Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỰ HIỆN HỮU LÀ DÒNG LUÂN CHUYỂN - Kinh Jāṇussoṇi (Jāṇussoṇisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỰ HIỆN HỮU LÀ DÒNG LUÂN CHUYỂN - Kinh Jāṇussoṇi (Jāṇussoṇisuttaṃ)

Thứ bảy, 08/04/2023, 17:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 8.4.2023

 


SỰ HIỆN HỮU LÀ DÒNG LUÂN CHUYỂN

Kinh Jāṇussoṇi (Jāṇussoṇisuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 76)

Cuộc sống là một dòng biến hoá không ngừng theo thời gian. Tương tự như nói về đất nước, dân tộc Việt nam với bốn ngàn năm lịch sử. Tên gọi, diện tích, biên giới, con người, văn hoá thay đổi rất nhiều xuyên suốt dòng lịch sử. Bảo rằng đã có một đất nước như vậy tồn tại bốn ngàn năm qua là điều cực đoan. Mà nói vốn không có đất nước Việt Nam trong tự cổ thì là một cực đoan khác. Từ nhận thức dẫn đến hành động và tạo nên sinh phong. Bám víu một cái cho là tất cả hay phủ nhận tất cả đều không phải là cái nhìn tương thích với thực tại.

Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho jāṇussoṇi brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ...pe... ekamantaṃ nisinno kho jāṇussoṇi brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca –

‘‘Kiṃ nu kho, bho, gotama, sabbamatthī’’ti? ‘‘‘Sabbamatthī’ti kho, brāhmaṇa, ayameko anto’’.

‘‘Kiṃ pana, bho gotama, sabbaṃ natthī’’ti? ‘‘‘Sabbaṃ natthī’ti kho, brāhmaṇa, ayaṃ dutiyo anto. Ete te, brāhmaṇa, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.

Ngự tại Sāvatthi.

Bấy giờ bà la môn Jāṇussoṇi đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi nói lên những lời xã giao thân thiện, đã ngồi xuống một bên và nói rằng:

-- Thưa Tôn giả Gotama, phải chăng tất cả đều có?

-- Này Bà la môn, (quan niệm) “tất cả đều có” là một cực đoan.

-- Thưa Tôn giả Gotama, phải chăng “tất cả đều không”?

-- Này Bà la môn, (quan niệm) “tất cả đều không” là một cực đoan thứ hai.

Này Bà la môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo:

Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, tho sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận.

Evaṃ vutte, jāṇussoṇi brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ bho gotama...pe... pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.

Khi được nói vậy, bà la môn Jāṇussoṇi bạch Thế Tôn:

-- Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

Chú Thích

Bà la môn Jāṇussoṇi là một uyên thâm giáo điển Veda. Vị nầy là một trong những quốc sư của vua Pasenadi. Được xem là bậc tư vấn nổi tiếng (mahāpurohita) cùng với bốn bà là môn trí thức khác trong xứ Kosala là Cankī, Tārukkha, Pokkharasāti và Todeyya. Với địa vị của mình, Bà la môn Jāṇussoṇi có được cả hai danh tiếng và sự giàu có. Sau nầy trở thành một đệ tử Phật. Những giai thoại liên quan tới vị nầy được ghi lại ở nhiều bài kinh trong Tam Tạng.

Chấp hữu, chấp vô không hẳn hoàn toàn thuộc về triết lý mà còn là cái nhìn cố hữu rất bản năng của chúng sanh trong đời nầy. Rất nhiều Phật tử mang cái nhìn “tất cả đều là giả tướng” như quan niệm theo “không môn” dẫn đến thái độ “bất cần đời” cũng là một cực đoan đối lập với chấp thú về những cái tôi, của tôi hằng hữu. Điều nầy tương tự như thái độ quá quan trọng về việc ăn uống đến độ nghĩ rằng nếu không ăn món ngon nào đó thì “phí nữa cuộc đời”. Đó là một cực đoan. Cũng có người hoàn toàn không chú trọng việc ăn uống cho rằng ăn rồi cũng tiêu hoá lại phải ăn nữa. Đó là một cực đoan khác. Qua lời dạy trung đạo của Đức Phật thì cuộc sống là dòng luân chuyển có năng duyên, có sở duyên; có nhân có quả, có sanh có diệt. Bám víu một điểm cho rằng đó là bản ngã là thái độ cực đoan. Phủ nhận hết tất cả lại là một cực đoan khác.

Chấp hữu là cái nhìn thường kiến. Chấp vô là cái nhìn đoạn kiến. Đối với sanh tử cũng vậy mà đối với niết bàn cũng vậy. Điều nầy được đề cập nhiều trong những bài kinh trước và trong Tam Tạng Pāli.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

7. Jāṇussoṇisuttaṃ

47. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho jāṇussoṇi brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ...pe... ekamantaṃ nisinno kho jāṇussoṇi brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca –

‘‘Kiṃ nu kho, bho, gotama, sabbamatthī’’ti? ‘‘‘Sabbamatthī’ti kho, brāhmaṇa, ayameko anto’’.

‘‘Kiṃ pana, bho gotama, sabbaṃ natthī’’ti? ‘‘‘Sabbaṃ natthī’ti kho, brāhmaṇa, ayaṃ dutiyo anto. Ete te, brāhmaṇa, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.

Evaṃ vutte, jāṇussoṇi brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ bho gotama...pe... pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti. Sattamaṃ.

7. Jāṇussoṇisuttavaṇṇanā

47. Sattame jāṇussoṇīti ṭhānantaravasena evaṃladdhanāmo asītikoṭivibhavo mahāpurohito. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc