- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 1.4.2023
THẾ GIỚI CHỦ QUAN
Kinh Thế Giới (Lokasuttaṃ)
Tập II – Thiên Nhân Duyên
Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 73)
Pháp hữu vi do duyên mà sanh cũng do duyên mà diệt. Sự tồn tại của mỗi chúng sanh cũng là sự tồn tại của mỗi thế giới. Thế giới chủ quan đó bị chi phối bởi vô minh và ái dục. Sự tồn tại là giòng tiếp nối của sanh và già chết. Không ai có thể tát cạn biển trầm luân theo nghĩa khách quan. Nhưng mỗi chúng sanh đều có khả tính vượt qua thế giới khổ đau mà tự thân tạo thành. Đức Phật đã từng dạy: Như Lai tuyên bố trong tấm thân nhỏ bé nầy sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. Sự phân định thế giới khách quan và chủ quan cho phép chúng ta biết đến cái gì có thể và cái gì không có thể trong kiếp nhân sinh nầy.
Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘lokassa, bhikkhave, samudayañca atthaṅgamañca desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Katamo ca, bhikkhave, lokassa samudayo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā; taṇhāpaccayā upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa samudayo.
‘‘Sotañca paṭicca sadde ca...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca... jivhañca paṭicca rase ca... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā...pe... jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa samudayo.
Ngự tại Sāvatthi.
“Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng về tập khởi và sự chấm dứt thế giới. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ”
Chư tỳ khưu trả lời: “Dạ vâng, Bạch Thế Tôn”.
Đức Thế Tôn nói như sau:
Này chư Tỳ khưu, thế nào là tập khởi của thế giới?
Tuỳ thuộc vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi. Đây là tập khởi của thế giới.
Tuỳ thuộc vào tai và âm thanh, nhĩ thức phát sanh …
Tùy thuộc vào mũi và cảnh khí, tỷ thức phát sanh …
Tuỳ thuộc vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức phát sanh …
Tuỳ thuộc vào thân và cảnh xúc, thân thức phát sanh …
Tuỳ thuộc vào ý và cảnh pháp, ý thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi.
Đây là tập khởi của thế giới.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo.
‘‘Sotañca paṭicca sadde ca...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca... jivhañca paṭicca rase ca... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo’’ti.
Và này chư Tỳ khưu, thế nào là đoạn diệt thế giới?
Tuỳ thuộc vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi. Nhưng với sự đoạn diệt hoàn toàn ái nên thủ đoạn diệt, do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt, do hữu đoạn diệt nên sanh đoạn diệt, do sanh đoạn diệt già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai đoạn diệt. Này chư Tỳ khưu, đây là sự đoạn diệt thế giới.
Tuỳ thuộc vào tai và âm thanh, nhĩ thức phát sanh …
Tùy thuộc vào mũi và cảnh khí, tỷ thức phát sanh …
Tuỳ thuộc vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức phát sanh …
Tuỳ thuộc vào thân và cảnh xúc, thân thức phát sanh …
Tuỳ thuộc vào ý và cảnh pháp, ý thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi. Đây là tẫp khởi của thế giới. Nhưng với sự đoạn diệt hoàn toàn ái nên thủ đoạn diệt, do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt, do hữu đoạn diệt nên sanh đoạn diệt, do sanh đoạn diệt già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai đoạn diệt. Này chư Tỳ khưu, đây là sự đoạn diệt thế giới .
Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ thế giới.
Chú Thích
Theo Sớ Giải chữ loka – thế giới hay thế gian – ở đây chỉ cho thế giới hữu vi (saṅkhāraloka) được cấu tạo bởi nhân duyên và cũng hoại diệt do nhân duyên. Không nên hiểu là có một “thế giới vô vi” đối lập. Trong Phật học chữ loka chỉ cho toàn bộ hiện tượng vật lý và tâm lý nên có chữ lokiya – hiệp thế – và lokuttara – siêu thế.
Bài kinh nầy một lần nữa nói về sự tập khởi và chấm dứt của thế giới hữu vi mang ý nghĩ tương tự như sự chấm dứt đau khổ. Thế giới ở đây là thế giới chủ quan. Thế giới trong nhận thức và tồn tại của một cá thể từ vô minh, ái dẫn đến già chết, sầu bi, khổ, ưu, ai. Đầu mối của vô minh và ái không thể xem là khởi nguyên của vũ trụ. Sự giải thoát sanh tử của một cá nhân không được xem là sự chung kết của vũ trụ. Mặc dù ở đây nói về sự tập khởi và chấm dứt của thế giới. Phật Pháp không nói về “thế giới thường hằng hay không thường hằng” theo ý nghĩa thế giới khách quan. Đây là điểm thường bị lầm lẫn. Mặc dù Phật giáo Đại Thừa có đề cập đến đích diểm “ngày mà tất cả chúng sanh đều thành Phật, biển khổ sẽ tát cạn, ba cõi trầm luân sanh tử không còn”. Quan điểm nầy hoàn toàn không có trong Tam Tạng Pāli. Một người có thể tu tập, chứng thành đạo quả, và hướng dẫn một số chúng sanh khác tu tập nhưng không nên hiểu là có khả tính “tất cả chúng sanh được độ thành Phật” vì Đức Phật không dạy về thế giới có vĩnh hằng hay không vĩnh hằng.
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch
4. Lokasuttaṃ
44. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘lokassa, bhikkhave, samudayañca atthaṅgamañca desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Katamo ca, bhikkhave, lokassa samudayo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā; taṇhāpaccayā upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa samudayo.
‘‘Sotañca paṭicca sadde ca...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca... jivhañca paṭicca rase ca... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā...pe... jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa samudayo.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo.
‘‘Sotañca paṭicca sadde ca...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca... jivhañca paṭicca rase ca... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo’’ti. Catutthaṃ.
4. Lokasuttavaṇṇanā
44. Catutthe lokassāti saṅkhāralokassa. Ayamettha viseso. Catutthaṃ.