Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TRÚNG CHƯỞNG MÀ KHÔNG HAY - Kinh Rùa (Kummasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TRÚNG CHƯỞNG MÀ KHÔNG HAY - Kinh Rùa (Kummasuttaṃ)

Chủ nhật, 22/10/2023, 07:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 21.10.2023

TRÚNG CHƯỞNG MÀ KHÔNG HAY

Kinh Rùa (Kummasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Nhất (S.ii,226)

Nếu lợi danh chỉ có vị cay và đắng như câu “Mùi tục luỵ lưỡi tê tân khổ” trong Cung cán ngâm khúc, thì thật dễ dàng để nhận biết, để buông bỏ. Nhưng lợi lộc, vinh dự, danh tiếng là những hệ luỵ trá hình. Cảm giác đầu tiên khi có được là vị ngọt, sự tự hào, sự mãn nguyện. Có những hiểm nạn khi biết được, thường là quá muộn. Phải có ý thức cao độ, mới thấy những di hại lâu dài của lợi danh. Phải có sáng suốt, mới thấy được hiểm hoạ trước khi hiện hình. Phải có can đảm, mới từ bỏ được, cái đa số đều hỉ hạ vui sướng khi có được. Đức Phật đưa ra lời cảnh báo: coi chừng khi biết được thì quá muộn.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... adhigamāya. Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, aññatarasmiṃ udakarahade mahākummakulaṃ ciranivāsi ahosi. Atha kho, bhikkhave, aññataro kummo aññataraṃ kummaṃ etadavoca – ‘mā kho tvaṃ, tāta kumma, etaṃ padesaṃ agamāsī’ti. Agamāsi kho, bhikkhave, so kummo taṃ padesaṃ. Tamenaṃ luddo papatāya vijjhi. Atha kho, bhikkhave, so kummo yena so kummo tenupasaṅkami. Addasā kho, bhikkhave, so kummo taṃ kummaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna taṃ kummaṃ etadavoca – ‘kacci tvaṃ, tāta kumma, na taṃ padesaṃ agamāsī’ti? ‘Agamāsiṃ khvāhaṃ, tāta kumma, taṃ padesa’nti. ‘Kacci panāsi, tāta kumma, akkhato anupahato’ti? ‘Akkhato khomhi, tāta kumma, anupahato, atthi ca me idaṃ suttakaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandha’nti. ‘Tagghasi, tāta kumma, khato, taggha upahato. Etena hi te, tāta kumma, suttakena pitaro ca pitāmahā ca anayaṃ āpannā byasanaṃ āpannā. Gaccha dāni tvaṃ, tāta kumma, na dāni tvaṃ amhāka’’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi đắc, vinh dự, danh tiếng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Này chư Tỳ Khưu, ngày xưa, có một bầy rùa lớn, sống lâu năm trong một hồ nước. Bấy giờ có một con rùa nọ nói với con rùa kia: “Bạn rùa thân mến, chớ có đi đến chỗ đó, chỗ kia…”. Nhưng con rùa kia vẫn đi. Một người thợ săn đã bắn con rùa với cây lao có dây.

Con rùa kia trở lại gặp con rùa nọ. Rùa nọ hỏi: “Có phải bạn đã đi đến chỗ ấy?”

Rùa kia trả lời: “Tôi đã đi đến chỗ ấy”.

--Hy vọng bạn không bị đâm, bị bắn.

--Tôi không có bị đâm, không bị bắn nhưng có sợi dây cứ dính theo tôi.

--Bạn bị bắn rồi, bạn bị thương rồi. Bạn có biết, chính do khí cụ săn bắt ấy mà cha của bạn, ông của bạn đã rơi vào bất hạnh, hiểm nạn. Bạn hãy đi đi. Bạn không còn là phần tử của chúng tôi nữa.

‘‘Luddoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato adhivacanaṃ. Papatāti kho, bhikkhave, lābhasakkārasilokassetaṃ adhivacanaṃ. Suttakanti kho, bhikkhave, nandirāgassetaṃ adhivacanaṃ. Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ assādeti nikāmeti – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu giddho papatāya anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo pāpimato. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

Này chư Tỳ Khưu, người thợ săn chỉ cho Ác ma. Cái lao, chỉ cho lợi lộc, vinh dự, danh vọng. Sợi dây chỉ cho sự vui sướng.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Nầy chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Ở đây có chút vấn đề về từ vựng. Phần đông người Việt Nam dùng từ “rùa” trong ý nghĩa chung chung, mà không phân biệt hai giống rùa nước và rùa cạn như từ turtle và tortoise trong Anh ngữ. Rùa nước thuộc thuỷ tộc và chỉ sống trong nước. Rùa cạn có thể sống ở sa mạc hay rừng cây không có nước. Trong Pāli, có hai danh từ kumma va kaccapa gần như đồng nghĩa, nhưng trong một số bài kinh khi hai từ ghép lại “kumma kacchapa” thì chỉ cho rùa cạn. Trong một bài kinh khác thì từ kacchapa chỉ cho rùa biển - một loài thuỷ tộc sống trong nước mặn.

Papatā được Sớ Gỉải chú thích là cây lao với đầu bằng kim loại và đuôi có sợi dây. Thường được bắn đi hay ném với lực mạnh. Khi trúng mục tiêu và xuyên thủng thì thợ săn nắm bắt nhờ sợi dây.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

3. Kummasuttaṃ

159. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... adhigamāya. Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, aññatarasmiṃ udakarahade mahākummakulaṃ ciranivāsi ahosi. Atha kho, bhikkhave, aññataro kummo aññataraṃ kummaṃ etadavoca – ‘mā kho tvaṃ, tāta kumma, etaṃ padesaṃ agamāsī’ti. Agamāsi kho, bhikkhave, so kummo taṃ padesaṃ. Tamenaṃ luddo papatāya vijjhi. Atha kho, bhikkhave, so kummo yena so kummo tenupasaṅkami. Addasā kho, bhikkhave, so kummo taṃ kummaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna taṃ kummaṃ etadavoca – ‘kacci tvaṃ, tāta kumma, na taṃ padesaṃ agamāsī’ti? ‘Agamāsiṃ khvāhaṃ, tāta kumma, taṃ padesa’nti. ‘Kacci panāsi, tāta kumma, akkhato anupahato’ti? ‘Akkhato khomhi, tāta kumma, anupahato, atthi ca me idaṃ suttakaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandha’nti. ‘Tagghasi, tāta kumma, khato, taggha upahato. Etena hi te, tāta kumma, suttakena pitaro ca pitāmahā ca anayaṃ āpannā byasanaṃ āpannā. Gaccha dāni tvaṃ, tāta kumma, na dāni tvaṃ amhāka’’’nti.

‘‘Luddoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato adhivacanaṃ. Papatāti kho, bhikkhave, lābhasakkārasilokassetaṃ adhivacanaṃ. Suttakanti kho, bhikkhave, nandirāgassetaṃ adhivacanaṃ. Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ assādeti nikāmeti – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu giddho papatāya [bhikkhu papatāya (syā. kaṃ.), bhikkhu viddho papatāya (?)] anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo pāpimato. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Tatiyaṃ.

3-4. Kummasuttādivaṇṇanā

159-160. Tatiye mahākummakulanti mahantaṃ aṭṭhikacchapakulaṃ. Agamāsīti ‘‘ettha addhā kiñci khāditabbaṃ atthi, taṃ maccharāyanto maṃ esa nivāretī’’ti saññāya agamāsi. Papatāyāti papatā vuccati dīgharajjukabaddho ayakantakosake daṇḍakaṃ pavesetvā gahito kaṇṇikasallasaṇṭhāno, ayakaṇṭako, yasmiṃ vegena patitvā kaṭāhe laggamatte daṇḍako nikkhamati, rajjuko ekābaddho gacchateva. So kummoti so viddhakummo. Yena so kummoti udakasaddaṃ sutvā sāsaṅkaṭṭhānaṃ bhavissatīti nivattitvā yena so atthakāmo kummo. Na dāni tvaṃ amhākanti idāni tvaṃ amittahatthaṃ gato, na amhākaṃ santakoti attho. Evaṃ sallapantānaṃyeva ca nesaṃ nāvāya ṭhito luddo rajjukaṃ ākaḍḍhitvā kummaṃ gahetvā yathākāmaṃ akāsi. Sesamettha ito anantarasutte ca uttānameva. Tatiyacatutthāni.

Ý kiến bạn đọc