Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỞ HÀNH XẤU HƠN KẺ XẤU - Kinh Không Gây Hại (Nadubbhiyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỞ HÀNH XẤU HƠN KẺ XẤU - Kinh Không Gây Hại (Nadubbhiyasuttaṃ)

Thứ ba, 22/11/2022, 18:39 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 22.11.2022


SỞ HÀNH XẤU HƠN KẺ XẤU

Kinh Không Gây Hại (Nadubbhiyasuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 225)

Đã là a tu la vương và có tâm muốn tấn công thiên chủ thì có thể gọi là người xấu. Thế mà khi nói về những cái xấu tệ hại hơn cái xấu của chính mình thì a tu la vương, vốn là vị thiên có kiến văn, đã nêu lên bốn điều: vì ác tâm bóp méo sự thật, huỷ báng thánh nhân, phản bội bạn hiền, vong ân bội nghĩa. Phải “xấu hơn cái xấu” mới làm những điều như vậy. Sớ giải cũng nói bốn hành vi nầy là “bốn căn bệnh của thời đại” chỉ có trong kiếp trái đất nầy. Xem ra giữa thế giới nhân thiên có những ác pháp mà dù ở đâu, thời nào cũng đáng sợ. Câu chuyện giống như có những cái dơ mà người vốn ở dơ vẫn thấy gớm ghiếc.

Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, sakkassa devānamindassa rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘yopi me assa supaccatthiko tassapāhaṃ na dubbheyya’nti. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkassa devānamindassa cetasā cetoparivitakkamaññāya yena sakko devānamindo tenupasaṅkami. Addasā kho, bhikkhave, sakko devānamindo vepacittiṃ asurindaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna vepacittiṃ asurindaṃ etadavoca – ‘tiṭṭha, vepacitti, gahitosī’ti.

‘‘Yadeva te, mārisa, pubbe cittaṃ, tadeva tvaṃ mā pajahāsī’’ti.

‘‘Sapassu ca me, vepacitti, adubbhāyā’’ti.

Tại Sāvatthi.

Này chư Tỳ khưu, thuở xưa Thiên chủ Sakka trong lúc độc cư an tịnh khởi lên suy nghĩ như sau: Đối với bất cứ ai dù là kẻ thâm thù với ta, ta cũng không nên gây tổn hại. Này chư Tỳ khưu, bấy giờ a tu la vương Vepacitti với tâm của mình biết được tâm của Thiên chủ liền tiến gần đến Thiên chủ Sakka.

Trông thấy Vepacitti từ xa Thiên chủ Sakka thốt lên:

“Hãy dừng lại Vepacitti, ông đã bị bắt”.

"Thưa Ngài, đừng nên từ bỏ những ý nghĩ vừa khởi lên trong tâm”

"Này Vepacitti, hãy thề là không gây tổn hại cho ta”

(Vepacitti):

‘‘Yaṃ musā bhaṇato pāpaṃ, yaṃ pāpaṃ ariyūpavādino;

Mittadduno ca yaṃ pāpaṃ, yaṃ pāpaṃ akataññuno;

Tameva pāpaṃ phusatu, yo te dubbhe sujampatī’’ti.

“Xấu ác do vọng ngữ

Xấu ác do huỷ báng

Đối với các bậc thánh

Xấu ác do phản bạn

Xấu ác do vong ân

Ai gây hại cho Ngài

Bị xấu ác như vậy

Hỡi Chồng của Sujā.

‘‘Yaṃ musā bhaṇato pāpaṃ = xấu ác do nói dối

yaṃ pāpaṃ ariyūpavādino = xấu ác do huỷ báng thánh nhân

Mittadduno ca yaṃ pāpaṃ = xấu ác do phản bạn

yaṃ pāpaṃ akataññuno = xấu ác do vong ân bội nghĩa

Tameva pāpaṃ phusatu yo te dubbhe sujampatī’’ti = ai gây hại cho chồng của Sujā bị ác xấu như vậy.

Theo Sớ giải khi Thiên chủ Sakka thốt lời ‘tiṭṭha, vepacitti, gahitosī – hãy dừng lại hỡi Vepacitti, ông đã bị bắt” thời lập tức Vepacitti bị “khổn tiên thằng” trói cổ và tứ chi. (câu nầy sau nầy trở thành thần chú được nhiều người gia trì nhưng ít khi hiểu nghĩa).

Theo Sớ giải câu thề của a tu la vương liên quan tới bốn điều đại ác (mahāpāpāni) xảy ra trong kiếp trái đất nầy: một là nói sai sự thật vì ác tâm như ghi trong kinh Bổn sanh Cetiya (chuyện tiền thân số 422); hai là huỷ báng thánh nhân như chuyện Kokālika; ba là phản bạn như trong kinh Bổn sanh Mahākapi (chuyện tiền thân số 516); bốn là vong ơn bội nghĩa như các câu chuyện về Devadatta (Đề bà đạt đa). Đây là bốn hành vi khiến một người trở thành xấu ác hơn những phiền não bất thiện sanh khởi hằng ngày.

A tu la vương gọi Thiên chủ Đế Thích là Sujampati (chồng của Sujā) là cách gọi dùng ân tình để thương lượng vì Sujā là con gái của a tu la vương. Theo vai vế mà nói thì Thiên chủ là rể đông sàng của a tu la vương.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

7. Nadubbhiyasuttaṃ [Mūla]

253. Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, sakkassa devānamindassa rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘yopi me assa supaccatthiko tassapāhaṃ na dubbheyya’nti. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkassa devānamindassa cetasā cetoparivitakkamaññāya yena sakko devānamindo tenupasaṅkami. Addasā kho, bhikkhave, sakko devānamindo vepacittiṃ asurindaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna vepacittiṃ asurindaṃ etadavoca – ‘tiṭṭha, vepacitti, gahitosī’’’ti.

‘‘Yadeva te, mārisa, pubbe cittaṃ, tadeva tvaṃ mā pajahāsī’’ti [tadeva tvaṃ mārisa pahāsīti (sī. syā. kaṃ.)].

‘‘Sapassu ca me, vepacitti, adubbhāyā’’ti [adrubbhāya (ka.)].

‘‘Yaṃ musā bhaṇato pāpaṃ, yaṃ pāpaṃ ariyūpavādino;

Mittadduno ca yaṃ pāpaṃ, yaṃ pāpaṃ akataññuno;

Tameva pāpaṃ phusatu [phusati (sī. pī.)], yo te dubbhe sujampatī’’ti.

7. Nadubbhiyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

253. Sattame upasaṅkamīti ‘‘ayaṃ sakko ‘yopi me assa supaccatthiko, tassa pāhaṃ na dubbheyya’nti cinteti, mayā tassa paccatthikataro nāma natthi, vīmaṃsissāmi tāva naṃ, kiṃ nu kho maṃ passitvā dubbhati, na dubbhatī’’ti cintetvā upasaṅkami. Tiṭṭha vepacitti gahitosīti vepacitti, ettheva tiṭṭha, gahito tvaṃ mayāti vadati. Saha vacanenevassa so kaṇṭhapañcamehi bandhanehi baddhova ahosi. Sapassu ca meti mayi adubbhatthāya sapathaṃ karohīti vadati. Yaṃ musābhaṇato pāpanti imasmiṃ kappe paṭhamakappikesu cetiyarañño pāpaṃ sandhāyāha. Ariyūpavādinoti kokalikassa viya pāpaṃ. Mittadduno ca yaṃ pāpanti mahākapijātake mahāsatte duṭṭhacittassa pāpaṃ. Akataññunoti devadattasadisassa akataññuno pāpaṃ. Imāni kira imasmiṃ kappe cattāri mahāpāpāni. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc