Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | TRỊ BỆNH PHẢI TRỊ TẬN GỐC - Kinh Sūciloma (Sūcilomasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | TRỊ BỆNH PHẢI TRỊ TẬN GỐC - Kinh Sūciloma (Sūcilomasuttaṃ)

Thứ tư, 12/10/2022, 18:08 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 12.10.2022


TRỊ BỆNH PHẢI TRỊ TẬN GỐC

Kinh Sūciloma (Sūcilomasuttaṃ)

CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA (S. i, 206)

Thế gian hỗn độn, tâm ý điên đảo. Khó biết đâu là gốc, đâu là ngọn. Không biết căn cội của nỗi khổ đau muôn thuở thì làm sao có thể diệt khổ. Cuộc sống như sự đong đưa từ bên nầy sang bên kia. Hết vui tới khổ, hết ghét tới thương. Rồi hoang mang sợ hải. Đức Phật dạy nên biết rõ nguồn cội rối rắm của tâm ý là ái chấp và ngã chấp. Bám víu theo cái mình thích là ái chấp. Luôn muốn cái tôi phải như thế nầy hay thế khác là ngã chấp. Từ đấy sản sinh bao nhiêu sự vọng động, não phiền. Phải thấy được cội rễ của vấn đề mới có thể đoạn tận khổ đau.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā gayāyaṃ viharati ṭaṅkitamañce sūcilomassa yakkhassa bhavane. Tena kho pana samayena kharo ca yakkho sūcilomo ca yakkho bhagavato avidūre atikkamanti. Atha kho kharo yakkho sūcilomaṃ yakkhaṃ etadavoca – ‘‘eso samaṇo’’ti! ‘‘Neso samaṇo, samaṇako eso’’. ‘‘Yāva jānāmi yadi vā so samaṇo yadi vā pana so samaṇako’’ti.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự trên tảng đá Ṭaṅkita trú xứ của dạ xoa Sūciloma tại Gayā. Lúc ấy dạ xoa Khara và dạ xoa Sūciloma đi ngang qua Đức Thế Tôn. Dạ xoa Khara nói với dạ xoa Sūciloma:

- “Đó là một sa môn”.

- “ Không phải. Đó là sa môn giả hiệu. Ta sẽ sớm biết đó là một thầy tu thật hay thầy tu giả”.

Atha kho sūcilomo yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato kāyaṃ upanāmesi. Atha kho bhagavā kāyaṃ apanāmesi. Atha kho sūcilomo yakkho bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘bhāyasi maṃ samaṇā’’ti? ‘‘Na khvāhaṃ taṃ, āvuso, bhāyāmi; api ca te samphasso pāpako’’ti. ‘‘Pañhaṃ taṃ, samaṇa pucchissāmi. Sace me na byākarissasi, cittaṃ vā te khipissāmi, hadayaṃ vā te phālessāmi, pādesu vā gahetvā pāragaṅgāya khipissāmī’’ti. ‘‘Na khvāhaṃ taṃ, āvuso, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, yo me cittaṃ vā khipeyya hadayaṃ vā phāleyya pādesu vā gahetvā pāragaṅgāya khipeyya; api ca tvaṃ, āvuso, puccha yadā kaṅkhasī’’ti. Atha kho sūcilomo yakkho bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi – 

Rồi dạ xoa Sūciloma đi thẳng tới Đức Thế Tôn và nghiêng người về phía Ngài. Đức Thế Tôn nghiêng về phía sau tránh. Dạ xoa Sūciloma nói:

- “Ông sợ ta?!”.

- “Ta không sợ ngươi, chỉ có điều là xúc chạm ngươi là điều gớm ghiếc”.

- “Nầy Sa môn, ta sẽ chất vấn ông. Nếu ông không trả lời được ta sẽ khiến ông nổi điên hay ta sẽ xé toạt trái tim ông hoặc nắm chân ông ném qua bên kia bờ sông Hằng”.

- “ Ta không thấy trên thế gian nầy với chư thiên, ma vương, phạm thiên, các vị sa môn, bà la môn thời nay ai có thể khiến ta nổi điên hay xé toạt trái tim hoặc nắm chân ta nêm sang bên kia sông Hằng. Tuy vậy, nếu ngươi muốn thì cứ hỏi”.

(Dạ xoa):

‘‘Rāgo ca doso ca kutonidānā,

Aratī ratī lomahaṃso kutojā;

Kuto samuṭṭhāya manovitakkā,

Kumārakā dhaṅkamivossajantī’’ti.

Dục, sân từ nhân nào?

Thương, ghét, sợ do đâu?

Suy tầm vì sao có

Như trẻ tung bắt quạ?

(Đức Thế Tôn):

‘‘Rāgo ca doso ca itonidānā,

Aratī ratī lomahaṃso itojā;

Ito samuṭṭhāya manovitakkā,

Kumārakā dhaṅkamivossajanti.

‘‘Snehajā attasambhūtā,

nigrodhasseva khandhajā;

Puthū visattā kāmesu,

māluvāva vitatā vane.

‘‘Ye naṃ pajānanti yatonidānaṃ,

Te naṃ vinodenti suṇohi yakkha;

Te duttaraṃ oghamimaṃ taranti,

Atiṇṇapubbaṃ apunabbhavāyā’’ti.

“Chính ái tham, ngã chấp

Do đây thương, ghét, sợ 

Từ đây suy tầm khởi 

Như trẻ tung bắt quạ 

Như cội đa đâm chồi 

Bao chấp thủ dục lạc 

Như giây leo trong rừng.

“Nghe nầy, hỡi Dạ xoa

Người liễu tri cội nguồn

Họ đoạn trừ gốc ấy

Vượt thác lũ khó vượt

Vốn chưa từng vượt qua

Không còn tái sanh nữa.

‘‘Rāgo ca doso ca kutonidānā = Dục vọng và sân khởi từ đâu?

Aratī ratī lomahaṃso kutojā = do đâu có sự yêu thích, không bằng lòng, và sợ hãi

Kuto samuṭṭhāya manovitakkā = Từ cái gì khởi sanh những ý nghĩ

Kumārakā dhaṅkamivossajantī’’ti = Như những bé trai chơi trò tung bắt con quạ.

‘‘Rāgo ca doso ca itonidānā = dục vọng và sân phát xuất từ đây

Aratī ratī lomahaṃso itojā = ưa thích, bực bội, sợ hãi sanh ra từ đây

Ito samuṭṭhāya manovitakkā = suy tầm hiện khởi từ đây

Kumārakā dhaṅkamivossajanti = như những bé trai chơi tung bắt con quạ

‘‘Snehajā attasambhūtā = ái chấp và ngã chấp

nigrodhasseva khandhajā = như cội cây đa đâm chồi

Puthū visattā kāmesu = muôn thứ chấp thủ vào dục lạc

māluvāva vitatā vane = như dậy leo māluvā lan rộng trong rừng

‘‘Ye naṃ pajānanti yatonidānaṃ = ai liễu tri nguồn cội

Te naṃ vinodenti suṇohi yakkha = Họ đoạn tận chúng, hỡi Dạ xoa nghe nầy!

Te duttaraṃ oghamimaṃ taranti = Họ vượt giòng thác lũ khó băng ngang

Atiṇṇapubbaṃ apunabbhavāyā’’ti = chưa từng vượt qua và cũng sẽ không sanh tử nữa.

Tên dạ xoa là Sūciloma có nghĩa là “lông trên người nhọn cứng như cây kim” (như lông nhím). Dạ xoa nầy kiếp trước là một tỳ khưu tu trong giáo pháp của Đức Thế Tôn Kassapa (Ca Diếp) nhưng lúc ấy không có thành tựu gì. Trong thời Đức Phật hiện tại vị nầy sanh làm dạ xoa trú ở gần trục lộ vào Gāya. Đức Thế Tôn quán sát thấy dạ xoa có đủ duyên lành nên Ngài đến khai thị. Sau khi nghe pháp dạ xoa Sūciloma chứng quả dự lưu. Theo Sớ Giải thì sau khi chứng đạo quả dạ xoa không còn lông cứng nhọn mà biến thành hình tướng của một thiện thần.

Theo Sớ giải, dạ xoa Sūciloma ban đầu nói với ý rằng nếu là sa môn thật thì không sợ ta, trái lại nếu là sa môn giả sẽ kinh hoảng.

Sớ giải chú thích rằng Đức Thế Tôn nghiêng người ra sau tránh không chạm dạ xoa Sūciloma không phải vì sợ mà giống như người đi đường tránh đống phẩn dơ. Khi Phật dạy như vậy thì Sūciloma nói những lời đe doạ hung hăng.

Cụm từ Kumārakā dhaṅkamivossajanti < Kumārakā dhaṅkam iv’ossajanti chỉ cho trò chơi của trẻ con cột sợi dây vào chân con quạ rồi tung lên sau đó kéo bắt lại. Đây là dụ ngôn chỉ cho trạng thái tâm sanh khởi chợt đến chợt đi.

Sớ giải nêu lên câu hỏi những suy tư bất thiện sanh khởi từ đâu làm điên đảo tâm ý (pāpavitakkā kuto samuṭṭhāya cittaṃ ossajanti) như tách rời cụm từ manovitakkā (ý và suy nghĩ). Đa số các dịch giả thì xem đó là từ kép chỉ cho suy tầm, tư duy, hay ý nghĩ.

Chũ itonidānā – nguồn cội chính ở đây – theo Sớ giải chỉ cho tự thể (attabhāva). Tất cả dục vọng, sân tâm, thương ghét, sợ hãi đều có chung gốc rễ là ngã chấp.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

3. Sūcilomasuttaṃ [Mūla]

237. Ekaṃ samayaṃ bhagavā gayāyaṃ viharati ṭaṅkitamañce sūcilomassa yakkhassa bhavane. Tena kho pana samayena kharo ca yakkho sūcilomo ca yakkho bhagavato avidūre atikkamanti. Atha kho kharo yakkho sūcilomaṃ yakkhaṃ etadavoca – ‘‘eso samaṇo’’ti! ‘‘Neso samaṇo, samaṇako eso’’. ‘‘Yāva jānāmi yadi vā so samaṇo yadi vā pana so samaṇako’’ti.

Atha kho sūcilomo yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato kāyaṃ upanāmesi. Atha kho bhagavā kāyaṃ apanāmesi. Atha kho sūcilomo yakkho bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘bhāyasi maṃ samaṇā’’ti? ‘‘Na khvāhaṃ taṃ, āvuso, bhāyāmi; api ca te samphasso pāpako’’ti. ‘‘Pañhaṃ taṃ, samaṇa pucchissāmi. Sace me na byākarissasi, cittaṃ vā te khipissāmi, hadayaṃ vā te phālessāmi, pādesu vā gahetvā pāragaṅgāya [pāraṃ gaṅgāya (ka.)] khipissāmī’’ti. ‘‘Na khvāhaṃ taṃ, āvuso, passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, yo me cittaṃ vā khipeyya hadayaṃ vā phāleyya pādesu vā gahetvā pāragaṅgāya khipeyya; api ca tvaṃ, āvuso, puccha yadā kaṅkhasī’’ti. Atha kho sūcilomo yakkho bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi – ( ) [(atha kho sūcilomo yakkho bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi.) (sī.)]

‘‘Rāgo ca doso ca kutonidānā,

Aratī ratī lomahaṃso kutojā;

Kuto samuṭṭhāya manovitakkā,

Kumārakā dhaṅkamivossajantī’’ti.

‘‘Rāgo ca doso ca itonidānā,

Aratī ratī lomahaṃso itojā;

Ito samuṭṭhāya manovitakkā,

Kumārakā dhaṅkamivossajanti.

‘‘Snehajā attasambhūtā,

nigrodhasseva khandhajā;

Puthū visattā kāmesu,

māluvāva vitatā [vitthatā (syā. kaṃ.)] vane.

‘‘Ye naṃ pajānanti yatonidānaṃ,

Te naṃ vinodenti suṇohi yakkha;

Te duttaraṃ oghamimaṃ taranti,

Atiṇṇapubbaṃ apunabbhavāyā’’ti.

3. Sūcilomasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

237. Tatiye gayāyanti gayāgāme, gayāya avidūre niviṭṭhagāmaṃ upanissāyāti attho. Ṭaṅkitamañceti dīghamañce pādamajjhe vijjhitvā aṭaniyo pavesetvā katamañce. Tassa ‘‘idaṃ upari, idaṃ heṭṭhā’’ti natthi, parivattetvā atthatopi tādisova hoti, taṃ devaṭṭhāne ṭhapenti. Catunnaṃ pāsāṇānaṃ upari pāsāṇaṃ attharitvā katagehampi ‘‘ṭaṅkitamañco’’ti vuccati. Sūcilomassāti kathinasūcisadisalomassa. So kira kassapassa bhagavato sāsane pabbajitvā dūraṭṭhānato āgato sedamalaggahitena gattena supaññattaṃ saṅghikamañcaṃ anādarena apaccattharitvā nipajji, tassa parisuddhasīlassa taṃ kammaṃ suddhavatthe kāḷakaṃ viya ahosi. So tasmiṃ attabhāve visesaṃ nibbattetuṃ asakkonto kālaṃkatvā gayāgāmadvāre saṅkāraṭṭhāne yakkho hutvā nibbatti. Nibbattamattasseva cassa sakalasarīraṃ kathinasūcīhi gavicchivijjhitaṃ viya jātaṃ.

Athekadivasaṃ bhagavā paccūsasamaye lokaṃ olokento taṃ yakkhaṃ paṭhamāvajjanasseva āpāthaṃ āgataṃ disvā – ‘‘ayaṃ ekaṃ buddhantaraṃ mahādukkhaṃ anubhavi. Kiṃ nu khvāssa maṃ āgamma sotthikāraṇaṃ bhaveyyā’’ti? Āvajjento paṭhamamaggassa upanissayaṃ addasa. Athassa saṅgahaṃ kātukāmo surattadupaṭṭaṃ nivāsetvā sugatamahācīvaraṃ pārupitvā devavimānakappaṃ gandhakuṭiṃ pahāya hatthigavāssamanussakukkurādikuṇapaduggandhaṃ saṅkāraṭṭhānaṃ gantvā tattha mahāgandhakuṭiyaṃ viya nisīdi. Taṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘sūcilomassa yakkhassa bhavane’’ti.

Kharoti suṃsumārapiṭṭhi viya chadaniṭṭhakāhi visamacchadanapiṭṭhi viya ca kharasarīro. So kira kassapasammāsambuddhakāle sīlasampanno upāsako ekadivase vihāre cittattharaṇādīhi atthatāya bhūmiyā saṅghike attharaṇe attano uttarāsaṅgaṃ apaccattharitvā nipajji. Saṅghikaṃ telaṃ abhājetvā attano uttarāsaṅgaṃ apaccattharitvā nipajji. Saṅghikaṃ telaṃ abhājetvā attano hatthehi sarīraṃ makkhesītipi vadanti. So tena kammena sagge nibbattituṃ asakkonto tasseva gāmassa dvāre saṅkāraṭṭhāne yakkho hutvā nibbatti. Nibbattamattassa cassa sakalasarīraṃ vuttappakāraṃ ahosi. Te ubhopi sahāyā jātā. Iti kharassa kharabhāvo veditabbo.

Avidūre atikkamantīti gocaraṃ pariyesantā samāgamaṭṭhānaṃ vā gacchantā āsanne ṭhāne gacchanti. Tesu sūcilomo satthāraṃ na passati, kharalomo paṭhamataraṃ disvā sūcilomaṃ yakkhaṃ etadavoca – ‘‘eso samaṇo’’ti, samma, esa tava bhavanaṃ pavisitvā nisinno eko samaṇoti. Neso samaṇo, samaṇako esoti so kira yo maṃ passitvā bhīto palāyati, taṃ samaṇakoti vadati. Yo na bhāyati, taṃ samaṇoti. Tasmā ‘‘ayaṃ maṃ disvā bhīto palāyissatī’’ti maññamāno evamāha.

Kāyaṃ upanāmesīti bheravarūpaṃ nimminitvā mahāmukhaṃ vivaritvā sakalasarīre lomāni uṭṭhāpetvā kāyaṃ upanāmesi. Apanāmesīti ratanasatikaṃ suvaṇṇagghanikaṃ viya thokaṃ apanāmesi. Pāpakoti lāmako amanuñño. So gūthaṃ viya aggi viya kaṇhasappo viya ca parivajjetabbo, na iminā suvaṇṇavaṇṇena sarīrena sampaṭicchitabbo. Evaṃ vutte pana sūcilomo ‘‘pāpako kira me samphasso’’ti kuddho pañhaṃ taṃ, samaṇātiādimāha. Cittaṃ vā te khipissāmīti yesañhi amanussā cittaṃ khipitukāmā honti, tesaṃ setamukhaṃ nīlodaraṃ surattahatthapādaṃ mahāsīsaṃ pajjalitanettaṃ bheravaṃ vā attabhāvaṃ nimminitvā dassenti, bheravaṃ vā saddaṃ sāventi, kathentānaṃyeva vā mukhe hatthaṃ pakkhipitvā hadayaṃ maddanti, tena te sattā ummattakā honti khittacittā. Taṃ sandhāyevamāha. Pāragaṅgāyāti dvīsu pādesu gahetvā taṃ āviñchetvā yathā na punāgacchasi, evaṃ pāraṃ vā gaṅgāya khipissāmīti vadati. Sadevaketiādi vuttatthameva. Puccha yadākaṅkhasīti yaṃkiñci ākaṅkhasi, taṃ sabbaṃ puccha, asesaṃ te byākarissāmīti sabbaññupavāraṇaṃ pavāreti.

Kutonidānāti kiṃnidānā, kiṃpaccayāti attho? Kumārakā dhaṅkamivossajantīti yathā kumārakā kākaṃ gahetvā ossajanti khipanti, evaṃ pāpavitakkā kuto samuṭṭhāya cittaṃ ossajantīti pucchati?

Itonidānāti ayaṃ attabhāvo nidānaṃ etesanti ito nidānā. Itojāti ito attabhāvato jātā. Ito samuṭṭhāya manovitakkāti yathā dīghasuttakena pāde baddhaṃ kākaṃ kumārakā tassa suttapariyantaṃ aṅguliyaṃ veṭhetvā ossajanti, so dūraṃ gantvāpi puna tesaṃ pādamūleyeva patati, evameva ito attabhāvato samuṭṭhāya pāpavitakkā cittaṃ ossajanti.

Snehajāti taṇhāsinehato jātā. Attasambhūtāti attani sambhūtā. Nigrodhasseva khandhajāti nigrodhakhandhe jātā pārohā viya. Puthūti bahū anekappakārā pāpavitakkā taṃsampayuttakilesā ca. Visattāti laggā laggitā. Kāmesūti vatthukāmesu. Māluvāva vitatā vaneti yathā vane māluvā latā yaṃ rukkhaṃ nissāya jāyati, taṃ mūlato yāva aggā, aggato yāva mūlā punappunaṃ saṃsibbitvā ajjhottharitvā otatavitatā tiṭṭhati. Evaṃ vatthukāmesu puthū kilesakāmā visattā, puthū vā sattā tehi kilesakāmehi vatthukāmesu visattā. Ye naṃ pajānantīti ye ‘‘attasambhūtā’’ti ettha vuttaṃ attabhāvaṃ jānanti.

Yatonidānanti yaṃ nidānamassa attabhāvassa tañca jānanti. Te naṃ vinodentīti te evaṃ attabhāvasaṅkhātassa dukkhasaccassa nidānabhūtaṃ samudayasaccaṃ maggasaccena vinodenti. Te duttaranti te samudayasaccaṃ nīharantā idaṃ duttaraṃ kilesoghaṃ taranti. Atiṇṇapubbanti anamatagge saṃsāre supinantepi na tiṇṇapubbaṃ. Apunabbhavāyāti apunabbhavasaṅkhātassa nirodhasaccassatthāya. Iti imāya gāthāya cattāri saccāni pakāsento arahattanikūṭena desanaṃ niṭṭhapesi. Desanāvasāne sūcilomo tasmiṃyeva padese ṭhito desanānusārena ñāṇaṃ pesetvā sotāpattiphale patiṭṭhito. Sotāpannā ca nāma na kiliṭṭhattabhāve tiṭṭhantīti saha phalapaṭilābhenassa sarīre setakaṇḍupīḷakasūciyo sabbā patitā. So dibbavatthanivattho dibbavaradukūluttarāsaṅgo dibbaveṭhanaveṭhito dibbābharaṇagandhamāladharo suvaṇṇavaṇṇo hutvā bhummadevatāparihāraṃ paṭilabhīti. Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc