Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM VÔ SỞ CHẤP LÀ TÂM ẢO DIỆU - Những bài kinh Phẩm Phiền Não (S,iii,302 - 311)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM VÔ SỞ CHẤP LÀ TÂM ẢO DIỆU - Những bài kinh Phẩm Phiền Não (S,iii,302 - 311)

Thứ hai, 23/12/2024, 05:11 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 29.10.2024

TÂM VÔ SỞ CHẤP LÀ TÂM ẢO DIỆU

Những bài kinh Phẩm Phiền Não - SN. 27.1 tới SN. 27.10

Tập III – Uẩn

Chương VI. Tương Ưng Phiền Não – Phẩm Phiền Não (S,iii,302 - 311)

Trong kỹ thuật ngày nay, đối với một số trường hợp lắp ráp những sản phẩm đòi hỏi sự tinh sạch gần mức độ tuyệt đối, người ta thường sử dụng phương tiện như y phục bảo hộ để không có uế nhiễm trong phòng lab. Tương tự như vậy, ở cảnh giới cao của tâm thuật, khi tuệ giác bừng khai thì tâm cần tuyệt đối thanh tịnh không chút uế nhiễm. “Sự bợn nhơ” ở đây phải được hiểu theo nghĩa tế nhị nhất là không có bất cứ sở chấp nào đối với căn, cảnh, thức. Tâm ly tham dẫn tới tâm giải thoát được xem là một công đoạn chuyển hoá khó tư nghì theo quan niệm thường tình.

Kinh văn

I. Mắt

Nhân duyên ở Sāvathi...

“Này chư Tỳ khưu, ước muốn và ái chấp đối với mắt là sự hủ hoá của tâm. ước muốn và ái chấp đối với tai… đối với mũi… đối với lưỡi… đối với thân… đối với ý đều là sự hủ hoá của tâm.

Khi một tỳ khưu từ bỏ các sự hủ hoá của tâm trong sáu trường hợp này, tâm của vị ấy sẽ nghiêng về xả ly. Khi tâm được củng cố bởi sự xả ly sẽ trở nên nhu nhuyến đối với những điều cần chứng ngộ bằng thắng trí trực tiếp.”

Vì tất cả bài kinh này đều có nội dung về tâm ly tham là tâm nhu nhuyến nên gom lại thành một bài giảng.

II. Sắc

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

III. Thức

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).

IV. Xúc

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).

V. Thọ

(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).

VI. Tưởng

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).

VII. Tư

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).

VIII. Ái

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).

IX. Giới

(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).

X. Uẩn (S.iii,231)

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn).

Chú Thích

Chữ “chandarāga” thường được dịch là dục tham bao gồm sự ước muốn và vui sướng. Bản dịch này chọn cụm từ “ước muốn và ái chấp” để dùng chung cho tất cả trường hợp từ thô đến tế.

Thuật ngữ “upakilesa” thường được dịch là “tuỳ phiền não” nhưng bản dịch này lấy theo ý của bốn dịch giả, trong đó có ngài Bodhi, dịch là “hủ hoá” (Anh ngữ là corruption) hay “sự hư hoại” hay “uế nhiễm”.

Bản Sớ Giải của phẩm này có phần khó hiểu khi nói về sự hủ hoá của tâm với chú thích: “Sự hủ hoá của tâm nào? Đó là tâm của bốn cảnh giới. Chắc chắn rằng điều này đúng với tâm của ba cảnh giới (hiệp thế), nhưng tại sao nó lại là sự hư hoại của tâm siêu thế? Do ngăn chặn sự phát sinh của tâm đó. Nó được xem là hủ hoá vì nó không cho phép tâm siêu thế phát sinh (kilesasaṃyutte cittasseso upakkilesoti kataracittassa? catubhūmakacittassa. tebhūmakacittassa tāva hotu, lokuttarassa kathaṃ upakkileso hotīti? uppattinivāraṇato. so hi tassa uppajjituṃ appadānena upakkilesoti veditabbo).

Tâm của vị ấy nghiêng về từ bỏ (nekkhammaninnam c’ assa cittam hoti): Tâm của định và tuệ quán hướng về chín trạng thái siêu thế. Những điều cần được chứng ngộ bằng tri thức trực tiếp (abhiññā sacchikaranīyesu dhammesu) là những điều liên quan đến sáu loại tri thức trực tiếp. Sớ Giải không chú thích động từ khāyati, nghĩa đen là “hiện ra.”

Dưới đây là bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

I. Con Mắt (S.iii,232)

1-2) Nhân duyên ở Sàvathi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với mũi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với lưỡi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thân là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm.

4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.

II. Sắc

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

III. Thức

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).

IV. Xúc

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).

V. Thọ

(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).

VI. Tưởng

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).

VII. Tư

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).

VIII. Ái

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).

IX. Giới

(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).

X. Uẩn (S.iii,234)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với sắc uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thọ uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tưởng uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với hành uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thức uẩn là tùy phiền não của tâm.

4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với năm xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ Giải Các Bài Kinh Từ Kinh SN. 26.1 tới SN. 26.11

322-331. kilesasaṃyutte cittasseso upakkilesoti kataracittassa? catubhūmakacittassa. tebhūmakacittassa tāva hotu, lokuttarassa kathaṃ upakkileso hotīti? uppattinivāraṇato. so hi tassa uppajjituṃ appadānena upakkilesoti veditabbo. nekkhammaninnanti navalokuttaradhammaninnaṃ. cittanti samathavipassanācittaṃ. abhiññā sacchikaraṇīyesu dhammesūti paccavekkhaṇañāṇena abhijānitvā sacchikātabbesu chaḷabhiññādhammesu, ekaṃ dhammaṃ vā gaṇhantena nekkhammanti gahetabbaṃ. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Không có Sớ Giải riêng cho phẩm này.

Ý kiến bạn đọc