Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | TAM GIỚI NHƯ HOẢ TRẠCH - Kinh Chấp Thủ (Upādānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | TAM GIỚI NHƯ HOẢ TRẠCH - Kinh Chấp Thủ (Upādānasuttaṃ)

Thứ ba, 18/04/2023, 18:06 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.4.2023


TAM GIỚI NHƯ HOẢ TRẠCH

Kinh Chấp Thủ (Upādānasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Cây (S.ii, 84)

Phật pháp không nói về điều răn như là nền tảng của luân lý. Thay vào đó Đức Thế Tôn dạy về sự đau khổ và con đường dẫn đến diệt khổ. Thực tại vốn có vị ngọt và sự nguy hiểm như hai mặt của một đồng tiền. Chỉ nhìn vào vị ngọt thì duyên tạo nên ái và chuỗi dài sau đó là đưa đến già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai. Nếu biết nhìn vào sự nguy hiểm thì thái độ sẽ khác hơn và hệ quả sẽ hoàn toàn khác. Góc nhìn thường tạo nên ấn tượng khác biệt. Những ảnh hưởng tiếp theo sẽ dẫn tới hai cảnh giới khác nhau.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘upādāniyesu, bhikkhave, dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, dasannaṃ vā kaṭṭhavāhānaṃ vīsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ tiṃsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ cattārīsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ mahāaggikkhandho jaleyya. Tatra puriso kālena kālaṃ sukkhāni ceva tiṇāni pakkhipeyya, sukkhāni ca gomayāni pakkhipeyya, sukkhāni ca kaṭṭhāni pakkhipeyya. Evañhi so, bhikkhave, mahāaggikkhandho tadāhāro tadupādāno ciraṃ dīghamaddhānaṃ jaleyya. Evameva kho, bhikkhave, upādāniyesu dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Ngự tại Sāvatthi …

-- Này chư Tỳ khưu, khi một người sống trong sự suy tư đối với vị ngọt của những điều bám víu thì ái tập khởi; do duyên ái nên thủ tập khởi; do duyên thủ nên hữu tập khởi khởi; do duyên hữu nên sanh tập khởi; do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai tập khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

-- Này chư Tỳ khưu, giả sử như một đống lửa đang cháy đốt mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi bó củi và một người thỉnh thoảng ném thêm vào đóng cỏ khô, phân bò khô, cây khô. Chính vì vậy đống lửa do nhiên liệu được thêm vào nên sẽ cháy rất lâu. Cũng vậy, khi một người sống trong sự miên man đối với vị ngọt của những điều bám víu thì ái tập khởi; do duyên ái nên thủ tập khởi; … nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai tập khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

‘‘Upādāniyesu, bhikkhave, dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, dasannaṃ vā kaṭṭhavāhānaṃ vīsāya vā tiṃsāya vā cattārīsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ mahāaggikkhandho jaleyya; tatra puriso na kālena kālaṃ sukkhāni ceva tiṇāni pakkhipeyya, na sukkhāni ca gomayāni pakkhipeyya, na sukkhāni ca kaṭṭhāni pakkhipeyya. Evañhi so, bhikkhave, mahāaggikkhandho purimassa ca upādānassa pariyādānā aññassa ca anupahārā [anupāhārā (pī.)] anāhāro nibbāyeyya. Evameva kho, bhikkhave, upādāniyesu dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati, taṇhānirodhā upādānanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti.

-- Này chư Tỳ khưu, khi một người sống trong sự suy tư đối với những nguy hiểm của những điều bám víu thì ái diệt; do duyên ái diệt nên thủ diệt; do duyên thủ nên hữu diệt khởi; do duyên hữu nên sanh diệt; do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn đoạn diệt.

-- Này chư Tỳ khưu, giả sử như một đống lửa đang cháy đốt mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi bó củi và một người không thêm vào cỏ khô, phân bò khô, cây khô. Chính vì vậy đống lửa do củi đốt cháy sạch mà chất đốt khác cũng không thêm vào nên ngọn lửa tàn lụi. Cũng vậy, khi một người sống trong sự suy tư đối với những nguy hiểm của những điều bám víu thì ái diệt; do duyên ái diệt nên thủ diệt; …. nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn đoạn diệt.

Chú Thích

Theo Sớ Giải cụm từ upādāniyesu dhammesu – pháp thủ hay điều vướng mắc - chỉ cho tất cả hiện tượng trong tam giới là đối tượng của tứ thủ (dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ). Thắng Pháp cũng gọi là cảnh thủ (upādāniyā dhammā)

Sớ Giải cũng định upādāna – thủ – bao gồm mong mỏi và ham muốn (chandarāga)

Cũng theo Sớ Giải, đống lửa ở đây chỉ cho ba cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Người đốt lửa chỉ cho chúng sanh nếu cứ thêm chất đốt thì ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy. Suy tư về vị ngọt của các cảnh thủ là “thêm dầu vào lửa” khiến cho đống lửa tiếp tục cháy. Suy tư về sự nguy hiểm của cảnh thủ là không thêm chất đốt và đống lửa thì lửa sẽ tàn lụn.

Khái niệm “ba cõi như nhà lửa (tam giới như hoả trạch” đối lập với niết bàn là sự thanh lương là cái nhìn ở mức độ cao nhất về bản chất của sanh tử luân hồi. Ở đây dù là cõi vui hay cảnh khổ đều là hệ luỵ.

Sớ giải cũng đưa ra hình ảnh một bậc hiền trí – chỉ cho Đức Phật – chỉ dạy cho chúng sanh cách dập tắt ngọn lửa.Vượt thoát trầm luân sanh tử là cứu cánh của hành giả tu tập. Với sự hướng dẫn của Đức Phật, hành giải biết làm thế nào để dập tắt nhiệt não của ba ngôi nhà lửa. Bài kinh ngắn nầy không mang nặng triết lý mà là một hướng dẫn cụ thể về cái nhìn với thực tại và tác động đường dài.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

2. Upādānasuttaṃ

52. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘upādāniyesu, bhikkhave, dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, dasannaṃ vā kaṭṭhavāhānaṃ vīsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ tiṃsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ cattārīsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ mahāaggikkhandho jaleyya. Tatra puriso kālena kālaṃ sukkhāni ceva tiṇāni pakkhipeyya, sukkhāni ca gomayāni pakkhipeyya, sukkhāni ca kaṭṭhāni pakkhipeyya. Evañhi so, bhikkhave, mahāaggikkhandho tadāhāro tadupādāno ciraṃ dīghamaddhānaṃ jaleyya. Evameva kho, bhikkhave, upādāniyesu dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

‘‘Upādāniyesu, bhikkhave, dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, dasannaṃ vā kaṭṭhavāhānaṃ vīsāya vā tiṃsāya vā cattārīsāya vā kaṭṭhavāhānaṃ mahāaggikkhandho jaleyya; tatra puriso na kālena kālaṃ sukkhāni ceva tiṇāni pakkhipeyya, na sukkhāni ca gomayāni pakkhipeyya, na sukkhāni ca kaṭṭhāni pakkhipeyya. Evañhi so, bhikkhave, mahāaggikkhandho purimassa ca upādānassa pariyādānā aññassa ca anupahārā [anupāhārā (pī.)] anāhāro nibbāyeyya. Evameva kho, bhikkhave, upādāniyesu dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati, taṇhānirodhā upādānanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Dutiyaṃ.

2. Upādānasuttavaṇṇanā

52. Dutiye upādāniyesūti catunnaṃ upādānānaṃ paccayesu tebhūmakadhammesu. Assādānupassinoti assādaṃ anupassantassa. Tatrāti tasmiṃ aggikkhandhe. Tadāhāroti taṃpaccayo. Tadupādānoti tasseva vevacanaṃ. Evameva khoti ettha aggikkhandho viya hi tayo bhavā, tebhūmakavaṭṭantipi etadeva, aggijaggakapuriso viya vaṭṭanissito bālaputhujjano, sukkhatiṇagomayādipakkhipanaṃ viya assādānupassino puthujjanassa taṇhādivasena chahi dvārehi kusalākusalakammakaraṇaṃ. Tiṇagomayādīsu khīṇesu punappunaṃ tesaṃ pakkhipanena aggikkhandhassa vaḍḍhanaṃ viya bālaputhujjanassa uṭṭhāya samuṭṭhāya yathāvuttakammāyūhanena aparāparaṃ vaṭṭadukkhanibbattanaṃ.

Na kālena kālaṃ sukkhāni ceva tiṇāni pakkhipeyyāti tañhi koci atthakāmo evaṃ vadeyya – ‘‘bho kasmā uṭṭhāya samuṭṭhāya kalāpe bandhitvā sukkhatiṇakaṭṭhānaṃ pacchiyañca pūretvā sukkhagomayāni pakkhipanto etaṃ aggiṃ jālesi? Api nu te atthi itonidānaṃ kāci vaḍḍhīti? Vaṃsāgatametaṃ bho amhākaṃ, itonidānaṃ pana me avaḍḍhiyeva, kuto vaḍḍhi? Ahañhi imaṃ aggiṃ jagganto neva nhāyituṃ na bhuñjituṃ na nipajjituṃ labhāmīti. Tena hi bho kiṃ te iminā niratthakena aggijālanena? Ehi tvaṃ etāni ābhatāni tiṇādīni ettha nikkhipa, tāni sayameva jhāyissanti, tvaṃ pana asukasmiṃ ṭhāne sītodakā pokkharaṇī atthi, tattha nhatvā, mālāgandhavilepanehi attānaṃ maṇḍetvā sunivattho supārutova pādukāhi nagaraṃ pavisitvā pāsādavaramāruyha vātapānaṃ vivaritvā mahāvīthiyaṃ virocamāno nisīda ekaggo sukhasamappito hutvā, tattha te nisinnassa tiṇādīnaṃ khayena sayameva ayaṃ aggi appaṇṇattibhāvaṃ gamissatī’’ti. So tathā kareyya. Tatheva ca tattha nisinnassa so aggi upādānakkhayena appaṇṇattibhāvaṃ gaccheyya. Idaṃ sandhāyetaṃ ‘‘na kālena kāla’’ntiādi vuttaṃ.

Evameva khoti ettha pana idaṃ opammasaṃsandanaṃ – cattālīsāya kaṭṭhavāhānaṃ jalamāno mahāaggikkhandho viya hi tebhūmakavaṭṭaṃ daṭṭhabbaṃ, aggijagganakapuriso viya vaṭṭasannissitako yogāvacaro, atthakāmo puriso viya sammāsambuddho, tena purisena tassa dinnaovādo viya tathāgatena ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, tebhūmakadhammesu nibbinda, evaṃ vaṭṭadukkhā muccissasī’’ti tassa tebhūmakadhammesu kammaṭṭhānassa kathitakālo, tassa purisassa yathānusiṭṭhaṃ paṭipajjitvā pāsāde nisinnakālo viya yogino sugatovādaṃ sampaṭicchitvā suññāgāraṃ paviṭṭhassa tebhūmakadhammesu vipassanaṃ paṭṭhapetvā anukkamena yathānurūpaṃ āhārasappāyādiṃ labhitvā, ekāsane nisinnassa aggaphale patiṭṭhitakālo, tassa nhānavilepanādīhi sudhotamaṇḍitakāyattā tasmiṃ nisinnassa ekaggasukhasamappitakālo viya yogino ariyamaggapokkharaṇiyaṃ maggañāṇodakena sunhātasudhotakilesamalassa hirottappasāṭake nivāsetvā sīlavilepanānulittassa arahattamaṇḍanena attabhāvaṃ maṇḍetvā vimuttipupphadāmaṃ piḷandhitvā iddhipādapādukā āruyha nibbānanagaraṃ pavisitvā dhammapāsādaṃ āruyha satipaṭṭhānamahāvīthiyaṃ virocamānassa nibbānārammaṇaṃ phalasamāpattiṃ appetvā nisinnakālo. Tassa pana purisassa tasmiṃ nisinnassa tiṇādīnaṃ khayena aggikkhandhassa appaṇṇattigamanakālo viya khīṇāsavassa yāvatāyukaṃ ṭhatvā upādiṇṇakakkhandhabhedena anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbutassa mahāvaṭṭavūpasamo daṭṭhabbo. Dutiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc