Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - THÂN VIỄN LY MÀ TÂM CHƯA VIỄN LY - Kinh Sống Viễn Ly (Vivekasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - THÂN VIỄN LY MÀ TÂM CHƯA VIỄN LY - Kinh Sống Viễn Ly (Vivekasuttaṃ)

Thứ ba, 06/09/2022, 18:31 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 6.9.2022


THÂN VIỄN LY MÀ TÂM CHƯA VIỄN LY

Kinh Sống Viễn Ly (Vivekasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 197)

Sống một mình trong rừng là một trong những phương cách hữu hiệu giúp người tu hướng nội với chánh niệm tỉnh giác. Thế nhưng do bản năng tự nhiên trong sự cô tịch thường khởi sanh dục vọng. Như cánh chim muốn bay cao, bay xa thì phải rũ sạch bụi đất vương mang ở đôi cánh, hành giả muốn tâm tăng thượng cần có thái độ rũ bỏ dứt khoát. Vị tỳ khưu trong bài kinh là một người may mắn được nhắc nhở đúng thời điểm cần cảnh tỉnh.

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu divāvihāragato pāpake akusale vitakke vitakketi gehanissite.

Tôi được nghe như vầy,

Một thuở có vị tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala, . Bấy giờ vị tỳ khưu ấy trong lúc đi nghỉ trưa khởi lên những tư tưởng ác quấy, bất thiện, liên hệ đến thế tục.

Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng thương xót vị tỳ khưu muốn vị ấy được lợi lạc, được cảnh tỉnh liền đi đến tỳ khưu ấy nói lên kệ ngôn

‘‘Vivekakāmosi vanaṃ paviṭṭho,

Atha te mano niccharatī bahiddhā;

Jano janasmiṃ vinayassu chandaṃ,

Tato sukhī hohisi vītarāgo.

‘‘Aratiṃ pajahāsi sato,

bhavāsi sataṃ taṃ sārayāmase;

Pātālarajo hi duttaro,

mā taṃ kāmarajo avāhari.

‘‘Sakuṇo yathā paṃsukunthito,

vidhunaṃ pātayati sitaṃ rajaṃ;

Evaṃ bhikkhu padhānavā satimā,

vidhunaṃ pātayati sitaṃ raja’’nti.

“Vào rừng muốn độc cư

Nhưng tâm lại hướng ngoại

Hãy từ bỏ khát ái

Ly dục, được an lạc.

“Chánh niệm, không bất mãn

Xin nhắc: điều ấy tốt

Khó thay vượt sông mê

Chớ để dục nhận chìm.

“Như chim dính bùn đất

Rũ sạch để nhẹ bay

Tỳ khưu thường quán niệm

Rũ bỏ mọi trần ai.

Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.

Tỳ khưu ấy bừng tỉnh khi được vị thiên nhắc nhở.

‘‘Vivekakāmosi vanaṃ paviṭṭho = Vô rừng muốn sống viễn ly

Atha te mano niccharatī bahiddhā = nhưng tâm lại hướng ngoại

Jano janasmiṃ vinayassu chandaṃ = bỏ sự ham muốn người với người

Tato sukhī hohisi vītarāgo = người ly dục ắt được an lạc

‘‘Aratiṃ pajahāsi sato = Chánh niệm, không bất mãn

bhavāsi sataṃ taṃ sārayāmase = hãy cho nhắc nhở về (con đường) tốt đẹp

Pātālarajo hi duttaro = Vực thẳm ôi khó vượt

mā taṃ kāmarajo avāhari = Chớ để dục nhận chìm

‘‘Sakuṇo yathā paṃsukunthito = Như chim dính bùn đất

vidhunaṃ pātayati sitaṃ rajaṃ = rung lắc để không còn vương mang

Evaṃ bhikkhu padhānavā satimā = Tỳ khưu siêng tu niệm

vidhunaṃ pātayati sitaṃ raja’’nti = rũ sạch những bụi trần

Bài kinh nầy mang cách hành văn rất cổ kính mà trong đó có nhiều động từ bất quy tắc. Bởi kệ ngôn là lời nhắc nhở trực tiếp với đương sự nên có nhiều động từ ngôi thứ hai mà bản dịch lược bớt vì trong cách ngôn ngữ tiếng Việt có thể được ngầm hiểu.

Câu Jano janasmiṃ vinayassu chandaṃ = bỏ sự ham muốn người với người – được hiểu chỉ cho từ bỏ ham muốn nhục dục y cứ theo bản Sớ Giải ( tvaṃ jano aññasmiṃ jane chandarāgaṃ vinayassu)

Câu Aratiṃ pajahāsi sato bhavāsi sataṃ taṃ sārayāmase = Chánh niệm, không bất mãn. Hãy cho nhắc nhở về (con đường) tốt đẹp” nầy được giảng phân hai theo Sớ giả: một là “hãy để chúng tôi nhắc ngài người tu tập chánh niệm – là bậc trí tiêu trừ dục vọng bất cứ khi nào chúng sanh khởi”. Hai là “hãy để chúng tôi nhắc ngài Pháp cho người thiện (satimantaṃ paṇḍitaṃ taṃ mayam pi [yathāuppannaṃ vitakkaṃ vinodanāya] sārayāma, sata vā dhammaṃ [sappurisānaṃ ilesavigamanadhammaṃ] mayaṃ tamsārayāma). Bản dịch nầy lấy theo ý của ngài Bodhi với ý nghĩa gọn hơn theo mạch văn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

1. Vivekasuttaṃ [Mūla]

221. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu divāvihāragato pāpake akusale vitakke vitakketi gehanissite. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Vivekakāmosi vanaṃ paviṭṭho,

Atha te mano niccharatī bahiddhā;

Jano janasmiṃ vinayassu chandaṃ,

Tato sukhī hohisi vītarāgo.

‘‘Aratiṃ pajahāsi sato,

bhavāsi sataṃ taṃ sārayāmase;

Pātālarajo hi duttaro,

mā taṃ kāmarajo avāhari.

‘‘Sakuṇo yathā paṃsukunthito [paṃsukuṇṭhito (ka.), paṃsukuṇḍito (sī. syā. kaṃ. pī.)], vidhunaṃ pātayati sitaṃ rajaṃ;

Evaṃ bhikkhu padhānavā satimā, vidhunaṃ pātayati sitaṃ raja’’nti.

Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.

1. Vivekasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

221. Vanasaṃyuttassa paṭhame kosalesu viharatīti satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā tassa janapadassa sulabhabhikkhatāya tattha gantvā viharati. Saṃvejetukāmāti vivekaṃ paṭipajjāpetukāmā. Vivekakāmoti tayo viveke patthayanto. Niccharatī bahiddhāti bāhiresu puthuttārammaṇesu carati. Jano janasminti tvaṃ jano aññasmiṃ jane chandarāgaṃ vinayassu. Pajahāsīti pajaha. Bhavāsīti bhava. Sataṃ taṃ sārayāmaseti satimantaṃ paṇḍitaṃ taṃ mayampi sārayāma, sataṃ vā dhammaṃ mayaṃ taṃ sārayāmāti attho. Pātālarajoti appatiṭṭhaṭṭhena pātālasaṅkhāto kilesarajo. Mā taṃ kāmarajoti ayaṃ kāmarāgarajo taṃ mā avahari, apāyameva mā netūti attho. Paṃsukunthitoti paṃsumakkhito. Vidhunanti vidhunanto. Sitaṃ rajanti sarīralaggaṃ rajaṃ. Saṃvegamāpādīti devatāpi nāma maṃ evaṃ sāretīti vivekamāpanno, uttamavīriyaṃ vā paggayha paramavivekaṃ maggameva paṭipannoti. Paṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc