Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SỰ CHỨNG NGỘ RỐT RÁO - Kinh Bảy Lãnh Vực (Sattaṭṭhānasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SỰ CHỨNG NGỘ RỐT RÁO - Kinh Bảy Lãnh Vực (Sattaṭṭhānasuttaṃ)

Thứ hai, 13/05/2024, 05:12 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 11.5.2024

SỰ CHỨNG NGỘ RỐT RÁO

Kinh Bảy Lãnh Vực (Sattaṭṭhānasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Vướng Mắc (S,iii,57)

Người Tây Phương có câu “nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật không là sự thật (Half of the bread is still the bread, but half of the truth is not the truth)” nói lên một yếu lý là sự thấy biết xác thực cần cái nhìn toàn diện. Cái nhìn với bốn khía cạnh theo hệ luận tứ đế (vấn đề, nguyên nhân, giải pháp, phương cách đạt được giải pháp), được xem là toàn diện. Sự nắm rõ ba phương diện “vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly” nói lên “sự biết người biết ta” của hành giả, như một chiến sĩ đối đầu với ma quân phiền não. Bài học quan trọng ở đây, là cái nhìn phiến diện tệ hại ngang bằng với sự u mê tăm tối. Cái biết toàn diện hay viên giác, phải là sự liễu tri với bốn khía cạnh và ba phương diện, mà ở đây Đức Phật gọi là bảy lãnh vực của tuệ giác.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Sattaṭṭhānakusalo, bhikkhave, bhikkhu tividhūpaparikkhī imasmiṃ dhammavinaye kevalī vusitavā uttamapurisoti vuccati.

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Này chư Tỳ khưu, một người tu tập thiện xảo trong bảy lãnh vực với sự thẩm định theo ba cách được gọi là bậc chí thiện, bậc viên mãn phạm hạnh, bậc tối thượng trong Pháp và Luật này.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu sattaṭṭhānakusalo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu rūpaṃ pajānāti, rūpasamudayaṃ pajānāti, rūpanirodhaṃ pajānāti, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti; rūpassa assādaṃ pajānāti, rūpassa ādīnavaṃ pajānāti, rūpassa nissaraṇaṃ pajānāti; vedanaṃ pajānāti … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ pajānāti, viññāṇasamudayaṃ pajānāti, viññāṇanirodhaṃ pajānāti, viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti; viññāṇassa assādaṃ pajānāti, viññāṇassa ādīnavaṃ pajānāti, viññāṇassa nissaraṇaṃ pajānāti.

— Này chư Tỳ khưu, thế nào là người tu tập thiện xảo trong bảy lãnh vực?

— Này chư Tỳ khưu, ở đây người tu tập biết rõ sắc, biết rõ nhân sanh sắc, biết rõ sự chấm dứt sắc, biết rõ đạo lộ dẫn tới chấm dứt sắc, biết rõ vị ngọt của sắc, biết rõ sự nguy hiểm của sắc, biết rõ sự vượt thoát sắc.

Vị ấy biết rõ thọ, biết rõ nhân sanh thọ, biết rõ sự chấm dứt thọ, biết rõ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thọ, biết rõ vị ngọt của thọ, biết rõ sự nguy hiểm của thọ, biết rõ sự vượt thoát thọ.

Vị ấy biết rõ tưởng, biết rõ nhân sanh tưởng, biết rõ sự chấm dứt tưởng, biết rõ đạo lộ dẫn tới chấm dứt tưởng, biết rõ vị ngọt của tưởng, biết rõ sự nguy hiểm của tưởng, biết rõ sự vượt thoát tưởng.

Vị ấy biết rõ hành, biết rõ nhân sanh hành, biết rõ sự chấm dứt hành, biết rõ đạo lộ dẫn tới chấm dứt hành, biết rõ vị ngọt của hành, biết rõ sự nguy hiểm của hành, biết rõ sự vượt thoát hành.

Vị ấy biết rõ thức, biết rõ nhân sanh thức, biết rõ sự chấm dứt thức, biết rõ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thức, biết rõ vị ngọt của thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biết rõ sự vượt thoát thức.

Katamañca, bhikkhave, rūpaṃ? Cattāro ca mahābhūtā, catunnañca mahābhūtānaṃ upādāya rūpaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, rūpaṃ. Āhārasamudayā rūpasamudayo; āhāranirodhā rūpanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo rūpanirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi.

Yaṃ rūpaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ—ayaṃ rūpassa assādo. Yaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ—ayaṃ rūpassa ādīnavo. Yo rūpasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ—idaṃ rūpassa nissaraṇaṃ.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ rūpaṃ abhiññāya, evaṃ rūpasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ rūpanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya; evaṃ rūpassa assādaṃ abhiññāya, evaṃ rūpassa ādīnavaṃ abhiññāya, evaṃ rūpassa nissaraṇaṃ abhiññāya rūpassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipannā, te suppaṭipannā. Ye suppaṭipannā, te imasmiṃ dhammavinaye gādhanti.

Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ rūpaṃ abhiññāya, evaṃ rūpasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ rūpanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya; evaṃ rūpassa assādaṃ abhiññāya, evaṃ rūpassa ādīnavaṃ abhiññāya, evaṃ rūpassa nissaraṇaṃ abhiññāya rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimuttā, te suvimuttā. Ye suvimuttā, te kevalino. Ye kevalino vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc tạo thành từ bốn đại chủng. Do dưỡng tố tập khởi nên sắc tập khởi. Do các dưỡng tố đoạn diệt nên sắc chấm dứt. Và con đường đưa đến sắc chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Hỷ và lạc sanh khởi do duyên sắc đó là vị ngọt của sắc; sự vô thường, khổ não, chịu sự biến hoại là nguy hiểm của sắc; Sự nhiếp phục và từ bỏ ước muốn, tham cầu đối với sắc là sự vượt thoát sắc.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ sắc như vậy, trực ngộ nhân sanh sắc như vậy, trực ngộ sự chấm dứt sắc như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt sắc như vậy, trực ngộ vị ngọt của thức, trực ngộ sự nguy hiểm của thức, trực ngộ sự vượt thoát thức đưa đến vô cầu đối với sắc, ly tham đối với sắc, chấm dứt đối với sắc. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ sắc như vậy, trực ngộ nhân sanh sắc như vậy, trực ngộ sự chấm dứt sắc như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt sắc, trực ngộ vị ngọt của thức, trực ngộ sự nguy hiểm của thức, trực ngộ sự vượt thoát thức như vậy dẫn đến vô cầu đối với sắc, ly tham đối với sắc, chấm dứt đối với sắc, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát . Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Không thể nói về luân hồi nữa đối với những bậc chí thiện này.

Katamā ca, bhikkhave, vedanā? Chayime, bhikkhave, vedanākāyā—cakkhusamphassajā vedanā …pe… manosamphassajā vedanā. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, vedanā. Phassasamudayā vedanāsamudayo; phassanirodhā vedanānirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo vedanānirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi ... pe ... sammāsamādhi ... pe ... vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là thọ? Có sáu loại thọ: thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc. Đây gọi là thọ. Với sự tập khởi của xúc tác động sự tập khởi của thọ. Với sự chấm dứt xúc, thọ được chấm dứt. Và con đường đưa đến thọ chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của thọ. Cảm thọ vô thường, khổ, vô ngã, đây gọi là nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây gọi là sự xuất ly của thọ.

Hỷ và lạc sanh khởi do duyên thọ đó là vị ngọt của thọ; sự vô thường, khổ não, chịu sự biến hoại là nguy hiểm của thọ; Sự nhiếp phục và từ bỏ ước muốn, tham cầu đối với thọ là sự vượt thoát thọ.

……..

Không thể nói về luân hồi nữa đối với những bậc chí thiện này.

Katamā ca, bhikkhave, saññā? Chayime, bhikkhave, saññākāyā—rūpasaññā, saddasaññā, gandhasaññā, rasasaññā, phoṭṭhabbasaññā, dhammasaññā. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, saññā. Phassasamudayā saññāsamudayo; phassanirodhā saññānirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo saññānirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi ... pe ... sammāsamādhi ... pe ... vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là tưởng? Này chư Tỳ khưu, có sáu tưởng gồm: sắc tưởng, thanh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Đây gọi là tưởng. Với sự tập khởi của xúc tác động sự tập khởi của tưởng. Với sự chấm dứt xúc, tưởng được chấm dứt. Và con đường đưa đến tưởng chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Hỷ và lạc sanh khởi do duyên sắc đó là vị ngọt của tưởng; sự vô thường, khổ não, chịu sự biến hoại là nguy hiểm của tưởng; sự nhiếp phục và từ bỏ ước muốn, tham cầu đối với tưởng là sự vượt thoát tưởng.

………..

Không thể nói về luân hồi nữa đối với những bậc chí thiện này.

Katame ca, bhikkhave, saṅkhārā? Chayime, bhikkhave, cetanākāyā—rūpasañcetanā …pe… dhammasañcetanā. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhārā. Phassasamudayā saṅkhārasamudayo; phassanirodhā saṅkhāranirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo saṅkhāranirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi. …pe… sammāsamādhi …pe… vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là hành? Này chư Tỳ khưu, có sáu chủ tâm tạo tác gồm: sắc tư, thanh tư, khí tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Đây gọi là tư. Với sự tập khởi của xúc tác động sự tập khởi của hành. Với sự chấm dứt xúc, hành được chấm dứt. Và con đường đưa đến hành chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Hỷ và lạc sanh khởi do duyên hành đó là vị ngọt của hành; sự vô thường, khổ não, chịu sự biến hoại là nguy hiểm của hành; Sự nhiếp phục và từ bỏ ước muốn, tham cầu đối với hành là sự vượt thoát hành.

………

Không thể nói về luân hồi nữa đối với những bậc chí thiện này.

Katamañca, bhikkhave, viññāṇaṃ? Chayime, bhikkhave, viññāṇakāyā—cakkhuviññāṇaṃ, sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, kāyaviññāṇaṃ, manoviññāṇaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, viññāṇaṃ. Nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo; nāmarūpanirodhā viññāṇanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo viññāṇanirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi …pe… sammāsamādhi.

Yaṃ viññāṇaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ—ayaṃ viññāṇassa assādo. Yaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ—ayaṃ viññāṇassa ādīnavo. Yo viññāṇasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ—idaṃ viññāṇassa nissaraṇaṃ.

Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ viññāṇaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya; evaṃ viññāṇassa assādaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇassa ādīnavaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇassa nissaraṇaṃ abhiññāya viññāṇassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipannā, te suppaṭipannā. Ye suppaṭipannā, te imasmiṃ dhammavinaye gādhanti.

Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā evaṃ viññāṇaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇasamudayaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ abhiññāya; evaṃ viññāṇassa assādaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇassa ādīnavaṃ abhiññāya, evaṃ viññāṇassa nissaraṇaṃ abhiññāya viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimuttā, te suvimuttā. Ye suvimuttā, te kevalino. Ye kevalino vaṭṭaṃ tesaṃ natthi paññāpanāya.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là thức? Có sáu thức gồm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Đây gọi là thức. Với sự tập khởi của danh sắc tác động sự tập khởi của thức. Với sự chấm dứt danh sắc, thức được chấm dứt. Và con đường đưa đến danh sắc chấm dứt là chánh đạo tám chi phần chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Hỷ và lạc sanh khởi do duyên thức đó là vị ngọt của thức; sự vô thường, khổ não, chịu sự biến hoại là nguy hiểm của thức; Sự nhiếp phục và từ bỏ ước muốn, tham cầu đối với thức là sự vượt thoát thức.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ thức như vậy, trực ngộ nhân sanh thức như vậy, trực ngộ sự chấm dứt thức như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thức như vậy, trực ngộ vị ngọt của thức, trực ngộ sự nguy hiểm của thức, trực ngộ sự vượt thoát thức đưa đến vô cầu đối với thức, ly tham đối với thức, chấm dứt đối với thức. Họ là những vị khéo tu. Những vị khéo tu là người có được chỗ đứng trong Pháp và Luật này.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào trực ngộ thức như vậy, trực ngộ nhân sanh thức như vậy, trực ngộ sự chấm dứt thức như vậy, trực ngộ đạo lộ dẫn tới chấm dứt thức, trực ngộ vị ngọt của thức, trực ngộ sự nguy hiểm của thức, trực ngộ sự vượt thoát thức như vậy dẫn đến vô cầu đối với thức, ly tham đối với thức, chấm dứt đối với thức, những vị ấy không còn chấp thủ và khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát là những bậc chí thiện. Không thể nói về luân hồi nữa đối với những bậc chí thiện này.

Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu sattaṭṭhānakusalo hoti.

Này chư Tỳ khưu, như vậy là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy lãnh vực.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu tividhūpaparikkhī hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu dhātuso upaparikkhati, āyatanaso upaparikkhati, paṭiccasamuppādaso upaparikkhati. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu tividhūpaparikkhī hoti.

Và này chư Tỳ khưu, như thế nào là người thẩm định theo ba cách? Này chư Tỳ khưu, ở đây người tu tập thẩm định theo giới, theo xứ, theo duyên sinh. Như vậy là thẩm định theo ba cách.

Sattaṭṭhānakusalo, bhikkhave, bhikkhu tividhūpaparikkhī, imasmiṃ dhammavinaye kevalī vusitavā ‘uttamapuriso’ti vuccatī”ti.

Này chư Tỳ khưu, một người tu tập thiện xảo trong bảy lãnh vực với sự thẩm định theo ba cách được gọi là bậc chí thiện, bậc viên mãn phạm hạnh, bậc tối thượng trong Pháp và Luật này.

 

 

Chú Thích

Theo Sớ giải, bài kinh này được Đức Phật thuyết với hai mục đích là: chúc mừng (ussadanandiya ) khích lệ (palobhanīya). Với mục đích đầu tiên, Đức Phật hướng về chư vị thánh đệ tử vừa chứng đắc quả vô sanh ứng cúng a la hán, như lời chúc mừng sự thành tựu tuệ giác tối thượng. Với mục đích thứ hai, Đức Phật muốn sách tấn những đệ tử đang tu tập trên con đường dẫn đến giải thoát. Sớ giải đưa ra thí dụ, như một vị vua vừa thắng trận về muốn tưởng thưởng cho những người có công trận, đồng thời cũng khích lệ những binh tướng khác sau này phấn đấu để lập chiến công.

Bảy lãnh vực ở đây kết hợp bốn khía cạnh theo hệ luận tứ đế (thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và phương cách đạt được giải pháp), cộng chung với ba phương diện nhận thức thực tại của hành gỉả (vị ngọt, nguy hại, sự xuất ly). Theo Sớ Giải Tăng Chi Bộ, đây là những đặc điểm của “trung đạo”: không bi quan, không lạc quan, mà là thực tiễn.

Ba thẩm định trong câu “người tu tập thẩm định theo giới, theo xứ, theo duyên sinh” cần được giảng rộng. Ý nghĩa này được tìm thấy trong nhiều bài kinh trong Tương Ưng Bộ ở ba bài kinh: Dhātusamyutta (SN 14), Salāyatanasamyutta (SN 35), Nidānasamyutta (SN 12). Tuy nhiên có lẽ bài kinh đầy đủ nhất là Kinh Đa Giới, Trung Bộ 115 được trích lục bên dưới.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch.

Trung Bộ Kinh

Majjhima Nikaya

Bài kinh số 115

Kinh Ða giới

(Bahudhàtuka sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu đầy những sợ hãi, người hiền trí không có sợ hãi. Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng. Kẻ ngu đầy những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn nạn cho người hiền trí. Do vậy, này các Tỷ-kheo, "Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu", như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

-- Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu?"

-- Cho đến khi, này Ananda, Tỷ-kheo thiện xảo về giới, thiện xảo về xứ, thiện xảo về duyên khởi và thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu".

(Giới)

-- Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"

-- Này Ananda, có mười tám giới này: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được mười tám giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".

-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"

-- Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mực độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".

-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".

-- Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".

-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"

-- Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: dục giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".

-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"

-- Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có ba giới này: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được ba giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".

-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"

-- Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới"

(Xứ)

-- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ?"

-- Này Ananda, có sáu nội xứ, ngoại xứ này: mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu nội ngoại xứ này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ".

(Duyên khởi)

-- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi?"

-- Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi".

(Xứ, phi xứ)

-- Nhưng cho đến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ?"

-- Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu (chánh) kiến lại đi đến các hành (samkhara) và xem là thường còn. Sự kiện như vậy không xảy ra". Và vị ấy biết rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành và xem là thường còn. Sự hiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người nào thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người cha... có thể giết sinh mạng A-la-hán.. Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể phá hòa hợp Tăng. Sự kiện như vậy không xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể phá hòa hợp với Tăng. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiên như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, hai vua Chuyển Luân có thể xuất hiện (một lần), không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi trong một thế giới, một vị vua Chuyển Luân có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra. "Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành Sakka (Ðế -thích). Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một nam nhân có thể trở thành Sakka. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Ma vương. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra khi một nam nhân trở thành một Ma vương. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện này như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu ác hành... Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu thiện hành... một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện này có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu ác hành... hành trì ý ác hành, do nhân ý ác hành ấy, do duyên ý ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, khi một người hành trì khẩu ác hành... ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì ý thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra".

Cho đến mức độ như vậy, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ".

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp môn này có tên gì?

-- Do vậy, này Ananda, Ông hãy thọ trì pháp môn này là Ða giới, hãy thọ trì pháp môn này là Bốn chuyển (Catuparivaṭṭo) hãy thọ trì pháp môn này là Pháp kính (Dhammadasa), hãy thọ trì pháp môn này là Trống bất tử ( Amatadundubhī) , hãy thọ trì pháp môn này là Vô thượng chiến thắng (Anuttaro saṅgāmavijayo).

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Sớ Giải Kinh Sattaṭṭhāna

pañcame sattaṭṭhānakusaloti sattasu okāsesu cheko. vusitavāti vusitavāso. uttamapurisoti seṭṭhapuriso. sesamettha vuttanayeneva veditabbaṃ. idaṃ pana suttaṃ ussadanandiyañceva palobhanīyañcāti veditabbaṃ. yathā hi rājā vijitasaṅgāmo saṅgāme vijayino yodhe uccaṭṭhāne ṭhapetvā tesaṃ sakkāraṃ karoti. kiṃ kāraṇā? etesaṃ sakkāraṃ disvā sesāpi sūrā bhavituṃ maññissantīti, evameva bhagavā appameyyaṃ kālaṃ pāramiyo pūretvā mahābodhimaṇḍe kilesamāravijayaṃ katvā sabbaññutaṃ patto sāvatthiyaṃ jetavanamahāvihāre nisīditvā imaṃ suttaṃ desento khīṇāsave ukkhipitvā thomesi vaṇṇesi. kiṃ kāraṇā? evaṃ avasesā sekkhapuggalā arahattaphalaṃ pattabbaṃ maññissantīti. evametaṃ suttaṃ khīṇāsavānaṃ ukkhipitvā pasaṃsitattā ussadanandiyaṃ, sekkhānaṃ palobhitattā palobhanīyanti veditabbaṃ.

evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu sattaṭṭhānakusalo hotīti ettāvatā cettha maggaphalapaccavekkhaṇavasena desanaṃ niṭṭhapetvāpi puna kathañca, bhikkhave, bhikkhu tividhūpaparikkhī hotīti idaṃ “khīṇāsavo yasmiṃ ārammaṇe satatavihārena viharati, taṃ satto vā puggalo vā na hoti, dhātuādimattameva pana hotī”ti evaṃ khīṇāsavassa satatavihārañca, “imesu dhammesu kammaṃ katvā ayaṃ āgato”ti āgamanīyapaṭipadañca dassetuṃ vuttaṃ. tattha dhātuso upaparikkhatīti dhātusabhāvena passati oloketi. sesapadadvayepi eseva nayo. pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc