Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - SỐNG MỘT MÌNH LỢI LẠC MUÔN NGƯỜI - Kinh Andhakavinda (Andhakavindasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - SỐNG MỘT MÌNH LỢI LẠC MUÔN NGƯỜI - Kinh Andhakavinda (Andhakavindasuttaṃ)

Thứ bảy, 04/06/2022, 15:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 4.6.2022


SỐNG MỘT MÌNH LỢI LẠC MUÔN NGƯỜI

Kinh Andhakavinda (Andhakavindasuttaṃ)

CHƯƠNG VI. TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN – PHẨM THỨ HAI (S. i, 154)

Nói đến hoằng hoá độ sanh thì người ta thường nghĩ nên đi vào đời hoà nhập với đám đông thì mới có cơ duyên hướng dẫn quần chúng. Thực tế thì một người cần có thực học, thực tu thì mới hội đủ khả năng giáo hoá. Người thực tu phải có bản lãnh sống một mình không khiếp sợ. Đức Phật, bậc thầy của nhân thiên, là hình ảnh nêu gương sáng vĩ đại khi nói về điểm nầy. Ngài có hằng ngàn đệ tử xuất gia cũng như cư sĩ nhưng không phải luôn sắp xếp cuộc sống vời những hàng rào bao quanh. Có rất nhiều lần Ngài độc cư trong rừng vắng không mái che giữa đất trời bao la. Sống độc cư thanh tịnh không phải là sở thích cá nhân mà là con đường cho những người tha thiết cuộc đời Phạm hạnh truyền dạy bởi chư Phật. Sống một mình đúng nghĩa sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho đời. Đó là hình ảnh của chư Phật và chư thánh đệ tử.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā māgadhesu viharati andhakavinde. Tena kho pana samayena bhagavā rattandhakāratimisāyaṃ abbhokāse nisinno hoti, devo ca ekamekaṃ phusāyati. Atha kho brahmā sahampati abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ andhakavindaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho brahmā sahampati bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi –

Thuở ấy Đức Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Magadha, tại Andhakavinda. Bấy giờ Đức Thế Tôn ngồi ở ngoài trời trong bóng đêm, mưa rơi từng hạt. Khi đêm gần tàn Phạm thiên Sahampati với dung sắc thù diệu toả sáng khắp vùng Andhavakavinda đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ và nói lên kệ ngôn:

‘‘Sevetha pantāni senāsanāni,

Careyya saṃyojanavippamokkhā;

Sace ratiṃ nādhigaccheyya tattha,

Saṅghe vase rakkhitatto satīmā.

Thường độc cư thanh tịnh

Thoát khỏi những buộc ràng

Nếu không được an lạc

Sống giữa Tăng nghiêm cẩn.

‘‘Kulākulaṃ piṇḍikāya caranto,

Indriyagutto nipako satīmā;

Sevetha pantāni senāsanāni,

Bhayā pamutto abhaye vimutto.

Đi khất thực từng nhà

Chánh niệm và sáng suốt

Khéo phòng hộ các căn

Sống độc cư, vô uý.

‘‘Yattha bheravā sarīsapā,

Vijju sañcarati thanayati devo;

Andhakāratimisāya rattiyā,

Nisīdi tattha bhikkhu vigatalomahaṃso.

Nơi long chủng cuồng lộng

Nơi sấm sét vang trời

Trong đêm đen dày đặc

Tỳ khưu ngồi chẳng sợ.

‘‘Idañhi jātu me diṭṭhaṃ,

nayidaṃ itihītihaṃ;

Ekasmiṃ brahmacariyasmiṃ,

sahassaṃ maccuhāyinaṃ.

Chính con được mục kích

Chẳng phải nghe nói lại

Trong một giáo pháp Phật

Hằng ngàn thoát Thần Chết.

‘‘Bhiyyo pañcasatā sekkhā,

dasā ca dasadhā dasa;

Sabbe sotasamāpannā,

atiracchānagāmino.

Hằng trăm bậc hữu học

Mười lần, mười lần hơn

Tất cả chứng nhập lưu

Mãi thoát cõi bàng sanh.

‘‘Athāyaṃ itarā pajā,

puññabhāgāti me mano;

Saṅkhātuṃ nopi sakkomi,

musāvādassa ottapa’’nti.

Biết bao người còn lại

Được hưởng phần phúc lạc

Con không dám kể số

Vì sợ sai sự thật.

‘‘Sevetha pantāni senāsanāni = hãy thường sống ở trú xứ cô tịch

Careyya saṃyojanavippamokkhā = hãy thực hành lối sống không ràng buộc

Sace ratiṃ nādhigaccheyya tattha = nếu không thể tìm vui thích trong nếp sống đó

Saṅghe vase rakkhitatto satīmā = thì nên sống giữa Tăng chúng với chánh niệm và phòng hộ

‘‘Kulākulaṃ piṇḍikāya caranto = đi khất thực tuần tự từng nhà

Indriyagutto nipako satīmā = chánh niệm, sáng suốt, phòng hộ các căn

Sevetha pantāni senāsanāni = sống độc cư thanh tịnh

Bhayā pamutto abhaye vimutto = không sợ hãi, vượt thoát lo sợ

‘‘Yattha bheravā sarīsapā = nơi long chủng cuồng lộng

Vijju sañcarati thanayati devo = nơi sấm sết vang rền trên không

Andhakāratimisāya rattiyā = trong bóng đêm dầy đặc

Nisīdi tattha bhikkhu vigatalomahaṃso = tỳ khưu ngồi đấy không khiếp sợ

‘‘Idañhi jātu me diṭṭhaṃ = đây là điều chính con được mục kích

nayidaṃ itihītihaṃ = không phải nghe nói lại

Ekasmiṃ brahmacariyasmiṃ = trong một giáo pháp

sahassaṃ maccuhāyinaṃ = có hằng ngàn vị bỏ lại thần chết phía sau

‘‘Bhiyyo pañcasatā sekkhā = có hằng trăm bậc hữu học

dasā ca dasadhā dasa = mười lần và mười lần nữa

Sabbe sotasamāpannā = tất cả chứng quả nhập lưu

atiracchānagāmino = không trở lại cảnh giới bàng sanh

‘‘Athāyaṃ itarā pajā = biết bao người còn lại

puññabhāgāti me mano = với con, là những bậc hưởng được phần phúc đức

Saṅkhātuṃ nopi sakkomi = con không thể đếm xuể

musāvādassa ottapa’’nti = vì sợ nói sai sự thật.

Ngữ pháp của bài nầy có phần đặc biệt. Trong hai bày kệ đầu là sự mô tả của Phạm thiên về hình ảnh minh hoạ nếp sống tu tập mà Đức Phật truyền dạy từ chính thân giáo của Ngài. Do vậy bản Sớ Giải nêu lên cách hiểu của một số từ ngữ theo ngữ cảnh hơn là văn phạm thí dụ vippamokkhā nên hiểu là vippamokkhatthāya.

Bản Sớ Giải cũng đặc biệt nêu lên điểm nếu một tỳ khưu không tìm được sự an lạc để sống một mình thì nên sống giữa Tăng chúng với sự cẩn trọng chánh niệm phòng hộ để không vướng vấp với đàn tín. Sau khi vững chãi nên trở lại với hạnh độc cư.

Bản Sớ Giải cũng xác định ý của vị Phạm thiên khi nói lên kệ ngôn là giống như Đức Phật ngồi một mình trong đêm dưới bầu trời sấm chớp với tâm an nhiên, vị tỳ khưu đệ tử Phật cũng nên học theo như vậy.

Theo Sớ Giải thì cụm từ “sahassam maccuhāyinaṃ - hằng ngàn vị bỏ lại thần chết phía sau” chỉ cho các bậc A la hán.

Những con số hằng ngàn, hằng trăm chỉ là cách nói. Không nên hiểu là có sự chênh lệch số người chứng quả hữu học ít hơn quả vị a la hán.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

3. Andhakavindasuttaṃ [Mūla]

184. Ekaṃ samayaṃ bhagavā māgadhesu viharati andhakavinde. Tena kho pana samayena bhagavā rattandhakāratimisāyaṃ abbhokāse nisinno hoti, devo ca ekamekaṃ phusāyati. Atha kho brahmā sahampati abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ andhakavindaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho brahmā sahampati bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Sevetha pantāni senāsanāni,

Careyya saṃyojanavippamokkhā;

Sace ratiṃ nādhigaccheyya tattha,

Saṅghe vase rakkhitatto satīmā.

‘‘Kulākulaṃ piṇḍikāya caranto,

Indriyagutto nipako satīmā;

Sevetha pantāni senāsanāni,

Bhayā pamutto abhaye vimutto.

‘‘Yattha bheravā sarīsapā [siriṃ sapā (sī. syā. kaṃ. pī.)],

Vijju sañcarati thanayati devo;

Andhakāratimisāya rattiyā,

Nisīdi tattha bhikkhu vigatalomahaṃso.

‘‘Idañhi jātu me diṭṭhaṃ, nayidaṃ itihītihaṃ;

Ekasmiṃ brahmacariyasmiṃ, sahassaṃ maccuhāyinaṃ.

‘‘Bhiyyo [bhīyo (sī. syā. kaṃ. pī.)] pañcasatā sekkhā, dasā ca dasadhā dasa;

Sabbe sotasamāpannā, atiracchānagāmino.

‘‘Athāyaṃ [atthāyaṃ-itipi dī. ni. 2.290] itarā pajā, puññabhāgāti me mano;

Saṅkhātuṃ nopi sakkomi, musāvādassa ottapa’’nti [ottapeti (sī. syā. kaṃ. pī.), ottappeti (ka.)].

3. Andhakavindasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

184. Tatiye andhakavindanti evaṃnāmakaṃ gāmaṃ. Upasaṅkamīti ‘‘satthā idānipi vīriyaṃ karoti padhānamanuyuñjati, gacchāmissa santike ṭhatvā sāsanānucchavikaṃ vīriyapaṭisaṃyuttaṃ gāthaṃ vakkhāmī’’ti upasaṅkami.

Pantānīti janataṃ atikkamitvā manussānaṃ anupacāre ṭhitāni. Saṃyojanavippamokkhāti tāni ca senāsanāni sevamāno na cīvarādīnaṃ atthāya seveyya, atha kho dasasaṃyojanavippamokkhatthāya careyya. Saṅghe vaseti tesu senāsanesu ratiṃ alabhanto upaṭṭhākādīnaṃ cittānurakkhaṇatthaṃ gadrabhapiṭṭhe rajaṃ viya uppatanto araññe acaritvā saṅghamajjhe vaseyya. Rakkhitatto satīmāti tattha ca vasanto sagavacaṇḍo goṇo viya sabrahmacārino avijjhanto aghaṭṭento rakkhitatto satipaṭṭhānaparāyaṇo hutvā vaseyya.

Idāni saṅghe vasamānassa bhikkhuno bhikkhācāravattaṃ ācikkhanto kulākulantiādimāha. Tattha piṇḍikāya carantoti piṇḍatthāya caramāno. Sevetha pantāni senāsanānīti saṅghamajjhaṃ otaritvā vasamānopi dhurapariveṇe tālanāḷikeraādīni ropetvā upaṭṭhākādisaṃsaṭṭho na vaseyya, cittakallataṃ pana janetvā cittaṃ hāsetvā tosetvā puna pantasenāsane vaseyyāti araññasseva vaṇṇaṃ katheti. Bhayāti vaṭṭabhayato. Abhayeti nibbāne. Vimuttoti adhimutto hutvā vaseyya.

Yattha bheravāti yasmiṃ ṭhāne bhayajanakā saviññāṇakā sīhabyagghādayo, aviññāṇakā rattibhāge khāṇuvalliādayo bahū atthi. Sarīsapāti dīghajātikādisarīsapā. Nisīdi tattha bhikkhūti tādise ṭhāne bhikkhu nisinno. Iminā idaṃ dīpeti – bhagavā yathā tumhe etarahi tatraṭṭhakabheravārammaṇāni ceva sarīsape ca vijjunicchāraṇādīni ca amanasikatvā nisinnā, evamevaṃ padhānamanuyuttā bhikkhū nisīdantīti.

Jātu me diṭṭhanti ekaṃsena mayā diṭṭhaṃ. Na yidaṃ itihītihanti idaṃ itiha itihāti na takkahetu vā nayahetu vā piṭakasampadānena vā ahaṃ vadāmi. Ekasmiṃ brahmacariyasminti ekāya dhammadesanāya. Dhammadesanā hi idha brahmacariyanti adhippetā. Maccuhāyinanti maraṇapariccāginaṃ khīṇāsavānaṃ.

Dasā ca dasadhā dasāti ettha dasāti daseva, dasadhā dasāti sataṃ, aññe ca dasuttaraṃ sekhasataṃ passāmīti vadati. Sotasamāpannāti maggasotaṃ samāpannā. Atiracchānagāminoti desanāmattametaṃ, avinipātadhammāti attho. Saṅkhātuṃ nopi sakkomīti musāvādabhayena ettakā nāma puññabhāgino sattāti gaṇetuṃ na sakkomīti bahuṃ brahmadhammadesanaṃ sandhāya evamāha. Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc