Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỰ PHỨC TẠP CỦA TÂM THỨC - Kinh Tư Niệm (Cetanāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỰ PHỨC TẠP CỦA TÂM THỨC - Kinh Tư Niệm (Cetanāsuttaṃ)

Thứ bảy, 18/03/2023, 19:00 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.3.2023


SỰ PHỨC TẠP CỦA TÂM THỨC

Kinh Tư Niệm (Cetanāsuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Kalārakhattiya (S. ii, 65)

Tâm thức đóng vai trò then chốt trong sự tồn tại của dòng sanh tử. Tâm thức sanh khởi và tồn tại do những tác động trực tiếp hay gián tiếp. Vô minh và ái phủ bóng cả hành trình dài trong cuộc luân hồi. Ngay trong mỗi tâm thức tạo tác thì tư niệm đóng vai trò đầu não. Ngày nào còn tư niệm tạo tác thì còn vẽ vời chuyện tương lai, dù hay hoặc dở, dù tốt hay xấu. Trong bài kinh nầy Đức Phật dạy về duyên sinh khởi từ tư niệm tạo tác. Một lần nữa cho thấy sự tế nhị vô cùng trong minh hoạ giáo lý duyên khởi.

Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Yañca, bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti. Āyatiṃ punabbhavābhinibbattiyā sati āyatiṃ jāti jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

Ngự ở Sāvatthi.

-- Này chư Tỳ Khưu, cái gì một người chủ tâm tạo tác, có toan tính, và có bất cứ khuynh hướng tiềm miên nào thì cái đó trở thành cơ sở cho thức trú. Khi có cơ sở thì thức được thiết lập. Khi thức thiết lập thì tăng trưởng và sanh hữu ở tương lai được tạo thành. Khi sanh hữu ở tương lai tạo thành thì già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

‘‘No ce, bhikkhave, ceteti no ce pakappeti, atha ce anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti. Āyatiṃ punabbhavābhinibbattiyā sati āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

-- Này chư Tỳ Khưu, một người không có chủ tâm tạo tác, không có toan tính, nhưng có khuynh hướng tiềm miên thì vẫn có cơ sở cho thức trú. Khi có cơ sở thì thức được thiết lập. Khi thức thiết lập thì tăng trưởng và sanh hữu ở tương lai được tạo thành. Khi sanh hữu ở tương lai tạo thành thì già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

‘‘Yato ca kho, bhikkhave, no ceva ceteti no ca pakappeti no ca anuseti, ārammaṇametaṃ na hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe asati patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Tadappatiṭṭhite viññāṇe avirūḷhe āyatiṃ punabbhavābhinibbatti na hoti. Āyatiṃ punabbhavābhinibbattiyā asati āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Aṭṭhamaṃ.

-- Này chư Tỳ Khưu, một người không có chủ tâm tạo tác, không có toan tính, không có khuynh hướng tiềm miên thì không có có cơ sở cho thức trú. Khi có cơ sở cho thức được thiết lập. Khi thức không thiết lập và tăng trưởng thì sanh hữu ở tương lai không được tạo thành. Khi sanh hữu ở tương lai không tạo thành thì già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này.

Chú Thích

Phật ngôn trong bài kinh nầy đề cập tới duyên khởi nhưng không dùng từ ngữ thường dùng trong thập nhị nhân duyên. Tiến trình cấu tạo nên dòng sanh tử luân hồi được Phật dạy như sau:

Do khuynh hướng tiềm ẩn, mà theo Sớ giải, đặc biệt là vô minh tiềm miên và ái tiềm miên chi phối chủ tâm tạo tác hay tư niệm.

Tư niệm chi phối bởi ái chấp và kiến chấp

Chính tư niệm ấy tàm duyên tạo nên thức hay tâm tạo nghiệp.

Khi tâm tạo tác, ở đây gọi là thức, hiện khởi thì tạo quả tái sanh trong tương lai, và như vậy, toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

Một số từ vựng trong bài kinh nầy cần đặc biệt lưu ý để hiểu ý nghĩa:

Theo Sớ giải thì chữ ceteti là chủ tâm tạo tác, hay tư niệm, bao gồm cả thiện và bất thiện trong tam giới.

Chữ pakappeti – toan tính – chỉ cho sự thêu dệt do ái chấp và kiến chấp (taṇhādiṭṭhikappā).

Chữ anuseti – khuynh hướng tiềm ẩn – chỉ cho các pháp tiềm miên (anusaya).

Cụm từ ārammaṇam etaṃ hoti mang nghĩa “là duyên tạo” dù thông thường, đặc biệt là trong Thắng Pháp, ārammaṇa chỉ cho cảnh hay sở duyên.

Cụm từ patiṭṭhā viññāṇassa chỉ cho sự thiết lập thức trong lúc cụm từ viññāṇassa ṭhitiyā là sự duy trì thức. Chữ viññāṇa – thức – ở đây là nghiệp thức tức những tâm bất thiện và tâm thiện hiệp thế chứ không phải là quả thức (thường hiểu là thức tái sanh khi nói về duyên khởi).

Như vậy vô minh và ái được xem là khuynh hướng tiềm ẩn vì mặc dù có khi không hiện khởi nhưng vẫn chi phối tất cả nghiệp hữu. Chủ tâm tạo tác hay tư niệm được xem là hành và thức trong duyên khởi. Từ đó tạo nên hệ quả và sự tái tục dòng sinh tử trong tương lai.

Đoạn thứ hai nói về mãnh lực của vô minh và ái dù không có mặt trong các tâm thiện hiệp thế nhưng vẫn chi phối.

Đoạn thứ ba nói về vị a la hán hoàn toàn không tạo nghiệp và tạo ra quả luân hồi sanh tử vì tư niệm tạo tác không còn và những khuynh hướng tiềm miên, đặc biệt là vô minh và ái, hoàn chấm dứt.

Một điểm quan trọng khác của bài kinh nầy là khi nói về tư niệm và sự toan tính thì đều liên hệ tới tương lai. Ở đây là một khía cạnh để hiểu tại sao niết bàn là pháp vượt thời gian.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

8. Cetanāsuttaṃ

38. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Yañca, bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti. Āyatiṃ punabbhavābhinibbattiyā sati āyatiṃ jāti jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

‘‘No ce, bhikkhave, ceteti no ce pakappeti, atha ce anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti. Āyatiṃ punabbhavābhinibbattiyā sati āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

‘‘Yato ca kho, bhikkhave, no ceva ceteti no ca pakappeti no ca anuseti, ārammaṇametaṃ na hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe asati patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Tadappatiṭṭhite viññāṇe avirūḷhe āyatiṃ punabbhavābhinibbatti na hoti. Āyatiṃ punabbhavābhinibbattiyā asati āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Aṭṭhamaṃ.

8. Cetanāsuttavaṇṇanā

38. Aṭṭhame yañca, bhikkhave, cetetīti yaṃ cetanaṃ ceteti, pavattetīti attho. Yañca pakappetīti yaṃ pakappanaṃ pakappeti, pavatteticceva attho. Yañca anusetīti yañca anusayaṃ anuseti, pavatteticceva attho. Ettha ca cetetīti tebhūmakakusalākusalacetanā gahitā, pakappetīti aṭṭhasu lobhasahagatacittesu taṇhādiṭṭhikappā gahitā, anusetīti dvādasannaṃ cetanānaṃ sahajātakoṭiyā ceva upanissayakoṭiyā ca anusayo gahito. Ārammaṇametaṃ hotīti (cetanādidhammajāte sati kammaviññāṇassa uppattiyā avāritattā) etaṃ cetanādidhammajātaṃ paccayo hoti. Paccayo hi idha ārammaṇanti adhippetā. Viññāṇassa ṭhitiyāti kammaviññāṇassa ṭhitatthaṃ. Ārammaṇe satīti tasmiṃ paccaye sati. Patiṭṭhā viññāṇassa hotīti tassa kammaviññāṇassa patiṭṭhā hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇeti tasmiṃ kammaviññāṇe patiṭṭhite. Virūḷheti kammaṃ javāpetvā paṭisandhiākaḍḍhanasamatthatāya nibbattamūle jāte. Punabbhavābhinibbattīti punabbhavasaṅkhātā abhinibbatti.

No ce, bhikkhave, cetetīti iminā tebhūmakacetanāya appavattanakkhaṇo vutto. No ce pakappetīti iminā taṇhādiṭṭhikappānaṃ appavattanakkhaṇo. Atha ce anusetīti iminā tebhūmakavipākesu parittakiriyāsu rūpeti ettha appahīnakoṭiyā anusayo gahito. Ārammaṇametaṃ hotīti anusaye sati kammaviññāṇassa uppattiyā avāritattā etaṃ anusayajātaṃ paccayova hoti.

No ceva cetetītiādīsu paṭhamapade tebhūmakakusalākusalacetanā nivattā, dutiyapade aṭṭhasu cittesu taṇhādiṭṭhiyo, tatiyapade vuttappakāresu dhammesu yo appahīnakoṭiyā anusayito anusayo, so nivatto.

Apicettha asammohatthaṃ ceteti pakappeti anuseti, ceteti na pakappeti anuseti, na ceteti na pakappeti anuseti, na ceteti na pakappeti na anusetīti idampi catukkaṃ veditabbaṃ. Tattha paṭhamanaye dhammaparicchedo dassito. Dutiyanaye cetetīti tebhūmakakusalacetanā ceva catasso ca akusalacetanā gahitā. Na pakappetīti aṭṭhasu cittesu taṇhādiṭṭhiyo nivattā. Anusetīti tebhūmakakusale upanissayakoṭiyā, catūsu akusalacetanāsu sahajātakoṭiyā ceva upanissayakoṭiyā ca anusayo gahito. Tatiyanaye na cetetīti tebhūmakakusalākusalaṃ nivattaṃ, na pakappetīti aṭṭhasu cittesu taṇhādiṭṭhiyo nivattā, anusetīti sutte āgataṃ vāretvā tebhūmakakusalākusalavipākakiriyārūpesu appahīnakoṭiyā upanissayo gahito. Catutthanayo purimasadisova.

Tadappatiṭṭhiteti tasmiṃ appatiṭṭhite. Avirūḷheti kammaṃ javāpetvā paṭisandhiākaḍḍhanasamatthatāya anibbattamūle. Ettha pana kiṃ kathitanti? Arahattamaggassa kiccaṃ, khīṇāsavassa kiccakaraṇantipi navalokuttaradhammātipi vattuṃ vaṭṭati. Ettha ca viññāṇassa ceva āyatiṃ punabbhavassa ca antare eko sandhi, vedanātaṇhānamantare eko, bhavajātīnamantare ekoti. Aṭṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc