Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ THOẠT NGHE THÌ NGƯỢC, NGHĨ LẠI THÌ KHÔNG _ Kinh Dục (Kāmasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ THOẠT NGHE THÌ NGƯỢC, NGHĨ LẠI THÌ KHÔNG _ Kinh Dục (Kāmasuttaṃ)

Thứ bảy, 25/09/2021, 07:59 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.9.2021


THOẠT NGHE THÌ NGƯỢC, NGHĨ LẠI THÌ KHÔNG

Kinh Dục (Kāmasuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM ĐOẠN) (S.i,44)

Trong ngôn ngữ biểu đạt đôi khi nói một điều gì đó mà nói nữa vời thì dễ tạo nên tranh luận. Như người ta nói người tu thì phải buông xả tất cả; điều tốt thì đừng để thất thoát mà điều xấu thì không nên giữa trong lòng. Mới nghe qua thì rất hợp lý nhưng trong bài kinh nầy vị thiên hỏi những điều trái ngược: người mong cầu lợi lạc thì có gì không nên cho, không nên bỏ; cái tốt nào nên để thoát ra và cái xấu nào nên giữ lại. Đức Phật dạy người trí mong cầu lợi lạc có thể cho tất cả nhưng không nên cho cả bản thân mình nhưng tự nguyện làm nô lệ cho người khác hay như trong kinh Pháp Cú câu 166: Dầu lợi người bao nhiêu chớ quên lợi lạc tự thân; nhờ hiểu rõ cái gì lợi ích cho mình nên chủ tâm mưu cầu lợi lạc. Hai câu sau có cách hỏi rất thú vị. Phàm cái xấu thì không nên giữ lại mà cái tốt không nên cho ra nhưng khi được hỏi thì Đức Phật trả lời thiện ngôn thì nên thốt ra mà lời nói xấu ác thì nên giữ lại (đừng thốt thành lời).

Tựa bài kinh nầy trùng với một bản kinh Sankrit của Ấn giáo rất phổ biết là Karmasutra (Dục Kinh) với nội dung không liên hệ gì tới Phật Pháp. Do vậy tựa kinh nầy nên đổi lại là Kinh Ước Nguyện vì chữ kāma lấy từ atthakāma nghĩa là mong cầu lợi ích.

THOẠT NGHE THÌ NGƯỢC, NGHĨ LẠI THÌ KHÔNG _ Kinh Dục (Kāmasuttaṃ)
  Bản dịch HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

[Vị Thiên]

‘‘Kimatthakāmo na dade,

kiṃ macco na pariccaje;

Kiṃsu muñceyya kalyāṇaṃ,

pāpikaṃ na ca mocaye’’ti.

Nghĩ lợi, không cho ai,

Con người từ bỏ gì?

Thiện gì nên thốt ra?

Ác gì nên ngăn chận?

Người mong cầu lợi lạc,

Không cho, không bỏ gì?

Tốt nào nên xả ra?

Xấu nào nên giữ lại?

[Thế Tôn]

‘‘Attānaṃ na dade poso,

attānaṃ na pariccaje;

Vācaṃ muñceyya kalyāṇaṃ,

pāpikañca na mocaye’’ti.

Con người không cho mình,

Không nên từ bỏ mình,

Lời thiện, nên thốt ra,

Lời ác, nên ngăn chận.

Người mong cầu lợi lạc,

Không cho mình, bỏ mình,

Lời tốt nên cho ra,

Ác ngôn nên giữ lại.

atthakāma mong cầu lợi lạc, mong mỏi những lợi ích
atta tự ngã, bản thân, chính mình
dade cho
posa

người, người đàn ông (cách viết ngắn gọn của chữ purisa. Posa chỉ dùng trong thi kệ)

pariccaji từ bỏ, buông bỏ
vāca lời nói, ngôn từ
muñceyya < muñcati thoát ra, xả ra
kalyāṇa hiền thiện, tốt lành
pāpikā ác xấu
mocaye < moceti thả ra, buông ra, gởi ra

Theo Sớ Giải thì khi nói “cái gì cho thì được nhưng không nên cho chính bản thân mình” có trường hợp ngoại lệ là chư đại bồ tát hành ba la mật để trở thành bậc toàn giác thì các Ngài có thể cho chính mạng sống của mình.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

8. Kāmasuttaṃ [Mūla]

78. ‘‘Kimatthakāmo na dade, kiṃ macco na pariccaje;

Kiṃsu muñceyya kalyāṇaṃ, pāpikaṃ na ca mocaye’’ti.

‘‘Attānaṃ na dade poso, attānaṃ na pariccaje;

Vācaṃ muñceyya kalyāṇaṃ, pāpikañca na mocaye’’ti.

8. Kāmasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

78. Aṭṭhame attānaṃ na dadeti parassa dāsaṃ katvā attānaṃ na dadeyya ṭhapetvā sabbabodhisatteti vuttaṃ. Na pariccajeti sīhabyagghādīnaṃ na pariccajeyya sabbabodhisatte ṭhapetvāyevāti vuttaṃ. Kalyāṇanti saṇhaṃ mudukaṃ. Pāpikanti pharusaṃ vācaṃ. Aṭṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc