- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 7.12.2021
SỐNG HIỀN THIỆN LÀ SỐNG BÌNH AN
Kinh Attarakkhita (Attarakkhitasuttaṃ)
(CHƯƠNG III. TƯƠNG ƯNG KOSALA, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i, 72)
Các vị vua chúa thường tạo cho mình sự an toàn qua các lực lượng phòng vệ. Thật là điều thú vị khi một vị vua có binh hùng tướng mạnh như vua Pasenadi lại có thể khởi sanh ý nghĩ rằng một người không biết gìn giữ sở hành là người không biết phòng vệ bản thân. Đức Phật vốn là một quân vương từ bỏ ngai vàng sống kiếp sa môn. Có những lúc Đức Phật sống trong rừng sâu núi thẳm một mình Ngài tự nhũ với chính mình là đời sống cá nhân với ba nghiệp vô hại, thanh tịnh thì không có gì phải sợ hãi. Chỉ có những bậc đại trí mới nhận ra sức mạnh của đời sống hiền thiện.
Bản dịch HT Thích Minh Châu | Bản hiệu đính | |
Sāvatthinidānaṃ. Ở tại Sāvatthī. |
||
Ekamantaṃ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṃ etadavoca – Ngồi một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn: |
||
‘‘idha mayhaṃ, bhante, rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘kesaṃ nu kho rakkhito attā, kesaṃ arakkhito attā’ti? Tassa mayhaṃ, bhante, etadahosi – -- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Ðối với những ai, tự ngã được bảo vệ? Ðối với những ai, tự ngã không được bảo vệ?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: |
||
‘ye kho keci kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti; tesaṃ arakkhito attā. Kiñcāpi te hatthikāyo vā rakkheyya, assakāyo vā rakkheyya, rathakāyo vā rakkheyya, pattikāyo vā rakkheyya; atha kho tesaṃ arakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Bāhirā hesā rakkhā, nesā rakkhā ajjhattikā; tasmā tesaṃ arakkhito attā. "Những ai thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, những người ấy không bảo vệ tự ngã. Dầu cho họ được tượng binh bảo vệ, hay được mã binh bảo vệ, hay được xa binh bảo vệ, hay được bộ binh bảo vệ; đối với những người ấy, tự ngã không được bảo vệ. Vì cớ sao? Vì sự bảo vệ như vậy là bảo vệ ở ngoài, không phải sự bảo vệ bên trong. Cho nên đối với những người ấy, tự ngã không được bảo vệ. |
||
Ye ca kho keci kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ rakkhito attā. Kiñcāpi te neva hatthikāyo rakkheyya, na assakāyo rakkheyya, na rathakāyo rakkheyya, na pattikāyo rakkheyya; atha kho tesaṃ rakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Ajjhattikā hesā rakkhā, nesā rakkhā bāhirā; tasmā tesaṃ rakkhito attā’’’ti. Và những ai thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, những người ấy bảo vệ tự ngã. Dầu cho họ không được tượng binh bảo vệ, hay không được mã binh bảo vệ, hay không được xa binh bảo vệ, hay không được bộ binh bảo vệ; đối với những người ấy, tự ngã được bảo vệ. Vì cớ sao? Vì sự bảo vệ như vậy là sự bảo vệ bên trong, không phải sự bảo vệ ở ngoài. Cho nên đối với những người ấy, tự ngã được bảo vệ." |
||
‘‘Evametaṃ, mahārāja, evametaṃ, mahārāja! Ye hi keci, mahārāja, kāyena duccaritaṃ caranti... pe... tesaṃ arakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Bāhirā hesā, mahārāja, rakkhā, nesā rakkhā ajjhattikā; tasmā tesaṃ arakkhito attā. Ye ca kho keci, mahārāja, kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ rakkhito attā. Kiñcāpi te neva hatthikāyo rakkheyya, na assakāyo rakkheyya, na rathakāyo rakkheyya, na pattikāyo rakkheyya; atha kho tesaṃ rakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Ajjhattikā hesā, mahārāja, rakkhā, nesā rakkhā bāhirā; tasmā tesaṃ rakkhito attā’’ti. Idamavoca... pe... (từ đoạn nầy đến cuối bài kinh là lời Đức Thế Tôn xác nhận sự đồng thuận của Ngài bằng cách lập lại những lời vua Pasenadi. Nhưng bản dịch không ghi rõ. Bản hiệu đính dịch lại lời của của Đức Phật cũng được xem lại dịch lại lời vua Pasenadi) Đúng như vậy, này Đại vương, những ai làm ác hạnh qua thân, khẩu, ý là khiến chính mình không được bảo vệ. Ngay cả người đó được phòng hộ bởi tượng binh, bộ binh, kỵ binh cũng không bảo vệ chính mình. Vì sao vậy? vì đó chỉ là bảo vệ bên ngoài chứ không bảo vệ bên trong. Nên gọi là người không được bảo vệ. Trái lại những người có sở hành hiền thiện qua thân, khẩu ý là người biết bảo vệ chính mình. Ngay cả người đó không được phòng hộ bởi tượng binh, bộ binh, kỵ binh cũng được xem là bảo vệ chính mình. Vì sao vậy? vì đó là bảo vệ từ bên trong hơn là chỉ bảo vệ bên ngoài . Nên gọi là người được bảo vệ. |
||
‘‘Kāyena saṃvaro sādhu, sādhu vācāya saṃvaro; Manasā saṃvaro sādhu, sādhu sabbattha saṃvaro; Sabbattha saṃvuto lajjī, rakkhitoti pavuccatī’’ti. |
Lành thay bảo vệ thân! Lành thay bảo vệ lời! Lành thay bảo vệ ý! Lành thay tổng bảo vệ! Kẻ liêm sỉ bảo vệ, Tổng quát và cùng khắp, Vị ấy có tên gọi, Là vị được bảo vệ. |
Tốt thay khéo gìn giữ, Để thân không làm ác, Tốt thay khéo gìn giữ, Để khẩu không nói ác, Tốt thay khéo gìn giữ, Để ý không nghĩ ác, Phòng hộ với tất cả, Quả là điều tốt lành, Sống lương thức, cẩn trọng, Là người được hộ trì. |
Kāyena saṃvaro sādhu | Tốt thay hộ trì thân (không làm ác) |
sādhu vācāya saṃvaro | Tốt thay hộ trì khẩu (không nói ác) |
Manasā saṃvaro sādhu | Tốt thay hộ trì ý (không nghĩ ác) |
sādhu sabbattha saṃvaro | Tốt thay gìn giữ tất cả |
Sabbattha saṃvuto lajjī | Người có lương thức cẩn trọng trong tất cả sở hành |
rakkhitoti pavuccatī’’ti | Gọi là “người được hộ trì” |
Từ ngữ lajjī hàm nghĩa lương tri, lương thức, lương tâm chỉ cho thái độ sống có nguyên tắc cái gì nên hay không nên làm.
Trong kệ ngôn của Đức Phật những chữ “saṃvaro sādhu – lành thay khéo gìn giữ” được lập lại nhiều lần như những điểm nhấn nên trong bản hiệu đính dịch thành trọn câu lập lại nhiều lần để chuyên chở khí chất của câu văn.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
5. Attarakkhitasuttaṃ [Mūla]
116. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘idha mayhaṃ, bhante, rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘kesaṃ nu kho rakkhito attā, kesaṃ arakkhito attā’ti? Tassa mayhaṃ, bhante, etadahosi – ‘ye kho keci kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti; tesaṃ arakkhito attā. Kiñcāpi te hatthikāyo vā rakkheyya, assakāyo vā rakkheyya, rathakāyo vā rakkheyya, pattikāyo vā rakkheyya; atha kho tesaṃ arakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Bāhirā hesā rakkhā, nesā rakkhā ajjhattikā; tasmā tesaṃ arakkhito attā. Ye ca kho keci kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ rakkhito attā. Kiñcāpi te neva hatthikāyo rakkheyya, na assakāyo rakkheyya, na rathakāyo rakkheyya, na pattikāyo rakkheyya; atha kho tesaṃ rakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Ajjhattikā hesā rakkhā, nesā rakkhā bāhirā; tasmā tesaṃ rakkhito attā’’’ti.
‘‘Evametaṃ, mahārāja, evametaṃ, mahārāja! Ye hi keci, mahārāja, kāyena duccaritaṃ caranti... pe... tesaṃ arakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Bāhirā hesā, mahārāja, rakkhā, nesā rakkhā ajjhattikā; tasmā tesaṃ arakkhito attā. Ye ca kho keci, mahārāja, kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ rakkhito attā. Kiñcāpi te neva hatthikāyo rakkheyya, na assakāyo rakkheyya, na rathakāyo rakkheyya, na pattikāyo rakkheyya; atha kho tesaṃ rakkhito attā. Taṃ kissa hetu? Ajjhattikā hesā, mahārāja, rakkhā, nesā rakkhā bāhirā; tasmā tesaṃ rakkhito attā’’ti. Idamavoca... pe...
‘‘Kāyena saṃvaro sādhu, sādhu vācāya saṃvaro;
Manasā saṃvaro sādhu, sādhu sabbattha saṃvaro;
Sabbattha saṃvuto lajjī, rakkhitoti pavuccatī’’ti.
5. Attarakkhitasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
116. Pañcame hatthikāyoti hatthighaṭā. Sesesupi eseva nayo. Saṃvaroti pidahanaṃ. Sādhu sabbattha saṃvaroti iminā kammapathabhedaṃ apattassa kammassa saṃvaraṃ dasseti. Lajjīti hirimā. Lajjīgahaṇena cettha ottappampi gahitameva hoti. Pañcamaṃ.