Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THƯƠNG CON MUỐN CON KHÔNG CÒN NỊCH ÁI - Kinh Sānu (Sānusuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THƯƠNG CON MUỐN CON KHÔNG CÒN NỊCH ÁI - Kinh Sānu (Sānusuttaṃ)

Thứ tư, 19/10/2022, 17:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.10.2022


THƯƠNG CON MUỐN CON KHÔNG CÒN NỊCH ÁI

Kinh Sānu (Sānusuttaṃ)

CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA (S. i, 209)

Tấm lòng của mẹ không những vĩ đại mà đôi khi khó đong đo tất cả chiều kích. Thương con thật nhiều lại muốn con không vương mang ái chấp thường tình. Theo dấu chân con qua bao kiếp trầm luân lại muốn con hướng nẻo xuất thế. Phải nhận rằng ít có bà mẹ nào muốn xa con nhưng ở đây lại là một hình ảnh hiếm hoi: Con về nhà sống với mẹ thì dù sống nhưng xem như đã chết; con lên đường hành trình cuộc tu tuy xa mẹ nhưng lại rất gần. Vì dạ xoa là mẹ nên chỉ mong con được an bình. Vì mẹ dù thương con nhưng muốn con không vướng luỵ trần gian nên khuyên con sống đời sa môn không ái luyến buộc ràng. Mấy ai trong đời hiểu hết trái tim của mẹ.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena aññatarissā upāsikāya sānu nāma putto yakkhena gahito hoti. Atha kho sā upāsikā paridevamānā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

Thuở ấy Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi, tại Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng.

Bấy giờ Sānu, con một nữ cư sĩ bị da xoa nhập. Nữ cư sĩ than khóc nói lên kệ ngôn:

‘‘Cātuddasiṃ pañcadasiṃ, yā ca pakkhassa aṭṭhamī;

Pāṭihāriyapakkhañca, aṭṭhaṅgasusamāgataṃ.

‘‘Uposathaṃ upavasanti, brahmacariyaṃ caranti ye;

Na tehi yakkhā kīḷanti, iti me arahataṃ sutaṃ;

Sā dāni ajja passāmi, yakkhā kīḷanti sānunā’’ti.

“Được nghe từ những bậc A la hán

Ma không ám, quỷ không nhập

Với những ai sống phạm hạnh cao quý

Bằng sự hành trì bát quan trai giới

Vào các ngày mười bốn, mười lăm

Và những ngày thứ tám giữa tuần

Hoặc khoảng thời gian đặc biệt

Nhưng hôm nay chính tôi lại mục kích

Dạ xoa nhập vào Sānu.

(Dạ xoa đã nhập vào Sānu)

‘‘Cātuddasiṃ pañcadasiṃ, yā ca pakkhassa aṭṭhamī;

Pāṭihāriyapakkhañca, aṭṭhaṅgasusamāgataṃ;

Uposathaṃ upavasanti, brahmacariyaṃ caranti ye.

‘‘Na tehi yakkhā kīḷanti, sāhu te arahataṃ sutaṃ;

Sānuṃ pabuddhaṃ vajjāsi, yakkhānaṃ vacanaṃ idaṃ;

Mākāsi pāpakaṃ kammaṃ, āvi vā yadi vā raho.

‘‘Sace ca pāpakaṃ kammaṃ, karissasi karosi vā;

Na te dukkhā pamutyatthi, uppaccāpi palāyato’’ti.

“Những gì Người nghe từ các bậc A la hán là đúng

Ma không ám, quỷ không nhập

Với những ai sống phạm hạnh cao quý

Bằng sự hành trì bát quan trai giới

Vào các ngày mười bốn, mười lăm

Và những ngày thứ tám giữa tuần

Hoặc khoảng thời gian đặc biệt

Khi Sānu tỉnh dậy hãy nói với Sānu rằng

Đây là lời của dạ xoa

Đừng làm bất cứ điều ác quấy nào

Dù công khai hay ẩn khuất

Nếu tạo nghiệp bất thiện

Dù sẽ làm hay đang làm

Sẽ không thoát khỏi khổ

Dù bay nhảy trốn thoát.

(Sānu sau khi tỉnh lại):

‘‘Mataṃ vā amma rodanti, yo vā jīvaṃ na dissati;

Jīvantaṃ amma passantī, kasmā maṃ amma rodasī’’ti.

“Mẹ ơi, người ta khóc

Là khóc vì tử biệt

Hoặc khóc vì sanh ly

Con còn sống đây mà

Mình đang nhìn thấy nhau

Sau mẹ rơi lệ sẩu?

(Bà mẹ):

‘‘Mataṃ vā putta rodanti, yo vā jīvaṃ na dissati;

Yo ca kāme cajitvāna, punarāgacchate idha;

Taṃ vāpi putta rodanti, puna jīvaṃ mato hi so.

‘‘Kukkuḷā ubbhato tāta, kukkuḷaṃ patitumicchasi;

Narakā ubbhato tāta, narakaṃ patitumicchasi.

‘‘Abhidhāvatha bhaddante, kassa ujjhāpayāmase;

Ādittā nīhataṃ bhaṇḍaṃ, puna ḍayhitumicchasī’’ti.

“Đúng vậy, hỡi nầy con

Người khóc vì tử biệt

hoặc khóc vì sinh ly

Nhưng cũng có trường hợp

Người từ bỏ dục lạc

Rồi hoàn tục bỏ tu

Cũng khóc cho người ấy

Vì sống như đã chết.

“Đã ra khỏi than hừng

Lại ước muốn nhảy vào

Con đã thoát địa ngục

Giờ lại muốn trở vô?

Cứu ra từ đống lửa

Muốn bị ném trở lại?

Này con hãy lên đường

Mong con được may mắn.

Bài kinh nầy chỉ ghi lại những lời thoại nếu không nghe chi tiết câu chuyện thì khó hiểu. Sānu là một sa di vào chùa hồi còn thơ ấu. Lại là một sa di rất ngoan và giỏi. Tới tuổi trưởng thành (hai mươi tuổi) thì lại bị xáo trộn tinh thần muốn rời bỏ cuộc tu trở về đời sống cư sĩ. Sānu về nhà mẹ của mình với trình bày ước muốn về tương lai.

Bấy giờ một dạ xoa, vốn là mẹ của Sānu trong kiếp trước, muốn khuyên cản Sānu đừng hoàn tục. Da xoa đã nhập vào Sānu mắt trợn ngược, sùi bọt mép, giãy giụa. Bà mẹ Sānu thấy vậy than khóc rằng: vốn được nghe những người tu, dù là tu bát quan trai, thì ma quỷ không bao giờ nhập nhưng hôm nay lại tận mắt thấy một người tu (sa di giới cao hơn bát quan trai giới) lại bị ma quỷ nhập.

Lúc ấy dạ xoa, qua thân xác của Sānu, đã nói với bà mẹ là những gì được nghe vốn không sai. Người tu bát quan trai thì không bị ma nhập quỷ ám. Nhưng trường hợp nầy là một biệt lệ. Dạ xoa chỉ muốn nhập vào để cảnh tỉnh Sānu mong là khi Sānu tỉnh lại bà mẹ hãy chuyển lời: những nghiệp bất thiện lớn nhỏ, người đời có thấy được hay không thấy đều mang lại đau khổ. Ý nói về những hệ luỵ của đời sống thế tục.

Dạ xoa xuất ra và Sānu tỉnh dậy. Thấy mẹ đang khóc, sa di Sānu hỏi: thường thì mẹ khóc con là do sanh ly hoặc tử biệt. Bây giờ còn thấy nhau cớ gì phải khóc?.

Bà mẹ trả lời Sānu nói đúng. Nhưng với một người đi tu mà hoàn tục thì kể như đã chết. Vì biết được con muốn rời bỏ đời sống phạm hạnh nên bà không thể không đau khổ.

Được mẹ khuyên nhắc, sa di Sānu bỏ ý định hoàn tục trở về chùa Kỳ Viên đảnh lễ Phật. Với sự khai thị của Đức Điều Ngự, Sadi Sānu chứng thánh quả và thọ đại giới. Vị nầy cũng trở thành một pháp sư lỗi lạc với quảng đời dài cho đến 120 tuổi.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

5. Sānusuttaṃ [Mūla]

239. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena aññatarissā upāsikāya sānu nāma putto yakkhena gahito hoti. Atha kho sā upāsikā paridevamānā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Cātuddasiṃ pañcadasiṃ, yā ca pakkhassa aṭṭhamī;

Pāṭihāriyapakkhañca, aṭṭhaṅgasusamāgataṃ.

‘‘Uposathaṃ upavasanti, brahmacariyaṃ caranti ye;

Na tehi yakkhā kīḷanti, iti me arahataṃ sutaṃ;

Sā dāni ajja passāmi, yakkhā kīḷanti sānunā’’ti.

‘‘Cātuddasiṃ pañcadasiṃ, yā ca pakkhassa aṭṭhamī;

Pāṭihāriyapakkhañca, aṭṭhaṅgasusamāgataṃ;

Uposathaṃ upavasanti, brahmacariyaṃ caranti ye.

‘‘Na tehi yakkhā kīḷanti, sāhu te arahataṃ sutaṃ;

Sānuṃ pabuddhaṃ vajjāsi, yakkhānaṃ vacanaṃ idaṃ;

Mākāsi pāpakaṃ kammaṃ, āvi vā yadi vā raho.

‘‘Sace ca [saceva (syā. kaṃ. pī. ka.), yañceva (sī.)] pāpakaṃ kammaṃ, karissasi karosi vā;

Na te dukkhā pamutyatthi, uppaccāpi palāyato’’ti.

‘‘Mataṃ vā amma rodanti, yo vā jīvaṃ na dissati;

Jīvantaṃ amma passantī, kasmā maṃ amma rodasī’’ti.

‘‘Mataṃ vā putta rodanti, yo vā jīvaṃ na dissati;

Yo ca kāme cajitvāna, punarāgacchate idha;

Taṃ vāpi putta rodanti, puna jīvaṃ mato hi so.

‘‘Kukkuḷā ubbhato tāta, kukkuḷaṃ [kukkuḷe (sī.)] patitumicchasi;

Narakā ubbhato tāta, narakaṃ patitumicchasi.

‘‘Abhidhāvatha bhaddante, kassa ujjhāpayāmase;

Ādittā nīhataṃ [nibbhataṃ (syā. kaṃ. ka.), nibhataṃ (pī. ka.)] bhaṇḍaṃ, puna ḍayhitumicchasī’’ti.

5. Sānusuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

239. Pañcame yakkhena gahito hotīti so kira tassā upāsikāya ekaputtako. Atha naṃ sā daharakāleyeva pabbājesi. So pabbajitakālato paṭṭhāya sīlavā ahosi vattasampanno, ācariyupajjhāyaāgantukādīnaṃ vattaṃ katameva hoti, māsassa aṭṭhamīdivase pāto vuṭṭhāya udakamāḷake udakaṃ upaṭṭhāpetvā dhammassavanaggaṃ sammajjitvā dīpaṃ jāletvā madhurassarena dhammassavanaṃ ghoseti. Bhikkhū tassa thāmaṃ ñatvā ‘‘sarabhāṇaṃ bhaṇa, sāmaṇerā’’ti ajjhesanti. So ‘‘mayhaṃ hadayavāto rujati, kāso vā bādhatī’’ti kiñci paccāhāraṃ akatvā dhammāsanaṃ abhiruhitvā ākāsagaṅgaṃ otārento viya sarabhāṇaṃ vatvā otaranto – ‘‘mayhaṃ mātāpitūnampi imasmiṃ sarabhaññe pattī’’ti vadati. Tassa manussā mātāpitaro pattiyā dinnabhāvaṃ na jānanti. Anantarattabhāve panassa mātā yakkhinī jātā. Sā devatāhi saddhiṃ āgatā, dhammaṃ sutvā – ‘‘sāmaṇerena dinnapattiṃ anumodāmi, tātā’’ti vadati. Sīlasampannā ca nāma bhikkhū sadevakassa lokassa piyā hontīti tasmiṃ sāmaṇere devatā salajjā sagāravā mahābrahmaṃ viya aggikkhandhaṃ viya ca naṃ maññanti. Sāmaṇere gāravena taṃ yakkhiniṃ garuṃ katvā passanti. Dhammassavanayakkhasamāgamādīsu ‘‘sānumātā sānumātā’’ti yakkhiniyā aggāsanaṃ aggodakaṃ aggapiṇḍaṃ denti. Mahesakkhāpi yakkhā taṃ disvā maggā okkamanti, āsanā vuṭṭhahanti.

Atha kho sāmaṇero vuḍḍhimanvāya paripakkindriyo anabhiratipīḷito anabhiratiṃ vinodetuṃ asakkonto parūḷhakesanakho kiliṭṭhanivāsanapārupano kassaci anārocetvā pattacīvaramādāya ekakova mātu gharaṃ gato. Upāsikā puttaṃ disvā, vanditvā āha – ‘‘tāta, tvaṃ pubbe ācariyupajjhāyehi vā daharasāmaṇerehi vā saddhiṃ idhāgacchasi. Kasmā ekakova ajja āgato’’ti? So ukkaṇṭhitabhāvaṃ ārocesi. Saddhā upāsikā nānappakārena gharāvāse ādīnavaṃ dassetvā puttaṃ ovadamānāpi taṃ saññāpetuṃ asakkontī, ‘‘appeva nāma attano dhammatāyapi sallakkhessatī’’ti anuyojetvāva – ‘‘tiṭṭha, tāta, yāva te yāgubhattaṃ sampādemi, yāguṃ pivitvā katabhattakiccassa te manāpāni vatthāni nīharitvā dassāmī’’ti vatvā āsanaṃ paññāpetvā adāsi. Nisīdi sāmaṇero. Upāsikā muhutteneva yāgukhajjakaṃ sampādetvā adāsi. Tato ‘‘bhattaṃ sampādessāmī’’ti avidūre nisinnā taṇḍule dhovati. Tasmiṃ samaye sā yakkhinī ‘‘kahaṃ nu kho sāmaṇero? Kiñci bhikkhāhāraṃ labhati, udāhu no’’ti? Āvajjamānā tassa vibbhamitukāmatāya nisinnabhāvaṃ ñatvā, ‘‘mā heva kho me devatānaṃ antare lajjaṃ uppādeyya, gacchāmissa vibbhamane antarāyaṃ karomī’’ti āgantvā sarīre adhimuccitvā gīvaṃ parivattetvā bhūmiyaṃ pātesi. So akkhīhi viparivattehi kheḷena paggharantena bhūmiyaṃ vipphandati. Tena vuttaṃ ‘‘yakkhena gahito hotī’’ti.

Abhāsīti upāsikā puttassa taṃ vippakāraṃ disvā vegena gantvā puttaṃ āliṅgetvā ūrūsu nipajjāpesi. Sakalagāmavāsino āgantvā balikammādīni karonti. Upāsikā paridevamānā imā gāthāyo abhāsi.

Pāṭihāriyapakkhañcāti manussā ‘‘aṭṭhamīuposathassa paccuggamanañca anuggamanañca karissāmā’’ti sattamiyāpi navamiyāpi uposathaṅgāni samādiyanti, cātuddasīpannarasīnaṃ paccuggamanānuggamanaṃ karontā terasiyāpi pāṭipadepi samādiyanti, ‘‘vassāvāsassa anuggamanaṃ karissāmā’’ti dvinnaṃ pavāraṇānaṃ antare aḍḍhamāsaṃ nibaddhuposathikā bhavanti. Idaṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘pāṭihāriyapakkhañcā’’ti. Aṭṭhaṅgasusamāgatanti aṭṭhaṅgehi suṭṭhu samāgataṃ, sampayuttanti attho. Brahmacariyanti seṭṭhacariyaṃ. Na te hi yakkhā kīḷantīti na te gahetvā yakkhā kilamenti.

Puna cātuddasinti imāya gāthāya sāmaṇerassa kāye adhimuttā yakkhinī āha. Āvi vā yadi vā rahoti kassaci sammukhe vā parammukhe vā. Pamutyatthīti pamutti atthi. Uppaccāpīti uppatitvāpi. Sacepi sakuṇo viya uppatitvā palāyasi, tathāpi te mokkho natthīti vadati. Evañca pana vatvā sāmaṇeraṃ muñci. Sāmaṇero akkhīni ummīlesi, mātā kese pakiriya assasantī passasantī rodati. So ‘‘amanussena gahitomhī’’ti na jānāti. Olokento pana ‘‘ahaṃ pubbe pīṭhe nisinno. Mātā me avidūre nisīditvā taṇḍule dhovati. Idāni panamhi bhūmiyaṃ nisinno, mātāpi me assasantī passasantī rodati, sakalagāmavāsinopi sannipatitā. Kiṃ nu kho eta’’nti? Nipannakova mataṃ vā ammāti gāthamāha.

Kāme cajitvānāti duvidhepi kāme pahāya. Punarāgacchateti vibbhamanavasena āgacchati. Puna jīvaṃ mato hi soti uppabbajitvā puna jīvantopi so matakova, tasmā tampi rodantīti vadati.

Idānissa gharāvāse ādīnavaṃ dassentī kukkuḷātiādimāha. Tattha kukkuḷāti gharāvāso kira uṇhaṭṭhena kukkuḷā nāma hoti. Kassa ujjhāpayāmaseti – ‘‘abhidhāvatha, bhaddaṃ te hotū’’ti evaṃ vatvā – ‘‘yaṃ tvaṃ vibbhamitukāmo yakkhena pāpito, imaṃ vippakāraṃ kassa mayaṃ ujjhāpayāma nijjhāpayāma ārocayāmā’’ti vadati. Puna ḍayhitumicchasītiādittagharato nīhaṭabhaṇḍaṃ viya gharā nīharitvā buddhasāsane pabbajito puna mahāḍāhasadise gharāvāse ḍayhituṃ icchasīti attho. So mātari kathentiyā kathentiyā sallakkhetvā hirottappaṃ paṭilabhitvā, ‘‘natthi mayhaṃ gihibhāvena attho’’ti āha. Athassa mātā ‘‘sādhu, tātā’’ti tuṭṭhā paṇītabhojanaṃ bhojetvā, ‘‘kati vassosi, tātā’’ti pucchi. Paripuṇṇavassomhi upāsiketi. ‘‘Tena hi, tāta, upasampadaṃ karohī’’ti cīvarasāṭake adāsi. So ticīvaraṃ kārāpetvā upasampanno buddhavacanaṃ uggaṇhanto tepiṭako hutvā sīlādīnaṃ āgataṭṭhāne taṃ taṃ pūrento nacirasseva arahattaṃ patvā mahādhammakathiko hutvā vīsavassasataṃ ṭhatvā sakalajambudīpaṃ khobhetvā parinibbāyi. Pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc