Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - THỨC ĂN VẬT CHẤT, THỨC ĂN TINH THẦN - Kinh Đồ Ăn Khất Thực (Piṇḍasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - THỨC ĂN VẬT CHẤT, THỨC ĂN TINH THẦN - Kinh Đồ Ăn Khất Thực (Piṇḍasuttaṃ)

Thứ tư, 16/03/2022, 15:19 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 16.3.2021


THỨC ĂN VẬT CHẤT, THỨC ĂN TINH THẦN

Kinh Đồ Ăn Khất Thực (Piṇḍasuttaṃ)

(CHƯƠNG IV. TƯƠNG ƯNG ÁC MA, PHẨM THỨ HAI) (S.i, 113)

Đức Thế Tôn và chư tăng đi khất thực một phần vì thực phẩm độ nhật, một phần để tạo duyên lành cho chúng sanh. Khất thực đúng nghĩa là lối sống chánh mạng của đời sa môn không rời xa quần chúng. Trong cuộc sống tu hành thì chuyện no đói là bình thường. Một khi đã không thủ đắc tư hữu thì chuyện có không hẳn không là chuyên lớn. Đức Phật trong sự kiện nầy đã nói lên một ý nghĩa khác là thức ăn tinh thần hay pháp hỷ của thiền định cũng là một thứ dinh dưỡng. Chư Phật có gặp những trường hợp người ta chặn đường đi khất thực (như chuyện vua Thiện Giác), hoặc thuê côn đồ chưởi mắng (như chuyện hoàng hậu Magandiyā) hoặc như chuyện trong bài kinh nầy, Ma ám khiến người dân không cúng dường. Phật an nhiên với tất cả và nhìn tất cả với lòng bi mẫn thương xót muôn loài.


Ekaṃ samayaṃ bhagavā magadhesu viharati pañcasālāyaṃ brāhmaṇagāme.

Tena kho pana samayena pañcasālāyaṃ brāhmaṇagāme kumārikānaṃ pāhunakāni bhavanti.

Một thuở Đức Thế Tôn trú ở Magadha tại Pañcasālā, một làng bà la môn.Bấy giờ làng bà la môn Pañcasālā có lễ hội Tình Nhân giữa những thanh niên thiếu nữ.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya pañcasālaṃ brāhmaṇagāmaṃ piṇḍāya pāvisi.

Tena kho pana samayena pañcasāleyyakā brāhmaṇagahapatikā mārena pāpimatā anvāviṭṭhā bhavanti – mā samaṇo gotamo piṇḍamalatthāti.

Atha kho bhagavā yathādhotena pattena pañcasālaṃ brāhmaṇagāmaṃ piṇḍāya pāvisi tathādhotena pattena paṭikkami.

Vào buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát cùng y kép vào làng Pañcasālā hoá duyên. Bấy giờ những gia chủ bà la môn trong làng bị ma ám với ý nghĩ: “Đừng để Sa môn Gotama nhận đồ ăn khất thực”.

Đức Thế Tôn đã đi vào làng với bình bát trống sạch và trở về cũng như vậy.

Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca ‘api tvaṃ, samaṇa, piṇḍamalatthā’’ti?

Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn đến nói với Ngài:

Hỡi Sa môn, Ngài có nhận được đồ ăn khất thực không?

‘‘Tathā nu tvaṃ, pāpima, akāsi yathāhaṃ piṇḍaṃ na labheyya’’nti.

Này Ác ma, có phải ngươi làm cho Ta không nhận được đồ ăn khất thực?

‘‘Tena hi, bhante, bhagavā dutiyampi pañcasālaṃ brāhmaṇagāmaṃ piṇḍāya pavisatu. Tathāhaṃ karissāmi yathā bhagavā piṇḍaṃ lacchatī’’ti.

Đúng vậy bạch Ngài. Thế Tôn hãy đi vào làng Bà-la-môn Pañcasālā lần thứ hai. Và tôi sẽ làm để Thế Tôn nhận được đồ ăn khất thực.

(Thế Tôn)

‘‘Apuññaṃ pasavi māro,

āsajja naṃ tathāgataṃ;

Kiṃ nu maññasi pāpima,

na me pāpaṃ vipaccati.

(Thế Tôn)

Ác ma tạo ác hạnh,

Để chống phá Như Lai,

Ngươi thật sự nghĩ rằng:

Ác nghiệp không quả báo?

‘‘Susukhaṃ vata jīvāma,

yesaṃ no natthi kiñcanaṃ;

Pītibhakkhā bhavissāma,

devā ābhassarā yathā’’ti.

Ta thật sự an lạc,

Không thủ đắc vật gì,

Pháp hỷ là dưỡng tố,

Như trời cõi quang âm.

 

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta" nên buồn và thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy.


Apuññaṃ pasavi māro Ác ma đã tạo ác hạnh
āsajja naṃ tathāgataṃ Để chống phá Như Lai
Kiṃ nu maññasi pāpima Ác ma có thật sự nghĩ rằng
na me pāpaṃ vipaccati “ác hạnh của mình không quả báo”?
Susukhaṃ vata jīvāma Chúng ta thật sự sống an lạc
yesaṃ no natthi kiñcanaṃ Chúng ta không thủ đắc bất cứ cái gì
Pītibhakkhā bhavissāma Chúng ta sống an lạc trong pháp hỷ
devā ābhassarā yathā’’ti Như chư thiên cõi Quang Âm

Có hai lễ hội cầu duyên một dành cho những thiếu nữ gọi là Kumārikānam, một dành cho thanh niên gọi là Kumārakānam. Trong lễ hội nầy những thanh niên thiếu nữ tặng món quà cho người mình có ý yêu thích. Nếu người đó ưng thuận sẽ đáp tặng bằng một món quà do tự mình làm.

Cõi Quang Âm là cõi cao nhất trong ba cõi phạm thiên nhị thiền sắc giới. Gọi như vậy vì hào quang từ thân của những vị nầy luôn lan toả do dưỡng tố của pháp hỷ (pītibhakkhā).

Theo Sớ giải Kinh Pháp Cú thì khi Đức Phật nói lên kệ ngôn về thức ăn tinh thần đã khiến 500 thiếu nữ chứng quả dự lưu.

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

8. Piṇḍasuttaṃ [Mūla]

154. Ekaṃ samayaṃ bhagavā magadhesu viharati pañcasālāyaṃ brāhmaṇagāme. Tena kho pana samayena pañcasālāyaṃ brāhmaṇagāme kumārikānaṃ pāhunakāni bhavanti. Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya pañcasālaṃ brāhmaṇagāmaṃ piṇḍāya pāvisi. Tena kho pana samayena pañcasāleyyakā brāhmaṇagahapatikā mārena pāpimatā anvāviṭṭhā bhavanti – mā samaṇo gotamo piṇḍamalatthāti.

Atha kho bhagavā yathādhotena pattena pañcasālaṃ brāhmaṇagāmaṃ piṇḍāya pāvisi tathādhotena [yathādhotena (?)] pattena paṭikkami. Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘api tvaṃ, samaṇa, piṇḍamalatthā’’ti? ‘‘Tathā nu tvaṃ, pāpima, akāsi yathāhaṃ piṇḍaṃ na labheyya’’nti. ‘‘Tena hi, bhante, bhagavā dutiyampi pañcasālaṃ brāhmaṇagāmaṃ piṇḍāya pavisatu. Tathāhaṃ karissāmi yathā bhagavā piṇḍaṃ lacchatī’’ti.

‘‘Apuññaṃ pasavi māro, āsajja naṃ tathāgataṃ;

Kiṃ nu maññasi pāpima, na me pāpaṃ vipaccati.

‘‘Susukhaṃ vata jīvāma, yesaṃ no natthi kiñcanaṃ;

Pītibhakkhā bhavissāma, devā ābhassarā yathā’’ti.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

8. Piṇḍasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

154. Aṭṭhame pāhunakāni bhavantīti tathārūpe nakkhatte tattha tattha pesetabbāni pāhunakāni bhavanti, āgantukapaṇṇākāradānāni vā. Sayaṃcaraṇadivase samavayajātigottā kumārakā tato tato sannipatanti. Kumārikāyopi attano attano vibhavānurūpena alaṅkatā tahaṃ tahaṃ vicaranti. Tatra kumārikāyopi yathārucikānaṃ kumārakānaṃ paṇṇākāraṃ pesenti, kumārakāpi kumārikānaṃ aññasmiṃ asati antamaso mālāguḷenapi parikkhipanti. Anvāviṭṭhāti anu āviṭṭhā. Taṃdivasaṃ kira pañcasatā kumārikāyo uyyānakīḷaṃ gacchantiyo paṭipathe satthāraṃ disvā chaṇapūvaṃ dadeyyuṃ. Satthā tāsaṃ dānānumodanatthaṃ pakiṇṇakadhammadesanaṃ deseyya, desanāpariyosāne sabbāpi sotāpattiphale patiṭṭhaheyyuṃ. Māro tāsaṃ sampattiyā antarāyaṃ karissāmīti anvāvisi. Pāḷiyaṃ pana mā samaṇo gotamo piṇḍamalatthāti ettakaṃyeva vuttanti.

Kiṃ pana satthā mārāvaṭṭanaṃ ajānitvā paviṭṭhoti? Āma ajānitvā. Kasmā? Anāvajjanatāya. Buddhānañhi – ‘‘asukaṭṭhāne bhattaṃ labhissāma, na labhissāmā’’ti āvajjanaṃ na ananucchavikaṃ. Paviṭṭho pana manussānaṃ upacārabhedaṃ disvā, ‘‘kiṃ ida’’nti? Āvajjento ñatvā, ‘‘āmisatthaṃ mārāvaṭṭanaṃ bhindituṃ ananucchavika’’nti abhinditvāva nikkhanto.

Upasaṅkamīti amittavijayena viya tuṭṭho sakalagāme kaṭacchumattampi bhattaṃ alabhitvā gāmato nikkhamantaṃ bhagavantaṃ gāmiyamanussavesena upasaṅkami. Tathāhaṃ karissāmīti idaṃ so musā bhāsati. Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘mayā evaṃ vutte puna pavisissati, atha naṃ gāmadārakā ‘sakalagāme caritvā kaṭacchubhikkhampi alabhitvā gāmato nikkhamma puna paviṭṭhosī’tiādīni vatvā uppaṇḍessantī’’ti. Bhagavā pana – ‘‘sacāyaṃ maṃ evaṃ viheṭhessati muddhamasseva sattadhā phalissatī’’ti tasmiṃ anukampāya apavisitvā gāthādvayamāha.

Tattha pasavīti janesi nipphādesi. Āsajjāti āsādetvā ghaṭṭetvā. Na me pāpaṃ vipaccatīti mama pāpaṃ na paccati. Nipphalaṃ etanti kiṃ nu tvaṃ evaṃ maññasi? Mā evaṃ maññi, atthi tayā katassa pāpassa phalanti dīpeti. Kiñcananti maddituṃ samatthaṃ rāgakiñcanādi kilesajātaṃ. Ābhassarā yathāti yathā ābhassarā devā sappītikajjhānena yāpentā pītibhakkhā nāma honti, evaṃ bhavissāmāti. Aṭṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc