- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 27.8.2022
TÁN THÁN MỘT CON NGƯỜI LỊCH SỬ
Kinh Koṇḍañña (Koṇḍaññasuttaṃ)
(CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA) (S. i, 193)
Bài pháp đầu tiên – hay Kinh Chuyển Pháp Luân – là bài pháp lịch sử. Người đệ tử đầu tiên được nghe bài pháp nầy và giác ngộ là một người lịch sử. Tôn giả Aññā Koṇḍañña nguyên là một bà la môn kiệt xuất về kinh điển Veda. Với bao nhiêu sở tri và kiến chấp vậy mà nghe một bài kinh về tứ diệu đế và trung đạo liền thành tựu tuệ giác. Ngay tại pháp toạ, Đức Thế Tôn với tâm của mình nhận biết sự giác ngộ thật sự của Koṇḍañña đã tuyên bố trong đoạn kết của bài pháp là “Koṇḍañña đã liễu ngộ” nên chữ “liễu ngộ” từ đó đã trở thành biệt danh của tôn giả và đi vào lịch sử. Có biết rõ và nhận định đúng mức thì mới hiểu tại sao một lão tăng lại có vị thế lịch sử như vậy. Điều nầy tạo nên cảm khái của một thi nhân mà cũng là một bậc la hán.
Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.
Thuở ấy Đúc Thế Tôn ngự ở chùa Veḷuvanna (Trúc Lâm), tại khu vực Kalandakanivāpa (chỗ cho sóc ăn), thành Rājagaha (Vương Xá).
Atha kho āyasmā aññāsikoṇḍañño [aññākoṇḍañño (sī. syā. kaṃ.)] sucirasseva yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavato pādāni mukhena ca paricumbati, pāṇīhi ca parisambāhati, nāmañca sāveti – ‘‘koṇḍaññohaṃ, bhagavā, koṇḍaññohaṃ, sugatā’’ti.
Bấy giờ Tôn giả Aññā Koṇḍañña, đến diện kiến Thế Tôn sau một thời gian khá dài. Sau khi đến đê đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn, tay xoa chân Thế Tôn và nói lên tên của mình:
-- Bạch Đức Thế Tôn, con là Koṇḍañña. Bạch Thiện Thệ, con là Koṇḍañña.
Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘ayaṃ kho āyasmā aññāsikoṇḍañño sucirasseva yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavato pādāni mukhena ca paricumbati, pāṇīhi ca parisambāhati, nāmañca sāveti – ‘koṇḍaññohaṃ, bhagavā, koṇḍaññohaṃ, sugatā’ti. Yaṃnūnāhaṃ āyasmantaṃ aññāsikoṇḍaññaṃ bhagavato sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthaveyya’’nti.
Rồi Tôn giả Vaṅgīsa khởi ý nghĩ: "Tôn giả Aññā Koṇḍañña, đến diện kiến Thế Tôn sau một thời gian khá dài. Sau khi đến đê đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn, tay xoa chân Thế Tôn và nói lên tên của mình: Bạch Đức Thế Tôn, con là Koṇḍañña. Bạch Thiện Thệ, con là Koṇḍañña. Vậy ta hãy ở trước mặt Thế Tôn, ta hãy nói lên kệ ngôn thích hợp tán thán Tôn giả Aññā Koṇḍañña".
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘paṭibhāti maṃ, bhagavā, paṭibhāti maṃ, sugatā’’ti. ‘‘Paṭibhātu taṃ, vaṅgīsā’’ti bhagavā avoca.
Lúc ấy Tôn giả Vaṅgīsa từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch rằng:
--Bạch Thế Tôn, cảm khái khởi lên trong tâm con. Bạch Thiện Thệ, cảm khái khởi lên trong tâm con
Đức Thế Tôn nói:
-- Này Vaṅgīsa, hãy đọc lên cảm khái ấy.
Atha kho āyasmā vaṅgīso āyasmantaṃ aññāsikoṇḍaññaṃ bhagavato sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi –
‘‘Buddhānubuddho so thero, koṇḍañño tibbanikkamo;
Lābhī sukhavihārānaṃ, vivekānaṃ abhiṇhaso.
‘‘Yaṃ sāvakena pattabbaṃ, satthusāsanakārinā;
Sabbassa taṃ anuppattaṃ, appamattassa sikkhato.
‘‘Mahānubhāvo tevijjo, cetopariyāyakovido;
Koṇḍañño buddhadāyādo, pāde vandati satthuno’’ti.
Rồi Tôn giả Vaṅgīsa nói lên kệ ngôn tán thán thích hợp đối với Tôn giả Koṇḍañña với sự hiện diện của Đức Thế Tôn:
“Giác ngộ ngay sau Phật
Tôn giả Koṇḍañña
Nhiệt tâm và tinh cần,
Viễn ly, trú tịnh lạc
Những gì một đệ tử
Hành lời dạy Đạo sư
Vị ấy đã thành tựu
Với dõng mãnh tinh tấn.
“Đại sĩ chứng tam minh
Cùng với tha tâm thông
Tôn giả Koṇḍañña
Người kế thừa Phật Pháp
Đảnh lễ chân Đạo sư.
‘‘Buddhānubuddho so thero = vị trưởng lão thành phật ngay sau Phật
koṇḍañño tibbanikkamo = Koṇḍañña bậc dõng mãnh tinh cần
Lābhī sukhavihārānaṃ vivekānaṃ abhiṇhaso = Thường sống trong viễn ly, tịnh lạc
‘‘Yaṃ sāvakena pattabbaṃ = những gì có thể chứng được bởi một đệ tử
satthusāsanakārinā = thực hành lời dạy của bậc Đạo Sư
Sabbassa taṃ anuppattaṃ = Ngài đã chứng đạt được tất cả
appamattassa sikkhato = Với sự hành trì không xao lãng
‘‘Mahānubhāvo tevijjo = Bậc đại sĩ chứng tam minh
cetopariyāyakovido = thiện xảo trong tha tâm thông
Koṇḍañño buddhadāyādo = Koṇḍañña người thừa tự Phật
pāde vandati satthuno’’ti = đảnh lễ chân bậc Đạo sư
Theo Sớ Giải thì thời gian dài (sucirasseva) vắng mặt là 12 năm. Tôn giả Koṇḍañña là một trong tám vị bà la môn thông thái đã đến gặp thái tử Siddhattha sơ sinh trong lễ đặt tên. Với niềm tin là thái tử sau nầy sẽ xuất gia trở thành bậc chân sư vĩ đại nên quyết tâm theo dõi chờ đợi. Khi nghe Đức Bồ Tát rời hoàng cung xuất gia Koṇḍañña bấy giờ tuổi đã cao rủ theo con của những bà la môn thông thái tổng cộng là 5 vị mà sau nầy gọi là “nhóm năm thầy – Pañcavaggiyā” (gồm Kondañña, Bhaddiya, Vappa, Mahānāma, Assaji). Sau khi chứng quả A la hán và hoằng hoá thời gian ngắn Tôn giả đã quy ẩn tại rừng Chaddanta trong rặng Himalaya bên hồ Mandākini. Đến khi thấy thời điểm viên tịch đã tới nên đến diện kiến và xin phép Đức Thế Tôn để viên tịch.
Câu buddhānubuddho so thero – vị trưởng lão thành phật ngay sau Phật – có nghĩa là trong thời giáo pháp hiện tại sau khi Đức Thế Tôn tự thân giác ngộ thì Tôn giả Koṇḍañña là người giác ngộ tiếp theo (đầu tiên trong hàng đệ tử). Sau khi Đức Thế Tôn thuyết Kinh Chuyển Pháp Luân Tôn giả chứng tu đà huờn và Đức Phật xác chứng với câu: Koṇḍañña đã liễu ngộ, Koṇḍañña đã liễu ngộ (Aññāsi vata bho koṇḍañño Aññāsi vata bho) do câu nói lịch sử nầy từ đó Tôn giả được gọi là Aññākoṇḍañño (A Nhã Kiều Trần Như). (Trong thuật ngữ Phật học chữ Buddhānubuddhasāvaka – những bậc thinh văn giác ngộ tiếp sau Đức Phật chỉ cho thế hệ những đệ tử lỗi lạc xuất hiện trong sơ thời của giáo pháp như các ngài Maha Kassapa, Sariputta, Moggalana, Anuruddha…
Theo Sớ Giải chữ sukhavihāra chỉ cho dittṭḥadhammasukhavihārā - hiện tại lạc trú mà ở đây là thiền chứng và đạo quả.
Chữ vivekā – viễn ly bao gồm thân viễn ly, tâm viễn ly, sở y viễn ly. Từ nầy được Tôn giả Vaṅgīsa dùng rất khéo trong thi tứ với cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngụ ý Tôn giả Koṇḍañña đã viễn ly chư vọng nghiệp viên thành vô thượng đạo mà cũng là người sống ẩn dật.
Theo Sớ Giải mặc dù kệ ngôn chỉ đề cập đến tam minh và tha tâm thông nhưng kỳ thật Tôn giả Koṇḍañña chứng tâm minh và lục thông.
Sau khi Tôn giả Koṇḍañña đảnh lễ Đức Phật đã trở về trú xứ trong rặng Himalaya viên tịch tại đó. Về sau, xá lợi của tôn giả được mang về chùa Veḷuvanna (Trúc Lâm), thành Rājagaha (Vương Xá) và Đức Thế Tôn tự tay đặt vào tháp thờ mà đến thời Ngài Buddhaghosa (vị san định Sớ giải) vẫn còn.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
9. Koṇḍaññasuttaṃ [Mūla]
217. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho āyasmā aññāsikoṇḍañño [aññākoṇḍañño (sī. syā. kaṃ.)] sucirasseva yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavato pādāni mukhena ca paricumbati, pāṇīhi ca parisambāhati, nāmañca sāveti – ‘‘koṇḍaññohaṃ, bhagavā, koṇḍaññohaṃ, sugatā’’ti. Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi – ‘‘ayaṃ kho āyasmā aññāsikoṇḍañño sucirasseva yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavato pādāni mukhena ca paricumbati, pāṇīhi ca parisambāhati, nāmañca sāveti – ‘koṇḍaññohaṃ, bhagavā, koṇḍaññohaṃ, sugatā’ti. Yaṃnūnāhaṃ āyasmantaṃ aññāsikoṇḍaññaṃ bhagavato sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthaveyya’’nti.
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘paṭibhāti maṃ, bhagavā, paṭibhāti maṃ, sugatā’’ti. ‘‘Paṭibhātu taṃ, vaṅgīsā’’ti bhagavā avoca. Atha kho āyasmā vaṅgīso āyasmantaṃ aññāsikoṇḍaññaṃ bhagavato sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi –
‘‘Buddhānubuddho so thero, koṇḍañño tibbanikkamo;
Lābhī sukhavihārānaṃ, vivekānaṃ abhiṇhaso.
‘‘Yaṃ sāvakena pattabbaṃ, satthusāsanakārinā;
Sabbassa taṃ anuppattaṃ, appamattassa sikkhato.
‘‘Mahānubhāvo tevijjo, cetopariyāyakovido;
Koṇḍañño buddhadāyādo [buddhasāvako (pī.)], pāde vandati satthuno’’ti.
9. Koṇḍaññasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
217. Navame aññāsikoṇḍaññoti paṭhamaṃ dhammassa aññātattā evaṃ gahitanāmo thero. Sucirassevāti kīvacirassa? Dvādasannaṃ saṃvaccharānaṃ. Ettakaṃ kālaṃ kattha vihāsīti. Chaddantabhavane mandākinipokkharaṇiyā tīre paccekabuddhānaṃ vasanaṭṭhāne. Kasmā? Vihāragarutāya. So hi paññavā mahāsāvako. Yatheva bhagavato, evamassa dasasahassacakkavāḷe devamanussānaṃ abbhantare guṇā patthaṭāva. Devamanussā tathāgatassa santikaṃ gantvā gandhamālādīhi pūjaṃ katvā ‘‘aggadhammaṃ paṭividdhasāvako’’ti anantaraṃ theraṃ upasaṅkamitvā pūjenti. Santikaṃ āgatānañca nāma tathārūpā dhammakathā vā paṭisanthāro vā kātabbo hoti. Thero ca vihāragaruko, tenassa so papañco viya upaṭṭhāti. Iti vihāragarutāya tattha gantvā vihāsi.
Aparampi kāraṇaṃ – bhikkhācāravelāyaṃ tāva sabbasāvakā vassaggena gacchanti. Dhammadesanākāle pana majjhaṭṭhāne alaṅkatabuddhāsanamhi satthari nisinne dakkhiṇahatthapasse dhammasenāpati, vāmahatthapasse mahāmoggallānatthero nisīdati, tesaṃ piṭṭhibhāge aññāsikoṇḍaññattherassa āsanaṃ paññāpenti. Sesā bhikkhū taṃ parivāretvā nisīdanti. Dve aggasāvakā aggadhammapaṭividdhattā ca mahallakattā ca there sagāravā theraṃ mahābrahmaṃ viya aggikkhandhaṃ viya āsīvisaṃ viya ca maññamānā dhurāsane nisīdantā ottappanti harāyanti. Thero cintesi – ‘‘imehi dhurāsanatthāya kappasatasahassādhikaṃ asaṅkhyeyyaṃ pāramiyo pūritā, te idāni dhurāsane nisīdantā mama ottappanti harāyanti, phāsuvihāraṃ nesaṃ karissāmī’’ti. So patirūpe kāle tathāgataṃ upasaṅkamitvā ‘‘icchāmahaṃ, bhante, janapade vasitu’’nti āha, satthā anujāni.
Thero senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya chaddantabhavane mandākinitīraṃ gato. Pubbe paccekabuddhānaṃ pāricariyāya kataparicayā aṭṭhasahassā hatthināgā theraṃ disvāva ‘‘amhākaṃ puññakkhettaṃ āgata’’nti nakhehi caṅkamanaṃ nittiṇaṃ katvā āvaraṇasākhā haritvā therassa vasanaṭṭhānaṃ paṭijaggitvā vattaṃ katvā sabbe sannipatitvā mantayiṃsu – ‘‘sace hi mayaṃ ‘ayaṃ therassa kattabbaṃ karissati, ayaṃ karissatī’ti paṭipajjissāma, thero bahuñātikagāmaṃ gato viya yathādhoteneva pattena gamissati, vārena naṃ paṭijaggissāma, ekassa pana vāre patte sesehipi nappamajjitabba’’nti vāraṃ ṭhapayiṃsu. Vārikanāgo pātova therassa mukhodakañca dantakaṭṭhañca ṭhapeti, vattaṃ karoti.
Mandākinipokkharaṇī nāma cesā paṇṇāsayojanā hoti. Tassā pañcavīsatiyojanamatte ṭhāne sevālo vā paṇakaṃ vā natthi, phalikavaṇṇaṃ udakameva hoti. Tato paraṃ pana kaṭippamāṇe udake aḍḍhayojanavitthataṃ sesapadumavanaṃ paṇṇāsayojanaṃ saraṃ parikkhipitvā ṭhitaṃ. Tadanantaraṃ tāva mahantameva rattapadumavanaṃ, tadanantaraṃ rattakumudavanaṃ, tadanantaraṃ setakumudavanaṃ, tadanantaraṃ nīluppalavanaṃ, tadanantaraṃ rattuppalavanaṃ, tadanantaraṃ sugandharattasālivanaṃ, tadanantaraṃ eḷālukalābukumbhaṇḍādīni madhurarasāni valliphalāni, tadanantaraṃ aḍḍhayojanavitthārameva ucchuvanaṃ, tattha pūgarukkhakkhandhappamāṇā ucchū, tadanantaraṃ kadalivanaṃ, yato duve pakkāni khādantā kilamanti, tadanantaraṃ cāṭippamāṇaphalaṃ panasavanaṃ, tadanantaraṃ jambuvanaṃ, tadanantaraṃ ambavanaṃ, tadanantaraṃ kapitthavananti. Saṅkhepato tasmiṃ dahe khāditabbayuttakaṃ phalaṃ nāma natthīti na vattabbaṃ. Kusumānaṃ pupphanasamaye vāto reṇuvaṭṭiṃ uṭṭhāpetvā paduminipattesu ṭhapeti, tattha udakaphusitāni patanti. Tato ādiccapākena paccitvā pakkapayoghanikā viya tiṭṭhati, etaṃ pokkharamadhu nāma, taṃ therassa āharitvā denti. Muḷālaṃ naṅgalasīsamattaṃ hoti, tampi āharitvā denti. Bhisaṃ mahābheripokkharappamāṇaṃ hoti, tassa ekasmiṃ pabbe pādaghaṭakappamāṇaṃ khīraṃ hoti, taṃ āharitvā denti. Pokkharaṭṭhīni madhusakkharāya yojetvā denti. Ucchuṃ pāsāṇapiṭṭhe ṭhapetvā pādena akkamanti. Tato raso paggharitvā soṇḍiāvāṭe pūretvā, ādiccapākena paccitvā khīrapāsāṇapiṇḍo viya tiṭṭhati, taṃ āharitvā denti. Panasakadaliambapakkādīsu kathāva natthi.
Kelāsapabbate nāgadatto nāma devaputto vasati. Thero kālena kālaṃ tassa vimānadvāraṃ gacchati. So navasappipokkharamadhucuṇṇayuttassa nirudakapāyāsassa pattaṃ pūretvā deti. So kira kassapabuddhakāle vīsativassasahassāni sugandhasappinā khīrasalākaṃ adāsi. Tenassetaṃ bhojanaṃ uppajjati. Evaṃ thero dvādasa vassāni vasitvā attano āyusaṅkhāraṃ olokento parikkhīṇabhāvaṃ ñatvā ‘‘kattha parinibbāyissāmī’’ti cintetvā – ‘‘hatthināgehi maṃ dvādasa vassāni upaṭṭhahantehi dukkaraṃ kataṃ, satthāraṃ anujānāpetvā etesaṃyeva santike parinibbāyissāmī’’ti ākāsena bhagavato santikaṃ agamāsi. Tena vuttaṃ ‘‘sucirasseva yena bhagavā tenupasaṅkamī’’ti.
Nāmañcāti kasmā nāmaṃ sāveti? Therañhi keci sañjānanti, keci na sañjānanti. Tattha thero cintesi – ‘‘ye maṃ ajānantā ‘ko esa paṇḍarasīso obhaggo gopānasivaṅko mahallako satthārā saddhiṃ paṭisanthāraṃ karotī’ti cittaṃ padūsessanti, te apāyapūrakā bhavissanti. Ye pana maṃ jānantā – ‘dasasahassacakkavāḷe satthā viya paññāto pākaṭo mahāsāvako’ti cittaṃ pasādessanti, te saggūpagā bhavissantī’’ti, sattānaṃ apāyamaggaṃ pidahitvā saggamaggaṃ vivaranto nāmaṃ sāveti.
Buddhānubuddhoti paṭhamaṃ satthā cattāri saccāni bujjhi, pacchā thero, tasmā buddhānubuddhoti, vuccati. Tibbanikkamoti bāḷhavīriyo. Vivekānanti tiṇṇaṃ vivekānaṃ. Tevijjo, cetopariyāyakovidoti chasu abhiññāsu catasso vadati. Itarā dve kiñcāpi na vuttā, thero pana chaḷabhiññova. Imissā ca gāthāya pariyosāne parisā sannisīdi. Parisāya sannisinnabhāvaṃ ñatvā thero satthārā saddhiṃ paṭisanthāraṃ katvā ‘‘parikkhīṇā me, bhante, āyusaṅkhārā, parinibbāyissāmī’’ti, parinibbānakālaṃ anujānāpesi. Kattha parinibbāyissasi koṇḍaññāti? Upaṭṭhākehi me, bhante, hatthināgehi dukkaraṃ kataṃ, tesaṃ santiketi. Satthā anujāni.
Thero dasabalaṃ padakkhiṇaṃ katvā – ‘‘pubbaṃ taṃ me, bhante, paṭhamadassanaṃ, idaṃ pacchimadassana’’nti paridevante mahājane satthāraṃ vanditvā nikkhamitvā, dvārakoṭṭhake ṭhito – ‘‘mā socittha, mā paridevittha, buddhā vā hontu buddhasāvakā vā, uppannā saṅkhārā abhijjanakā nāma natthī’’ti mahājanaṃ ovaditvā passantasseva mahājanassa vehāsaṃ abbhuggamma mandākinitīre otaritvā pokkharaṇiyaṃ nhatvā nivatthanivāsano katuttarāsaṅgo senāsanaṃ saṃsāmetvā phalasamāpattiyā tayo yāme vītināmetvā balavapaccūsasamaye parinibbāyi. Therassa sahaparinibbānā himavati sabbarukkhā pupphehi ca phalehi ca onatavinatā ahesuṃ. Vārikanāgo therassa parinibbutabhāvaṃ ajānanto pātova mukhodakadantakaṭṭhāni upaṭṭhapetvā vattaṃ katvā khādanīyaphalāni āharitvā caṅkamanakoṭiyaṃ aṭṭhāsi. So yāva sūriyuggamanā therassa nikkhamanaṃ apassanto ‘‘kiṃ nu kho etaṃ? Pubbe ayyo pātova caṅkamati, mukhaṃ dhovati. Ajja pana paṇṇasālatopi na nikkhamatī’’ti kuṭidvāraṃ kampetvā olokento theraṃ nisinnakameva disvā hatthaṃ pasāretvā parāmasitvā assāsapassāse pariyesanto tesaṃ appavattibhāvaṃ ñatvā – ‘‘parinibbuto thero’’ti soṇḍaṃ mukhe pakkhipitvā mahāravaṃ viravi. Sakalahimavanto ekaninnādo ahosi. Aṭṭhanāgasahassāni sannipatitvā theraṃ jeṭṭhakanāgassa kumbhe nisīdāpetvā supupphitarukkhasākhā gahetvā parivāretvā sakalahimavantaṃ anuvicaritvā sakaṭṭhānameva āgatā.
Sakko vissakammaṃ āmantesi – ‘‘tāta, amhākaṃ jeṭṭhabhātā parinibbuto, sakkāraṃ karissāma, navayojanikaṃ sabbaratanamayaṃ kūṭāgāraṃ māpehī’’ti. So tathā katvā theraṃ tattha nipajjāpetvā hatthināgānaṃ adāsi. Te kūṭāgāraṃ ukkhipitvā tiyojanasahassaṃ himavantaṃ punappunaṃ āvijjhiṃsu. Tesaṃ hatthato ākāsaṭṭhakā devā gahetvā sādhukīḷitaṃ kīḷiṃsu. Tato vassavalāhakā sītavalāhakā uṇhavalāhakā cātumahārājikā tāvatiṃsāti etenupāyena yāva brahmalokā kūṭāgāraṃ agamāsi, puna brahmāno devānanti anupubbena hatthināgānaṃyeva kūṭāgāraṃ adaṃsu. Ekekā devatā caturaṅgulamattaṃ candanaghaṭikaṃ āhari, citako navayojaniko ahosi. Kūṭāgāraṃ citakaṃ āropayiṃsu. Pañca bhikkhusatāni ākāsenāgantvā sabbarattiṃ sajjhāyamakaṃsu. Anuruddhatthero dhammaṃ kathesi, bahūnaṃ devatānaṃ dhammābhisamayo ahosi. Punadivase aruṇuggamanavelāyameva citakaṃ nibbāpetvā sumanamakuḷavaṇṇānaṃ dhātūnaṃ parisāvanaṃ pūretvā bhagavati nikkhamitvā veḷuvanavihārakoṭṭhakaṃ sampatte āharitvā satthu hatthe ṭhapayiṃsu. Satthā dhātuparisāvanaṃ gahetvā pathaviyā hatthaṃ pasāresi, mahāpathaviṃ bhinditvā rajatabubbuḷasadisaṃ cetiyaṃ nikkhami. Satthā sahatthena cetiye dhātuyo nidhesi. Ajjāpi kira taṃ cetiyaṃ dharatiyevāti. Navamaṃ.