Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ THẤY HIỂM NẠN VÀ TÌM ĐƯỜNG THOÁT HIỂM _ Kinh Subrahmā (Subrahmasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ THẤY HIỂM NẠN VÀ TÌM ĐƯỜNG THOÁT HIỂM _ Kinh Subrahmā (Subrahmasuttaṃ)

Thứ ba, 02/11/2021, 15:10 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 2.11.2021


THẤY HIỂM NẠN VÀ TÌM ĐƯỜNG THOÁT HIỂM

Kinh Subrahmā (Subrahmasuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM CẤP CÔ ĐỘC) (S.i,53)

Theo Phật Pháp thì nếu chúng sanh mệnh chung với tâm dao động phiền não thì sanh vào khổ cảnh. Đa số chúng sanh đối diện với cái chết bằng tâm sợ hãi bấn loạn. Điều nầy không ngoại lệ đối với chư thiên những chúng sanh sống trong thiên lạc, thiên phước. Càng có nhiều càng sợ mất và càng bất an. Sợ mất thì không thể buông xả. Không buông xả tất cả thì tâm khó an tịnh và sáng suốt. Điều khó hiểu ở đây với đa số chúng sanh là tại sao bám víu thì mất tất cả mà buông xả tất cả thì tự tại khinh an.

Theo Sớ giải, thiên tử Subrahmā trong lúc cùng đoàn tuỳ tùng 1000 thiên nữ vui chơi trong lạc viên Nandana thì 500 thiên nữ trong số đó bất chợt hết tuổi thọ do tâm phóng dật lúc vui chơi nên sanh vào khổ cảnh Avīci. Vị thiên tử cũng tự quán xét bản thân và 500 thiên nữ còn lại cũng sẽ mãn thọ trong 7 ngày. Với tâm lo âu hoảng sợ vị thiên tử tìm đến cầu sự chỉ giáo của Đức Phật. Bậc Đạo sư đã hướng dẫn pháp tu kết hợp chỉ và quán. Theo Sớ Giải kinh Đại Niệm Xứ thì khi thiên tử nghe Đức Phật chỉ dẫn đã gấp rút trở lại thiên giới cùng tu tập với 500 thiên nữ và tất cả đều chứng quả dự lưu không còn rơi vào ác đạo.

THẤY HIỂM NẠN VÀ TÌM ĐƯỜNG THOÁT HIỂM _ Kinh Subrahmā (Subrahmasuttaṃ)
Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Ekamantaṃ ṭhito kho subrahmā devaputto bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Ðứng một bên, Thiên tử Subrahmā nói lên bài kệ với Thế Tôn:

‘‘Niccaṃ utrastamidaṃ cittaṃ,

niccaṃ ubbiggamidam mano;

Anuppannesu kicchesu,

atho uppatitesu ca;

Sace atthi anutrastaṃ,

taṃ me akkhāhi pucchito’’ti.

(Thiên tử)

Tâm này thường sợ hãi,

Ý này thường dao động,

Ðiều mong ước không khởi,

Ðiều không mong lại khởi,

Nếu có, không sợ hãi,

Hãy nói điều con hỏi.

(Thiên tử)

Tâm nầy luôn sợ hãi,

Ý nầy luôn dao động,

Với phiền luỵ đã sanh,

Cũng với điều chưa sanh,

Có pháp không lo sợ?

Xin giải đáp cho con.

‘‘Nāññatra bojjhā tapasā,

nāññatrindriyasaṃvarā;

Nāññatra sabbanissaggā,

sotthiṃ passāmi pāṇina’’nti.

(Thế Tôn)

Không ngoài hạnh giác chi,

Không ngoài hộ trì căn,

Không ngoài bỏ tất cả,

Ta thấy các pháp ấy,

Ðưa đến sự an toàn,

Cho tất cả chúng sanh.

(Thế Tôn)

Ngoài tịnh chỉ, tuệ giác,

Ngoài nhiếp hộ các căn,

Ngoài buông xả tất cả,

Ta không thấy pháp khác,

An toàn cho chúng sanh.

‘‘Idamavoca...pe... tatthevantaradhāyī’’ti.

Rồi Thiên tử biến mất tại chỗ ấy.

Niccaṃ utrastamidaṃ cittaṃ Tâm nầy thường xuyên sợ hãi
niccaṃ ubbiggamidaṃ mano Ý nầy thường xuyên dao động
Anuppannesu kicchesu Đối với phiền luỵ chưa sanh
atho uppatitesu ca Và cũng đối với phiền lụy đã sanh
Sace atthi anutrastaṃ Nếu có pháp không sợ hãi
taṃ me akkhāhi pucchito’’ti Xin trả lời câu hỏi của con
Nāññatra bojjhā tapasā Không gì khác ngoài tuệ giác và thiền định
nāññatrindriyasaṃvarā Không gì khác ngoài sự nhiếp hộ các căn
Nāññatra sabbanissaggā Không gì khác ngoài sự buông xả tất cả
sotthiṃ passāmi pāṇina’’nti Ta thấy sự an ổn cho chúng hữu tình

Chữ kicchesu chỉ cho sự sự khổ đã sanh và chưa sanh (imesu uppannānuppannesu dukkhesu)

Bojjha - tuệ giác chỉ cho thiền quán. Tapa - thiền định chỉ cho thiền chỉ.

Câu Phật ngôn sau cùng “sotthiṃ passāmi pāṇina” phải đọc chung với ba câu trước có chữ “nāññatra” để hiểu là “Ta không thấy gì khác an toàn cho chúng sanh ngoài tu tập chỉ, quán, nhiếp hộ các căn và buông xả tất cả”

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

7. Subrahmasuttaṃ [Mūla]

98. Ekamantaṃ ṭhito kho subrahmā devaputto bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Niccaṃ utrastamidaṃ cittaṃ, niccaṃ ubbiggamidaṃ [ubbiggidaṃ (mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanāyaṃ)] mano;

Anuppannesu kicchesu [kiccesu (bahūsu)], atho uppatitesu ca;

Sace atthi anutrastaṃ, taṃ me akkhāhi pucchito’’ti.

‘‘Nāññatra bojjhā tapasā [bojjhaṅgatapasā (sī. syā. kaṃ. pī.)], nāññatrindriyasaṃvarā; Nāññatra sabbanissaggā, sotthiṃ passāmi pāṇina’’nti.

‘‘Idamavoca...pe... tatthevantaradhāyī’’ti.

7. Subrahmasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

98. Sattame subrahmāti so kira devaputto accharāsaṅghaparivuto nandanakīḷikaṃ gantvā pāricchattakamūle paññattāsane nisīdi. Taṃ pañcasatā devadhītaro parivāretvā nisinnā, pañcasatā rukkhaṃ abhiruḷhā. Nanu ca devatānaṃ cittavasena yojanasatikopi rukkho onamitvā hatthaṃ āgacchati, kasmā tā abhiruḷhāti. Khiḍḍāpasutatāya. Abhiruyha pana madhurassarena gāyitvā gāyitvā pupphāni pātenti, tāni gahetvā itarā ekatovaṇṭikamālādivasena ganthenti. Atha rukkhaṃ abhiruḷhā upacchedakakammavasena ekappahāreneva kālaṃ katvā avīcimhi nibbattā mahādukkhaṃ anubhavanti.

Atha kāle gacchante devaputto ‘‘imāsaṃ neva saddo suyyati, na pupphāni pātenti. Kahaṃ nu kho gatā’’ti? Āvajjento niraye nibbattabhāvaṃ disvā piyavatthukasokena ruppamāno cintesi – ‘‘etā tāva yathākammena gatā, mayhaṃ āyusaṅkhāro kittako’’ti. So – ‘‘sattame divase mayāpi avasesāhi pañcasatāhi saddhiṃ kālaṃ katvā tattheva nibbattitabba’’nti disvā balavatarena sokena ruppi. So – ‘‘imaṃ mayhaṃ sokaṃ sadevake loke aññatra tathāgatā niddhamituṃ samattho nāma natthī’’ti cintetvā satthu santikaṃ gantvā niccaṃ utrastanti gāthamāha.

Tattha idanti attano cittaṃ dasseti. Dutiyapadaṃ purimasseva vevacanaṃ. Niccanti ca padassa devaloke nibbattakālato paṭṭhāyāti attho na gahetabbo, sokuppattikālato pana paṭṭhāya niccanti veditabbaṃ. Anuppannesu kicchesūti ito sattāhaccayena yāni dukkhāni uppajjissanti, tesu. Atho uppatitesu cāti yāni pañcasatānaṃ accharānaṃ niraye nibbattānaṃ diṭṭhāni, tesu cāti evaṃ imesu uppannānuppannesu dukkhesu niccaṃ mama utrastaṃ cittaṃ, abbhantare ḍayhamāno viya homi bhagavāti dasseti.

Nāññatra bojjhā tapasāti bojjhaṅgabhāvanañca tapoguṇañca aññatra muñcitvā sotthiṃ na passāmīti attho. Sabbanissaggāti nibbānato. Ettha kiñcāpi bojjhaṅgabhāvanā paṭhamaṃ gahitā, indriyasaṃvaro pacchā, atthato pana indriyasaṃvarova paṭhamaṃ veditabbo. Indiyasaṃvare hi gahite catupārisuddhisīlaṃ gahitaṃ hoti. Tasmiṃ patiṭṭhito bhikkhu nissayamuttako dhutaṅgasaṅkhātaṃ tapoguṇaṃ samādāya araññaṃ pavisitvā kammaṭṭhānaṃ bhāvento saha vipassanāya bojjhaṅge bhāveti. Tassa ariyamaggo yaṃ nibbānaṃ ārammaṇaṃ katvā uppajjati, so ‘‘sabbanissaggo’’ti bhagavā catusaccavasena desanaṃ vinivattesi. Devaputto desanāpariyosāne sotāpattiphale patiṭṭhahīti. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc