Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || THẤY ĐƯỢC NHẤT THỂ CHỨNG TÂM KHÔNG CHẤP THỦ - Kinh Surādha (Surādhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || THẤY ĐƯỢC NHẤT THỂ CHỨNG TÂM KHÔNG CHẤP THỦ - Kinh Surādha (Surādhasuttaṃ)

Thứ tư, 19/06/2024, 09:39 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.6.2024

THẤY ĐƯỢC NHẤT THỂ CHỨNG TÂM KHÔNG CHẤP THỦ

Kinh Surādha (Surādhasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm A-La-Hán (S,iii,72)

Trong mức độ tận cùng của đệ nhất nghĩa đế, thì tất cả pháp hữu vi đều vô thường, bất toại, vô ngã. Chính sự đồng nhất này là thiền án giúp hành giả vượt thoát chấp thủ. Tâm không chấp thủ là tâm vô phân biệt. Tạo nền tảng cho sự an tịnh và giải thoát. Sự giải thoát đúng nghĩa trong Phật Pháp không ở ngoại cảnh mà đến từ tâm giải thoát, tâm giải thoát đến từ tuệ giác nên được gọi là khéo giải thoát.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

Atha kho āyasmā surādho bhagavantaṃ etadavoca:

“kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti, vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimuttan”ti?

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Bấy giờ Tôn giả Surādha đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi đến … bạch hỏi Thế Tôn:

—Bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào để biết, làm thế nào để thấy đối với xác thân có thức này và đối với tất cả ngoại tướng, không có tư tưởng: “Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên”; vượt khỏi phân biệt, an tịnh, khéo giải thoát?

“Yaṃ kiñci, surādha, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ …pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti.

—Này Surādha, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần được thấy như nhiên với chánh trí là: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”; vị ấy giải thoát bởi không chấp thủ.

Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā vedanā …pe… sabbā saññā … sabbe saṅkhārā … sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti.

Phàm thọ gì …

Phàm tưởng gì …

Phàm hành gì …

Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần được thấy như nhiên với chánh trí là: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”; vị ấy giải thoát bởi không chấp thủ.

Evaṃ kho, surādha, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye, bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimuttan”ti …pe…

aññataro ca panāyasmā surādho arahataṃ ahosīti.

Này Surādha, do biết vậy, do thấy vậy, đối với xác thân có thức này và đối với tất cả ngoại tướng, không có tư tưởng: “Ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên”; vượt khỏi phân biệt, an tịnh, khéo giải thoát.

… Tôn giả Surādha đã trở thành một trong những vị vô sanh ứng cúng.

 

 

Chú Thích

Tôn giả Surādha là em ruột của Tôn giả Rādha, được đề cập trong bài kinh trước. Xuất thân từ một gia đình Bà la môn tại Rājagaha. Kinh sách ghi lại là Tôn giả Rādha xuất gia trong thời lão niên (…), nhưng không ghi là người em ruột tức Tôn giả Surādha xuất gia lúc bao nhiêu tuổi…

Bài kinh này, có ý nghĩa phần lớn giống bài kinh trước, chỉ khác là có thêm ba điểm liên quan tới sự giải thoát.

Cụm từ “vidhāsamatikkanta - vượt thoát khỏi sự phân biệt”, hay thấy được tính đồng nhất của năm uẩn bất luận sai biệt thời gian, không gian, thứ loại.

Chữ “santa” nghĩa là an tịnh chỉ cho tâm toại ý, không còn phiền não.

Chữ “suvimutta – khéo giải thoát” là sự khai phóng bằng tuệ giác.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

10. Surādhasuttaṃ

72. Sāvatthinidānaṃ.

Atha kho āyasmā surādho bhagavantaṃ etadavoca:

“kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti, vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimuttan”ti?

“Yaṃ kiñci, surādha, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ …pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti.

Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā vedanā …pe… sabbā saññā … sabbe saṅkhārā … sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti.

Evaṃ kho, surādha, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye, bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimuttan”ti …pe…

aññataro ca panāyasmā surādho arahataṃ ahosīti.

Dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc