Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÍNH ĐẶC THÙ CỦA MỘT BẬC TOÀN GIÁC - Kinh Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÍNH ĐẶC THÙ CỦA MỘT BẬC TOÀN GIÁC - Kinh Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddhasuttaṃ)

Thứ ba, 14/05/2024, 16:16 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 14.5.2024

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA MỘT BẬC TOÀN GIÁC

Kinh Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddhasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Vướng Mắc (S,iii,58)

Trong cách nói tận cùng, thì Đức Phật và các bậc thánh đệ tử a la hán đồng chứng quả giải thoát, niết bàn giống nhau. Thế nhưng có sự khác biệt ở hai điểm: một là Đức Phật tự mình giác ngộ; hai là bậc thiết lập ngôi nhà giáo pháp. Những đệ tử vốn được khai thị và thừa tiếp con đường Đức Phật truyền dạy. Một lần nữa, bài kinh này cho thấy sự vĩ đại của đạo lộ liễu tri và giải thoát năm uẩn.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto paññāvimuttoti vuccati.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

Này chư Tỳ khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt sắc. Này chư Tỳ khưu, một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt sắc.

Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho vedanāya nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto vedanāya nibbidā …pe… paññāvimuttoti vuccati.

Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho saññāya …

saṅkhārānaṃ …

viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto paññāvimuttoti vuccati.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt thọ. Này chư Tỳ khưu, một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt thọ.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt tưởng. Này chư Tỳ khưu, một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt tưởng.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt hành. Này chư Tỳ khưu, một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt hành.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt thức. Này chư Tỳ khưu, một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát được giải thoát do không chấp thủ bởi yểm ly, ly tham, đoạn diệt thức.

Tatra kho, bhikkhave, ko viseso, ko adhippayāso, kiṃ nānākaraṇaṃ, tathāgatassa arahato sammāsambuddhassa paññāvimuttena bhikkhunā”ti?

Này chư Tỳ khưu, thế thì có gì sai khác, có gì đặc thù, có gì tách biệt giữa Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát?

“Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaññeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

—Bạch Đức Thế Tôn, đối với chúng con, giáo pháp bắt nguồn từ Đức Thế Tôn, hướng dẫn bởi Đức Thế Tôn, y chỉ ở Đức Thế Tôn. Thật là điều tốt lành nếu được Đức Thế Tôn làm sáng tỏ ý nghĩa này. Được nghe, chư tỳ khưu sẽ thọ trì.

“Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṃ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca:

—Vậy Này chư Tỳ khưu, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

—Dạ vâng, bạch Đức Thế Tôn.

Chư tỳ khưu trả lời Đức Thế Tôn và Ngài nói như sau:

“Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā maggaññū, maggavidū, maggakovido; maggānugā ca, bhikkhave, etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri là bậc khởi xướng đạo lộ chưa từng được biết trước đây; là bậc công bố đạo lộ chưa từng được công bố; là bậc tuyên lưu đạo lộ chưa từng được tuyên lưu; là bậc liễu tri đạo; là bậc tỏ ngộ đạo, là bậc thiện xảo về đạo. Và các đệ tử là những người đi theo đường đạo và thủ trì sau này.

Ayaṃ kho, bhikkhave, viseso, ayaṃ adhippayāso, idaṃ nānākaraṇaṃ tathāgatassa arahato sammāsambuddhassa paññāvimuttena bhikkhunā”ti.

Này chư Tỳ khưu, đây là sự sai khác, sự đặc thù, sự tách biệt giữa Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và một tỳ khưu chứng tuệ giải thoát.

 

Chú Thích

Thuật ngữ sammāsambuddho” có nhiều từ dịch trong chữ Hán: Chánh Đẳng Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác, Chánh Biến Tri với ý nghĩa là bậc toàn tri, toàn giác, hay là “bậc biết xác thực và biết tất cả”. Do ý nghĩa khó chuyển ngữ hoàn toàn, nên các dịch giả Trung Hoa thời xưa chọn cách thường dùng là phiên âm: Tam Mậu Tam Bồ Đề. (Có khi phiên âm với cụm từ “a nậu đa la tam mậu tam bồ đề” do có thêm tĩnh từ “Anuttaro” nên thành “Anuttaro sammāsambuddho” có nghĩa là “Vô thượng Chánh đẳng giác”). Thực tế thì cụm từ này mang ý nghĩa đặc trưng của Phật giáo Đại Thừa, người cầu tu theo Đại thừa cần hướng cầu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, chứ không dừng lại ở quả vị thinh văn hay duyên giác (…). Cụm từ này có trong Tam Tạng Pāḷi nhưng tương đối hiếm và nếu có chỉ là nằm trong mạch văn hơn là cụm từ mang tính cách thuật ngữ).

Theo Sớ Giải của Tương Ưng Bộ II, thì cụm từ “bhikkhu paññāvimutto - bậc tỳ khưu tuệ giải thoát” ở đây chỉ chung cho tất cả chư vị a la hán thinh văn, chứ không phải là mang tính tỷ giảo đối với bậc câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutta). Nên hiểu theo ngữ cảnh hơn là phân loại.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

6. Sammāsambuddhasuttaṃ

58. Sāvatthinidānaṃ.

“Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto paññāvimuttoti vuccati.

Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho vedanāya nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto vedanāya nibbidā …pe… paññāvimuttoti vuccati.

Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho saññāya …

saṅkhārānaṃ …

viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto paññāvimuttoti vuccati.

Tatra kho, bhikkhave, ko viseso, ko adhippayāso, kiṃ nānākaraṇaṃ, tathāgatassa arahato sammāsambuddhassa paññāvimuttena bhikkhunā”ti?

“Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaññeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

“Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṃ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca:

“Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā maggaññū, maggavidū, maggakovido; maggānugā ca, bhikkhave, etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā.

Ayaṃ kho, bhikkhave, viseso, ayaṃ adhippayāso, idaṃ nānākaraṇaṃ tathāgatassa arahato sammāsambuddhassa paññāvimuttena bhikkhunā”ti.

Chaṭṭhaṃ.

Ý kiến bạn đọc