Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ SỰ ĐỜI VÀ LẼ ĐẠO _ Kinh Tôn Chủ (Issariyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ SỰ ĐỜI VÀ LẼ ĐẠO _ Kinh Tôn Chủ (Issariyasuttaṃ)

Thứ tư, 22/09/2021, 18:27 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 22.9.2021


SỰ ĐỜI VÀ LẼ ĐẠO

Kinh Tôn Chủ (Issariyasuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM ĐOẠN) (S.i,43)

Cuộc sống dù đời hay đạo đều chứa đựng những nguyên lý hay dhamma. Những đạo lý nầy vốn tự nhiên không phải là sự sáng tạo của thượng đế thí dụ như sự phẫn nộ thoạt nhìn sắc bén như một thanh kiếm nhưng kỳ thật là thể hiện của sự thiếu khôn ngoan nên Đức Phật dạy sự nổi nóng như một thanh gươm cùn hay bị rỉ sét. Cuộc sống như một quyển sách mở rộng. Lẽ đạo nằm trong sự đời vấn đề là chúng ta có đủ trí tuệ để nhận ra hay không.

SỰ ĐỜI VÀ LẼ ĐẠO _ Kinh Tôn Chủ (Issariyasuttaṃ)
  Bản dịch HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

[Vị Thiên]

‘‘Kiṃsu issariyaṃ loke,

kiṃsu bhaṇḍānamuttamaṃ;

Kiṃsu satthamalaṃ loke,

kiṃsu lokasmimabbudaṃ.

‘‘Kiṃsu harantaṃ vārenti,

haranto pana ko piyo;

Kiṃsu punappunāyantaṃ,

abhinandanti paṇḍitā’’ti.

-- Vật gì chủ ở đời?

Hàng hóa gì tối thượng?

Vật gì làm rỉ sét,

Lưỡi kiếm ở trên đời?

Vật gì ở đời này,

Tác thành cõi địa ngục?

Ai đem đi, bị chận?

Ai đem đi, được ưa?

Ai thường xuyên đi lại,

Ðược kẻ trí hoan hỷ?

Cái gì cai trị đời?

Gì là vật vô giá?

Gì là thanh kiếm rỉ?

Gì khiến đời phiền luỵ?

Ai lấy đi bị chận?

Ai lấy đi lại vui?

Ai tới lui nhiều lần,

Khiến người trí hoan hỷ?

[Thế Tôn]

‘‘Vaso issariyaṃ loke,

itthī bhaṇḍānamuttamaṃ;

Kodho satthamalaṃ loke,

corā lokasmimabbudā.

‘‘Coraṃ harantaṃ vārenti,

haranto samaṇo piyo;

Samaṇaṃ punappunāyantaṃ,

abhinandanti paṇḍitā’’ti.

-- Thế lực chủ ở đời,

Nữ nhân, vật tối thượng.

Phẫn nộ làm rỉ sét,

Lưỡi kiếm ở trên đời.

Kẻ trộm ở đời này,

Tác thành cõi địa ngục.

Trộm đem đi, bị chận,

Sa-môn đem, được ưa,

Sa-môn thường đi lại,

Ðược kẻ trí hoan hỷ.

Quyền lực cai trị đời,

Nữ nhân là vô giá,

Phẫn nộ là gươm cùn,

Trộm cắp gây phiền luỵ,

Trộm lấy thì bị chận,

Sa môn lấy thì lại vui,

Người trí thường hoan hỷ,

Thấy sa môn tới lui.

vasa quyền lực, ảnh hưởng, thẩm quyền
issariyam cai quản, kiễm soát, ngự trị
itthī đàn bà, nữ nhân
bhaṇḍānamuttamam = (bhaṇḍāna + uttamam)

cái vô giá, cái không thể mua bằng tiền.

kodha sự phẫn nộ, sự giận dữ
satthamalam = (sattha+mala) thanh kiếm rỉ sét, thanh gươm cùn
cora kẻ trộm cướp
lokasmimabbuda = (loka +asmi + abbuda) là nguyên nhân gây bất ổn trong đời
haranta mang đi, lấy đi
vārenti bị chận, bị giữ lại
samaṇa sa môn, tu sĩ không gia đình
piya thương mến, yêu quý
punappunāyanta hết lần nầy tới lần khác, lập đi lập lại
abhinandanti hoan hỷ, thích thú
paṇḍita bậc trí

Theo Sớ giải thì người phụ nữ là vật vô giá ở đời vì sanh ra những bậc chuyển luân vương, những bậc bồ tát, những bậc vĩ nhân ở đời. Trong lúc tất cả bảo vật khác ở đời đều có thể cho đi nhưng những bà mẹ thì không thể nào (avissajjanīyabanḍ ạttā). Hơn thế nữa người phụ nữ là cội nguồn sản sinh ra những gì tốt nhất của thế gian.

Quyền lực ở đâu thì sự cai trị nằm ở đó. Phẫn nộ là thanh kiếm rỉ sét giống ý nghĩa câu “giận quá mất khôn”. Sự trộm cướp tạo nên bất ổn trong cuộc đời trong lúc nơi nào người ta sống không lo tư hữu bị trộm cướp thì cuộc sống an cư lạc nghiệp. Trộm cướp mang đi thì bị chận là điều tất nhiên mà sa môn mang đi thì được hoan hỷ vì thuận với ý nguyện của người. Sự lui tới thường xuyên khiến người ta chán ngấy nhưng sự thăm viếng của các sa môn khiến người trí hân hoan.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

7. Issariyasuttaṃ [Mūla]

7. ‘‘Kiṃsu issariyaṃ loke, kiṃsu bhaṇḍānamuttamaṃ;

Kiṃsu satthamalaṃ loke, kiṃsu lokasmimabbudaṃ.

‘‘Kiṃsu harantaṃ vārenti, haranto pana ko piyo;

Kiṃsu punappunāyantaṃ, abhinandanti paṇḍitā’’ti.

‘‘Vaso issariyaṃ loke, itthī bhaṇḍānamuttamaṃ;

Kodho satthamalaṃ loke, corā lokasmimabbudā.

‘‘Coraṃ harantaṃ vārenti, haranto samaṇo piyo;

Samaṇaṃ punappunāyantaṃ, abhinandanti paṇḍitā’’ti.

7. Issariyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

77. Sattame satthamalanti malaggahitasatthaṃ. Kiṃ su harantaṃ vārentīti kaṃ harantaṃ nisedhenti. Vasoti āṇāpavattanaṃ. Itthīti avissajjanīyabhaṇḍattā ‘‘itthī bhaṇḍānamuttamaṃ, varabhaṇḍa’’nti āha. Atha vā sabbepi bodhisattā ca cakkavattino ca mātukucchiyaṃyeva nibbattantīti ‘‘itthī bhaṇḍānamuttama’’nti āha. Kodho satthamalanti kodho malaggahitasatthasadiso, paññāsatthassa vā malanti satthamalaṃ. Abbudanti vināsakāraṇaṃ, corā lokasmiṃ vināsakāti attho. Harantoti salākabhattādīni gahetvā gacchanto. Salākabhattādīni hi paṭṭhapitakāleyeva manussehi pariccattāni. Tesaṃ tāni haranto samaṇo piyo hoti, anāharante puññahāniṃ nissāya vippaṭisārino honti. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc