- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 30.11.2022
THIỆN PHÁP TẠO NGÔI TRỜI
Kinh Hạnh Nguyện (Vatapadasuttaṃ)
CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA - PHẨM THỨ HAI (S. i, 228)
Nhân gian thường quan niệm Ngọc hoàng Thượng đế trong vai trò thưởng thiện phạt ác. Rất thú vị trong Phật pháp quả vị nầy không tạo ra sự định đặt cái gì là thiện, cái gì là ác mà ngôi trời do thiện pháp mà thành. Dĩ nhiên nói về cái tốt theo Phật pháp không phải chỉ có thiên đạo, nhân đạo mà còn có Phật đạo hay đạo giải thoát. Bảy pháp tác thành quả vị thiên chủ đế thích nói lên đời sống tốt đối với xã hộ nhân quần. Điều thú vị không phải chỉ nói về “tinh thần nhân bản” mà còn là thiện pháp sanh thiên.
Sāvatthiyaṃ.
‘‘Sakkassa, bhikkhave, devānamindassa pubbe manussabhūtassa satta vatapadāni samattāni samādinnāni ahesuṃ, yesaṃ samādinnattā sakko sakkattaṃ ajjhagā.
Tại Sāvatthi.
Này các Tỳ khưu, thuở xưa khi Thiên chủ Sakka còn thân nhân loại, vị này thọ trì bảy hạnh nguyện. Do thọ trì bảy hạnh nguyện nầy vị ấy đạt được quả vị Thiên chủ Đế Thích.
Katamāni satta vatapadāni?
Yāvajīvaṃ mātāpettibharo assaṃ, yāvajīvaṃ kule jeṭṭhāpacāyī assaṃ, yāvajīvaṃ saṇhavāco assaṃ, yāvajīvaṃ apisuṇavāco assaṃ, yāvajīvaṃ vigatamalamaccherena cetasā agāraṃ ajjhāvaseyyaṃ muttacāgo payatapāṇi vossaggarato yācayogo dānasaṃvibhāgarato, yāvajīvaṃ saccavāco assaṃ, yāvajīvaṃ akkodhano assaṃ – sacepi me kodho uppajjeyya, khippameva naṃ paṭivineyya’’nti.
Bảy hạnh nguyện gồm những gì?
"Cho đến trọn đời, nguyện phụng dưỡng cha mẹ. Cho đến trọn đời, nguyện kính trọng huynh trưởng. Cho đến trọn đời, nguyện nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, nguyện không nói lời chia rẽ. Cho đến trọn đời, sống với tâm không bợn nhơ bỏn sẻn, sống với tâm bố thí, với bàn tay rộng mở, hoan hỷ xả tài, nhiệt tình với từ thiện, hoan hỷ trong ban bố và chia sẻ. Cho đến trọn đời, nguyện nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, nguyện không phẫn nộ, nếu có phẫn nộ, nguyện sẽ nhanh chóng đoạn trừ phẫn nộ ấy".
‘‘Sakkassa, bhikkhave, devānamindassa pubbe manussabhūtassa imāni satta vatapadāni samattāni samādinnāni ahesuṃ, yesaṃ samādinnattā sakko sakkattaṃ ajjhagā’’ti.
Này các Tỳ khưu, thuở xưa khi Thiên chủ Sakka còn thân nhân loại, vị này thọ trì bảy hạnh nguyện. Do bảy hạnh nguyện nầy vị ấy đạt được quả vị Thiên chủ Đế Thích.
‘‘Mātāpettibharaṃ jantuṃ, kule jeṭṭhāpacāyinaṃ;
Saṇhaṃ sakhilasambhāsaṃ, pesuṇeyyappahāyinaṃ.
‘‘Maccheravinaye yuttaṃ, saccaṃ kodhābhibhuṃ naraṃ;
Taṃ ve devā tāvatiṃsā, āhu sappuriso itī’’ti.
‘‘Ai phụng dưỡng mẹ cha
Kính trọng bậc huynh trưởng,
Nói với lời nhu hòa,
Từ bỏ lời chia rẽ,
Đoạn xan tham bỏn sẻn,
Chân thật, không nóng nảy
Chư Thiên tam thập tam,
Gọi là bậc chân nhân.
‘‘Mātāpettibharaṃ jantuṃ = ai phụng dưỡng mẹ cha
kule jeṭṭhāpacāyinaṃ = kính trọng bậc huynh trưởng
Saṇhaṃ sakhilasambhāsaṃ = nói những lời hoà ái
pesuṇeyyappahāyinaṃ = từ bỏ lời chia rẽ
‘‘Maccheravinaye yuttaṃ = người đoạn trừ xan tham
saccaṃ kodhābhibhuṃ naraṃ = chân thật, diệt phẫn nộ
Taṃ ve devā tāvatiṃsā = chư thiên tam thập tam
āhu sappuriso itī’’ti = gọi là bậc chân nhân
Đế Thích là ngôi vị thiên chủ của cõi trời Đao Lợi.
Cõi Tam Thập Tam Thiên được gọi như vậy vì là cõi mà Đế Thích và 32 người bạn cùng nhau làm thiện sự công ích nên đồng sanh vào cõi nầy trong vai trò chủ quản mà Sakka là ngôi vị cao nhất.
Chữ vatapada là lời nguyện thiêng liêng. Ý nghĩa nầy mạnh hơn chữ tâm nguyện. Và là điều tự phát tâm chứ không phải học giới hoặc “điều răn”.
Cụm từ satta vatapadāni samattāni samādinnāni ahesuṃ được hiểu theo Sớ Giải samattāni là paripunṇạ̄ni và samādinnāni là gahitāni được dịch chung là thọ trì trong ý nghĩa kết hợp như thọ giới và trì giới.
Kinh Bổn Sanh số 31 (Jataka no.31) cũng ghi lại câu chuyện tiền thân của Đức Phật Gotama từng thọ trì bảy thiện pháp như được đề cập trong kinh nầy và cũng nhờ đó sanh làm thiên chủ đế thích.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
1. Vatapadasuttaṃ [Mūla]
257. Sāvatthiyaṃ. ‘‘Sakkassa, bhikkhave, devānamindassa pubbe manussabhūtassa satta vatapadāni [vattapadāni (ka.)] samattāni samādinnāni ahesuṃ, yesaṃ samādinnattā sakko sakkattaṃ ajjhagā. Katamāni satta vatapadāni? Yāvajīvaṃ mātāpettibharo assaṃ, yāvajīvaṃ kule jeṭṭhāpacāyī assaṃ, yāvajīvaṃ saṇhavāco assaṃ, yāvajīvaṃ apisuṇavāco assaṃ, yāvajīvaṃ vigatamalamaccherena cetasā agāraṃ ajjhāvaseyyaṃ muttacāgo payatapāṇi vossaggarato yācayogo dānasaṃvibhāgarato, yāvajīvaṃ saccavāco assaṃ, yāvajīvaṃ akkodhano assaṃ – sacepi me kodho uppajjeyya, khippameva naṃ paṭivineyya’’nti. ‘‘Sakkassa, bhikkhave, devānamindassa pubbe manussabhūtassa imāni satta vatapadāni samattāni samādinnāni ahesuṃ, yesaṃ samādinnattā sakko sakkattaṃ ajjhagā’’ti.
‘‘Mātāpettibharaṃ jantuṃ, kule jeṭṭhāpacāyinaṃ;
Saṇhaṃ sakhilasambhāsaṃ, pesuṇeyyappahāyinaṃ.
‘‘Maccheravinaye yuttaṃ, saccaṃ kodhābhibhuṃ naraṃ;
Taṃ ve devā tāvatiṃsā, āhu sappuriso itī’’ti.
1. Vatapadasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
257. Dutiyavaggassa paṭhame vatapadānīti vatakoṭṭhāsāni. Samattānīti paripuṇṇāni. Samādinnānīti gahitāni. Kule jeṭṭhāpacāyīti kulajeṭṭhakānaṃ mahāpitā mahāmātā cūḷapitā cūḷamātā mātulo mātulānītiādīnaṃ apacitikārako. Saṇhavācoti piyamudumadhuravāco. Muttacāgoti vissaṭṭhacāgo. Payatapāṇīti deyyadhammadānatthāya sadā dhotahattho. Vossaggaratoti vossajjane rato. Yācayogoti parehi yācitabbāraho, yācayogoti vā yācayogeneva yutto. Dānasaṃvibhāgaratoti dāne ca saṃvibhāge ca rato. Paṭhamaṃ.