Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM ĐỊNH VÀ TUỆ GIÁC - Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ), Kinh Viễn Ly (paṭisallānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM ĐỊNH VÀ TUỆ GIÁC - Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ), Kinh Viễn Ly (paṭisallānasuttaṃ)

Thứ sáu, 11/04/2025, 20:02 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 12.4.2025

TÂM ĐỊNH VÀ TUỆ GIÁC

Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ)

Kinh Viễn Ly (paṭisallānasuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Những Bộ Sáu (SN.35.99&100)

A painting of a monk meditating under a tree

AI-generated content may be incorrect.

Với đa số người tu tập giác ngộ giải thoát thì đường tu là hành trình của giới, định và tuệ. Định là sự huân tu của chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Định học tăng thượng nâng cao phẩm chất nội tại, để có thể nhìn thấy thực tướng của các pháp mà không bị phiền não chi phối. Điều này giống như một người muốn chuyên sâu vào lãnh vực nào đó cần tới trình độ văn hoá căn bản.

Kinh Văn

Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ)

 99. “samādhiṃ, bhikkhave, bhāvetha. samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti. kiñca yathābhūtaṃ pajānāti? ‘cakkhu aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; ‘rūpā aniccā’ti yathābhūtaṃ pajānāti; ‘cakkhuviññāṇaṃ aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; ‘cakkhusamphasso anicco’ti yathābhūtaṃ pajānāti. ‘yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti ... pe ... ‘mano aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. dhammā... manoviññāṇaṃ... manosamphasso... ‘yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. samādhiṃ, bhikkhave, bhāvetha. samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānātī”ti. chaṭṭhaṃ.

Này chư Tỳ khưu, hãy tu tập thiền định. Một vị tỳ khưu có thiền định sẽ thấy rõ sự vật đúng bản chất thật.

Và vị ấy thấy rõ điều gì đúng với bản chất thật? Vị ấy thấy đúng với bản chất thật rằng: ‘Con mắt là vô thường’. Vị ấy thấy đúng với bản chất thật rằng: ‘Sắc là vô thường’… ‘Nhãn thức là vô thường’… ‘Xúc do mắt là vô thường’… ‘Bất kỳ cảm thọ nào sinh khởi do duyên với xúc nơi mắt — dù là lạc thọ, khổ thọ, hay không khổ không lạc thọ — điều đó cũng là vô thường’…

Vị ấy thấy đúng với bản chất thật rằng: ‘Ý là vô thường’… Vị ấy thấy đúng như thật rằng: ‘Bất kỳ cảm thọ nào sinh khởi do duyên với xúc nơi tâm… điều đó cũng là vô thường’.

“Này chư Tỳ khưu, hãy tu tập định. Một vị tỳ khưu có thiền định sẽ thấy rõ sự vật đúng với bản chất thật”.

Kinh Viễn Ly (paṭisallānasuttaṃ)

♦100. “paṭisallāne {paṭisallānaṃ (sī. pī. ka.), paṭisallīnā (syā. kaṃ.)}, bhikkhave, yogamāpajjatha. paṭisallīno, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti. kiñca yathābhūtaṃ pajānāti? ‘cakkhu aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; ‘rūpā aniccā’ti yathābhūtaṃ pajānāti; ‘cakkhuviññāṇaṃ aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti; ‘cakkhusamphasso anicco’ti yathābhūtaṃ pajānāti. ‘yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti ... pe ... ‘yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi aniccan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. paṭisallāne, bhikkhave, yogamāpajjatha. paṭisallīno, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānātī”ti. sattamaṃ.

100. Viễn Ly

Này chư Tỳ khưu, hãy nỗ lực sống viễn ly. Một vị tỳ khưu nỗ lực sống viễn ly sẽ thấy rõ sự vật đúng với bản chất thật”.

(Phần còn lại giống với bài kinh trước.)

Chú Thích

Chữ samādhi ở đây dịch là thiền định theo ý nghĩa “định trong tam học (giới, định, tuệ) có nghĩa là bao gồm cả chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Ngày nay nhiều người dịch dùng chữ “thiền định” để phân biệt với “thiền tuệ” tức “chỉ và quán”. Ở đây chữ thiền định nói chung cho sự tu tập nội tại để phát triển niệm và định.

Chữ paṭisallāna dịch là viễn ly dựa theo bản Sớ giải chỉ cho “thân viễn ly” mang ý nghĩa là sống nơi thanh vắng như nhà trống, cội cây…

Theo Sớ Giải, thì Đức Phật thuyết hai bài kinh này do nhận thấy lúc bấy giờ có những tỳ khưu thiếu “định học tăng thượng” và một số không sống viễn ly để huân tu tam học.

Sớ Giải

99. chaṭṭhe samādhinti cittekaggataṃ. idañhi suttaṃ cittekaggatāya parihāyamāne disvā, “imesaṃ cittekaggataṃ labhantānaṃ kammaṭṭhānaṃ phātiṃ gamissatī”ti ñatvā kathitaṃ.

99. Trong bài kinh thứ sáu, “samādhi” là sự nhất tâm của tâm (cittekaggatā).

Bài kinh này được giảng khi thấy rằng sự nhất tâm của họ đang suy giảm và biết rằng:
“Nếu họ đạt được sự nhất tâm (cittekaggatā), thì đề mục hành thiền của họ sẽ tiến triển (sẽ đi đến thành tựu)”, nên bài kinh đã được thuyết giảng như vậy.

100. sattame paṭisallānanti kāyavivekaṃ. idañhi suttaṃ kāyavivekena parihāyamāne disvā, “imesaṃ kāyavivekaṃ labhantānaṃ kammaṭṭhānaṃ phātiṃ gamissatī”ti ñatvā kathitaṃ.

100. Trong bài kinh thứ bảy, “paṭisallāna” nghĩa là sự viễn ly thân (kāyaviveka).

Bài kinh này được giảng khi thấy rằng sự viễn ly thân đang suy giảm và biết rằng: “Nếu họ đạt được sự viễn ly thân, thì đề mục hành thiền của họ sẽ tiến triển (sẽ đi đến thành tựu)”, nên bài kinh đã được thuyết giảng như vậy.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

99. VI. Thiền Ðịnh (S.iv,80)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.

3) Và hiểu rõ như thật cái gì?

4-8)-- Như thật hiểu rõ mắt là vô thường, như thật hiểu rõ các sắc là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường... tai... mũi... lưỡi... thân...

9) Như thật hiểu rõ ý là vô thường, như thật hiểu rõ các pháp là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường.

10) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.

100. VII. Thiền Tịnh (Patisallàna) (S.iv,80)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy hành trì hạnh Thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Thiền tịnh, hiểu rõ như thật.

3) Và hiểu rõ gì như thật?

4-9) Như thật hiểu rõ mắt là vô thường, như thật hiểu rõ các sắc là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường... tai... lưỡi... thân... ý...

10) Này các Tỷ-kheo, hãy hành trì hạnh Thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Thiền tịnh, hiểu rõ như thật.

Ý kiến bạn đọc