Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THẾ NÀO LÀ TU SĨ ĐÚNG NGHĨA - Kinh Sa Môn, Bà La Môn (Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THẾ NÀO LÀ TU SĨ ĐÚNG NGHĨA - Kinh Sa Môn, Bà La Môn (Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Thứ bảy, 28/01/2023, 18:44 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 28.1.2023


THẾ NÀO LÀ TU SĨ ĐÚNG NGHĨA

Kinh Sa Môn, Bà La Môn (Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Dưỡng Tố (S. ii, 14)

Tu sĩ là một danh gọi rất phổ thông chỉ cho những người chuyên tâm theo đuổi giá trị thiên liêng tôn giáo. Đức Phật dạy cái nhìn rất khác: tu sĩ đúng nghĩa là người thật sự hiểu biết về khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ, và con đường dẫn tới sự diệt khổ. Nếu chưa hiều rõ điều nầy thì “thầy tu chỉ là chiếc áo”. Những lời dạy của Đức Phật ở đây không phải chỉ nói trong cách nói chung các tôn giáo mà ngay cả đối với những tăng sĩ.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā jarāmaraṇaṃ nappajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre nappajānanti, saṅkhārasamudayaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā; na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ [brāhmaññatthaṃ (syā. kaṃ.) moggallānabyākaraṇaṃ oloketabbaṃ] vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti.

Tại Sāvatthi...

-- Này chư Tỷ khưu, những sa môn hay bà la môn nào không biết rõ già chết, không biết rõ sự tập khởi già chết , không biết rõ sự đoạn diệt già chết, không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt già chết;

không biết rõ sanh...;

không biết rõ hữu...;

không biết rõ thủ...;

không biết rõ ái...;

không biết rõ thọ...;

không biết rõ xúc...

không biết rõ sáu xứ...;

không biết rõ danh sắc...;

không biết rõ thức...;

những sa môn hay bà la môn nào không biết rõ hành, không biết rõ sự tập khởi hành, không biết rõ sự đoạn diệt hành , không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt hành;

Ta không xem những vị ấy là sa môn giữa các sa môn, hay là bà la môn giữa các bà la môn. Và những bậc tu sĩ ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không thể chính mình liễu ngộ và an trú mục đích sa môn hạnh hay mục đích bà la môn hạnh.

‘‘Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā jarāmaraṇaṃ pajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre pajānanti, saṅkhārasamudayaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti, te kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā; te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Tatiyaṃ.

-- Này chư Tỷ khưu, những sa môn hay bà la môn nào biết rõ già chết, biết rõ sự tập khởi già chết , biết rõ sự đoạn diệt già chết , biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt già chết;

biết rõ sanh...;

biết rõ hữu...;

biết rõ thủ...;

biết rõ ái...;

biết rõ thọ...;

biết rõ xúc...;

biết rõ sáu xứ...;

biết rõ danh sắc...;

biết rõ thức...;

những sa môn hay bà la môn nào biết rõ hành, biết rõ sự tập khởi hành, biết rõ sự đoạn diệt hành , biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt hành;

Ta xem những vị ấy là sa môn giữa các sa môn, hay là bà la môn giữa các bà la môn. Và những bậc tu sĩ ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng có thể chính mình liễu ngộ và an trú mục đích sa môn hạnh hay mục đích bà la môn hạnh.

Sa môn và bà la môn đều là chữ dùng cho những người hướng cầu giá trị thiêng liêng nội tâm giống như chữ tu sĩ trong tiếng Việt.

Bà la môn, nếu được hiểu như tu sĩ, thì là những tu sĩ chú trọng về tri kiến, nói rõ hơn là kiến thức Veda, thường có gia đình, nghiêng về cúng tế, gia trì chú thuật. (Giống như những thầy cúng ở Việt Nam). Đức Phật cũng cho biết “một số những bà la môn thời xưa” có đạo hạnh thanh tịnh và có đời sống rất cao quý. Nhưng vì bà la môn giáo đi vào quảng đại quần chúng nên du nhập nhiều tín ngưỡng dân gian nên biến chất. (Điều nầy giống Đạo Lão ở Trung Hoa). Chữ bà la môn còn được dịch là “phạm chí” là bậc hướng cầu sự tịnh hoá nếu hiểu theo ý nghĩa nguyên thuỷ. Đôi khi Đức Phật cũng dùng chữ bà la môn trong ý nghĩa nguyên thủy như trong một phẩm của Kinh Pháp Cú.

Sa môn trong văn hoá Ấn là những tu sĩ “từ bỏ gia đình sống không gia đình”. Không thủ đắc tài sản. Sống hoàn toàn nhờ vào sự hộ trì của đàn tín. Đức Phật và những đệ tử xuất gia là những sa môn.

Phật ngôn “biết rõ già chết, biết rõ sự tập khởi già chết, biết rõ sự đoạn diệt già chết, biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt già chết” hàm ý nhận thức thực trạng theo tứ diệu đế. Cả mười hai mắt xích của duyên khởi đều có thể được nhận thức theo cách giống nhau.

Sớ giải đặc biệt lưu ý sở dĩ vô minh không được đề cập vì nằm trong “sự tập khởi của hành”.

Cụm từ Sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā (mục đích của sa môn hạnh, mục đích của bà la môn hạnh) được hiểu là đạo quả hay giác ngộ giải thoát.

Đây là một trong những bài kinh cho thấy rõ sự liên hệ giữa tứ đế và thập nhị duyên khởi.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

3. Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ

13. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā jarāmaraṇaṃ nappajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre nappajānanti, saṅkhārasamudayaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā; na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ [brāhmaññatthaṃ (syā. kaṃ.) moggallānabyākaraṇaṃ oloketabbaṃ] vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti.

‘‘Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā jarāmaraṇaṃ pajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre pajānanti, saṅkhārasamudayaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti, te kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā; te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Tatiyaṃ.

3. Samaṇabrāhmaṇasuttavaṇṇanā

13. Tatiye samaṇā vā brāhmaṇā vāti saccāni paṭivijjhituṃ asamatthā bāhirakasamaṇabrāhmaṇā. Jarāmaraṇaṃ nappajānantītiādīsu jarāmaraṇaṃ na jānanti dukkhasaccavasena, jarāmaraṇasamudayaṃ na jānanti saha taṇhāya jāti jarāmaraṇassa samudayoti samudayasaccavasena, jarāmaraṇanirodhaṃ na jānanti nirodhasaccavasena, paṭipadaṃ na jānanti maggasaccavasena. Jātiṃ na jānanti dukkhasaccavasena, jātisamudayaṃ na jānanti saha taṇhāya bhavo jātisamudayoti samudayasaccavasena. Evaṃ saha taṇhāya samudayaṃ yojetvā sabbapadesu catusaccavasena attho veditabbo. Sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vāti ettha ariyamaggo sāmaññañceva brahmaññañca. Ubhayatthāpi pana attho nāma ariyaphalaṃ veditabbaṃ. Iti bhagavā imasmiṃ sutte ekādasasu ṭhānesu cattāri saccāni kathesīti. Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc