- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 7.1.2025
TÂM LÝ PHỨC TẠP
Kinh Từ Bỏ (pahānasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Tất Cả (SN.35.24)
Tiếng chuông ngân không nằm ở dùi chuông hay cái chuông mà là sự kết hợp của nhiều thành tố. Tâm chúng sanh cũng vậy. Từ nhận thức, đến cảm thọ, rồi phiền não ái chấp sanh khởi do nhiều nhân, nhiều duyên. Người tu tập cần thấy bản chất “giả hợp” của các cảm thọ, để không rơi vào sự chấp thủ bền chặt. Phải tự thân thấy biết bản chất tụ tán phù du thì mới buông xả được.
Kinh văn
“Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng cho các Thầy về sự từ bỏ tất cả. Hãy lắng nghe …”
“Này chư Tỳ khưu, thế nào là sự từ bỏ tất cả?
Mắt cần phải được từ bỏ, cảnh sắc cần phải được từ bỏ, nhãn thức cần phải được từ bỏ, nhãn xúc cần phải được từ bỏ và bất cứ cảm thọ nào sinh khởi do duyên nhãn xúc - dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ - tất cả những điều đó cũng cần phải được từ bỏ.
Tai cần phải được từ bỏ, cảnh thinh cần phải được từ bỏ... mũi… lưỡi… thân…
Ý cần phải được từ bỏ, các pháp (tâm sở) cần phải được từ bỏ, ý thức cần phải được từ bỏ, ý xúc cần phải được từ bỏ và bất cứ cảm thọ nào sinh khởi do duyên ý xúc - dù là lạc thọ, khổ thọ, hay xả thọ - tất cả cũng cần phải được từ bỏ.”
“Đây, này các Tỳ-kheo, là Pháp để từ bỏ tất cả.”
Chú Thích
Sự từ bỏ ở đây chỉ cho sự buông xả, không chấp thủ.
Gọi là từ bỏ tất cả hàm ý là sự không ái chấp đối với căn, cảnh, thức, xúc, thọ… liên hệ tới các căn môn.
Bản Sớ giải chú thích theo Thắng Pháp mang tính vi mô, trong lúc bài kinh này là một hướng dẫn về pháp hành y cứ theo duyên khởi mang tính vĩ mô.
Những hệ luỵ do ái chấp liên hệ cả nội tại chủ quan, ngoại giới khách quan và những tác động tâm lý đặc biệt là cảm thọ.
Sớ Giải
24. dutiye sabbappahānāyāti sabbassa pahānāya. cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitanti cakkhusamphassaṃ mūlapaccayaṃ katvā uppannā sampaṭicchanasantīraṇavoṭṭhabbanajavanavedanā. cakkhuviññāṇasampayuttāya pana vattabbameva natthi. sotadvārādivedanāpaccayādīsupi eseva nayo. ettha pana manoti bhavaṅgacittaṃ. dhammāti ārammaṇaṃ. manoviññāṇanti sahāvajjanakajavanaṃ. manosamphassoti bhavaṅgasahajāto samphasso. vedayitanti sahāvajjanavedanāya javanavedanā. bhavaṅgasampayuttāya pana vattabbameva natthi. āvajjanaṃ bhavaṅgato amocetvā manoti sahāvajjanena bhavaṅgaṃ daṭṭhabbaṃ. dhammāti ārammaṇaṃ. manoviññāṇanti javanaviññāṇaṃ. manosamphassoti bhavaṅgasahajāto samphasso. vedayitanti javanasahajātā vedanā. sahāvajjanena bhavaṅgasahajātāpi vaṭṭatiyeva. yā panettha desanā anusiṭṭhiāṇā, ayaṃ paṇṇatti nāmāti.
Đoạn kinh này giải thích chi tiết về quá trình từ bỏ tất cả (sabbappahānāya), tập trung vào sự sinh khởi của cảm thọ (vedanā) qua các căn môn, đặc biệt là cách chúng liên quan đến tâm và các trạng thái ý thức. Dưới đây là phân tích từng phần:
1. Nghĩa của “sabbappahānāya”
2. Phân tích về cảm thọ qua nhãn môn (cakkhusamphassa):
3. Tương tự với các căn khác:
4. Ý môn (manodvāra):
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
III. Phẩm Tất Cả
24.II. Ðoạn Tận (1) (S.iv,15)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp đưa đến đoạn tận tất cả. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp đưa đến đoạn tận tất cả?
4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận. Các sắc cần phải đoạn tận. Nhãn thức cần phải đoạn tận. Nhãn xúc cần phải đoạn tận. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận. Tai... Mũi...
7-8) Lưỡi cần phải đoạn tận. Các vị cần phải đoạn tận. Thiệt thức cần phải đoạn tận, thiệt xúc cần phải đoạn tận. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả.
25.III. Ðoạn Tận (2) (S.iv,16)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri (abhinnàparinnà). Hãy lắng nghe.
3) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri?
4-6) Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các sắc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Nhãn thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Nhãn xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Tai... Mũi...
7-8) Lưỡi cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các vị cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Thiệt thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Thiệt xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri.
9) Ý cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Các pháp cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Ý thức cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Ý xúc cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy cần phải đoạn tận nhờ thắng tri, liễu tri.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến đoạn tận tất cả nhờ thắng tri, liễu tri.