu mươi” chỉ cho 62 tà kiến như ghi trong Kinh Phạm Võng - Trường Bộ.

Bản Sớ Giải bài kinh nầy cũng có điểm giải thích khác biệt với những Sớ giải khác về cụm từ Na ca vaggagatassa khi nói rằng có nghĩa là “kết bè với phiền não – kilesavagga trong lúc những bản Sớ giải khác mang ý nghĩa là “không nặng tinh thần tông phái” như câu “giữa những người nặng phe phái bậc trí không phe phái – vaggagatesu na vaggasāri dhīro. Điều nầy hàm nghĩa một người tu tập đúng nghĩa nhận thức các pháp từ tuệ quán chứ không phải qua lăng kính đạo nầy hay tông phái kia. Câu no pana duṭṭhullabhānī sa bhikkhu được hiểu là một tỳ khưu đúng nghĩa không nói lời miệt thị vì đầu óc tông phái (duṭṭhullagāhī).

Bài kệ sau cùng nói về một bậc vô sanh ứng cúng đã viên mãn giác ngộ đoạn tận phiền não chỉ chờ thời điểm thích hợp chứng vô dư niết bàn (nibbāna paṭic ca kilesaparinibbānena parinibbuto parinibbānakālaṃ [anupādisesanibbānakālaṃ] āgameti). Đây cần được hiểu là sự lựa chọn không nằm trong “thích hay không thích".

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

2. Aratisuttaṃ [Mūla]

210. Ekaṃ samayaṃ...pe... āyasmā vaṅgīso āḷaviyaṃ viharati aggāḷave cetiye āyasmatā nigrodhakappena upajjhāyena saddhiṃ. Tena kho pana samayena āyasmā nigrodhakappo pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto vihāraṃ pavisati, sāyaṃ vā nikkhamati aparajju vā kāle. Tena kho pana samayena āyasmato vaṅgīsassa anabhirati uppannā hoti, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘alābhā vata me, na vata me lābhā; dulladdhaṃ vata me, na vata me suladdhaṃ; yassa me anabhirati uppannā, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti; taṃ kutettha labbhā, yaṃ me paro anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādeyya. Yaṃnūnāhaṃ attanāva attano anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādeyya’’nti. Atha kho āyasmā vaṅgīso attanāva attano anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādetvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Aratiñca ratiñca pahāya, sabbaso gehasitañca vitakkaṃ;

Vanathaṃ na kareyya kuhiñci, nibbanatho arato sa hi bhikkhu.

‘‘Yamidha pathaviñca vehāsaṃ, rūpagatañca jagatogadhaṃ;

Kiñci parijīyati sabbamaniccaṃ, evaṃ samecca caranti mutattā.

‘‘Upadhīsu janā gadhitāse, diṭṭhasute paṭighe ca mute ca;

Ettha vinodaya chandamanejo, yo ettha na limpati taṃ munimāhu.

‘‘Atha saṭṭhinissitā savitakkā, puthū janatāya adhammā niviṭṭhā;

Na ca vaggagatassa kuhiñci, no pana duṭṭhullabhāṇī sa bhikkhu.

‘‘Dabbo cirarattasamāhito, akuhako nipako apihālu;

Santaṃ padaṃ ajjhagamā muni paṭicca, parinibbuto kaṅkhati kāla’’nti.

2. Aratīsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

210. Ekaṃ samayaṃ...pe... āyasmā vaṅgīso āḷaviyaṃ viharati aggāḷave cetiye āyasmatā nigrodhakappena upajjhāyena saddhiṃ. Tena kho pana samayena āyasmā nigrodhakappo pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto vihāraṃ pavisati, sāyaṃ vā nikkhamati aparajju vā kāle. Tena kho pana samayena āyasmato vaṅgīsassa anabhirati uppannā hoti, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘alābhā vata me, na vata me lābhā; dulladdhaṃ vata me, na vata me suladdhaṃ; yassa me anabhirati uppannā, rāgo cittaṃ anuddhaṃseti; taṃ kutettha labbhā, yaṃ me paro anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādeyya. Yaṃnūnāhaṃ attanāva attano anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādeyya’’nti. Atha kho āyasmā vaṅgīso attanāva attano anabhiratiṃ vinodetvā abhiratiṃ uppādetvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Aratiñca ratiñca pahāya, sabbaso gehasitañca vitakkaṃ;

Vanathaṃ na kareyya kuhiñci, nibbanatho arato sa hi bhikkhu.

‘‘Yamidha pathaviñca vehāsaṃ, rūpagatañca jagatogadhaṃ;

Kiñci parijīyati sabbamaniccaṃ, evaṃ samecca caranti mutattā.

‘‘Upadhīsu janā gadhitāse, diṭṭhasute paṭighe ca mute ca;

Ettha vinodaya chandamanejo, yo ettha na limpati taṃ munimāhu.

‘‘Atha saṭṭhinissitā savitakkā, puthū janatāya adhammā niviṭṭhā;

Na ca vaggagatassa kuhiñci, no pana duṭṭhullabhāṇī sa bhikkhu.

‘‘Dabbo cirarattasamāhito, akuhako nipako apihālu;

Santaṃ padaṃ ajjhagamā muni paṭicca, parinibbuto kaṅkhati kāla’’nti.

2. Aratīsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

210. Dutiye nikkhamatīti vihārā nikkhamati. Aparajju vā kāleti dutiyadivase vā bhikkhācārakāle. Vihāragaruko kiresa thero. Aratiñca ratiñcāti sāsane aratiṃ kāmaguṇesu ca ratiṃ. Sabbaso gehasitañca vitakkanti pañcakāmaguṇagehanissitaṃ pāpavitakkañca sabbākārena pahāya. Vanathanti kilesamahāvanaṃ. Kuhiñcīti kismiñci ārammaṇe. Nibbanathoti nikkilesavano. Aratoti taṇhāratirahito.

Pathaviñca vehāsanti pathaviṭṭhitañca itthipurisavatthālaṅkārādivaṇṇaṃ, vehāsaṭṭhakañca candasūriyobhāsādi. Rūpagatanti rūpameva. Jagatogadhanti jagatiyā ogadhaṃ, antopathaviyaṃ nāgabhavanagatanti attho. Parijīyatīti parijīrati. Sabbamaniccanti sabbaṃ taṃ aniccaṃ. Ayaṃ therassa mahāvipassanāti vadanti. Evaṃ samaccāti evaṃ samāgantvā. Caranti mutattāti viññātattabhāvā viharanti.

Upadhīsūti khandhakilesābhisaṅkhāresu. Gadhitāti giddhā. Diṭṭhasuteti cakkhunā diṭṭhe rūpe, sotena sute sadde. Paṭighe ca mute cāti ettha paṭighapadena gandharasā gahitā, mutapadena phoṭṭhabbārammaṇaṃ. Yo ettha na limpatīti yo etesu pañcakāmaguṇesu taṇhādiṭṭhilepehi na limpati.

Atha saṭṭhinissitā savitakkā, puthū janatāya adhammā niviṭṭhāti atha cha ārammaṇanissitā puthū adhammavitakkā janatāya niviṭṭhāti attho. Na ca vaggagatassa kuhiñcīti tesaṃ vasena na katthaci kilesavaggagato bhaveyya. No pana duṭṭhullabhāṇīti duṭṭhullavacanabhāṇīpi na siyā. Sa bhikkhūti so evaṃvidho bhikkhu nāma hoti.

Dabboti dabbajātiko paṇḍito. Cirarattasamāhitoti dīgharattaṃ samāhitacitto. Nipakoti nepakkena samannāgato pariṇatapañño. Apihālūti nittaṇho. Santaṃ padanti nibbānaṃ. Ajjhagamā munīti adhigato muni. Paṭicca parinibbuto kaṅkhati kālanti nibbānaṃ paṭicca kilesaparinibbānena parinibbuto parinibbānakālaṃ āgameti. Dutiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc