Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUÁN TRIỆT ĐỂ GIẢI THOÁT - Kinh Hiểu Biết Toàn Bộ I & II (paṭhamāparijānanasuttaṃ)  & (dutiyāparijānanasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUÁN TRIỆT ĐỂ GIẢI THOÁT - Kinh Hiểu Biết Toàn Bộ I & II (paṭhamāparijānanasuttaṃ) & (dutiyāparijānanasuttaṃ)

Thứ bảy, 11/01/2025, 15:09 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 11.1.2025

QUÁN TRIỆT ĐỂ GIẢI THOÁT

Kinh Hiểu Biết Toàn Bộ I & II (paṭhamāparijānanasuttaṃ)

 & (dutiyāparijānanasuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Tất Cả (SN.35.26&27)

Sự hiểu biết toàn bộ đối với cuộc sống không phải chỉ có các giác quan, mà còn có chiều sâu liên quan tới căn, cảnh, thức, xúc, thọ… và những tâm cảnh mang thời gian tính. Những điều này cho thấy, tại sao giáo lý duyên khởi được Đức Phật dạy là những pháp vô cùng phức tạp vi tế để nhận hiểu. Nghe một người trong ngành y nói về cơ thể con người đã là trăm muôn ngàn thứ, còn nói gì đến tâm lý chúng sanh. Căn và cảnh không xuất hiện rồi biến mất mà còn để lại những tác động sâu xa tế nhị, phức tạp. Mãnh lực chi phối của duyên sinh cho thấy bản chất vô ngã của cuộc sống.

Kinh văn

Kinh Hiểu Biết Toàn Bộ I

“sabbaṃ abhiññā pariññā pahānāya vo, bhikkhave, dhammaṃ desessāmi. taṃ suṇātha. katamo ca, bhikkhave, sabbaṃ abhiññā pariññā pahānāya dhammo? cakkhuṃ, bhikkhave, abhiññā pariññā pahātabbaṃ, rūpā abhiññā pariññā pahātabbā, cakkhuviññāṇaṃ abhiññā pariññā pahātabbaṃ, cakkhusamphasso abhiññā pariññā pahātabbo, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi abhiññā pariññā pahātabbaṃ ... pe ... jivhā abhiññā pariññā pahātabbā, rasā abhiññā pariññā pahātabbā, jivhāviññāṇaṃ abhiññā pariññā pahātabbaṃ, jivhāsamphasso abhiññā pariññā pahātabbo, yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi abhiññā pariññā pahātabbaṃ. kāyo abhiññā pariññā pahātabbo... mano abhiññā pariññā pahātabbo, dhammā abhiññā pariññā pahātabbā, manoviññāṇaṃ abhiññā pariññā pahātabbaṃ, manosamphasso abhiññā pariññā pahātabbo, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi abhiññā pariññā pahātabbaṃ. ayaṃ kho, bhikkhave, sabbaṃ abhiññā pariññā pahānāya dhammo”ti. tatiyaṃ.

Tại Sāvatthī

“Này chư Tỳ khưu, nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì, thời không thể đoạn tận khổ đau?

Này chư Tỳ khưu, không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì đối với mắt, thời không thể đoạn tận khổ đau. Nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì đối với cảnh sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ sanh từ nhãn xúc – dù lạc thọ, khổ thọ, hay bất lạc bất khổ thọ - thời không thể đoạn tận khổ đau.

… không từ bỏ tất cả những gì đối với tai… mũi… lưỡi… thân…

Nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì đối với ý, thời không thể đoạn tận khổ đau. Nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì đối với cảnh pháp, ý thức, ý xúc, cảm thọ sanh từ ý xúc – dù lạc thọ, khổ thọ, hay bất lạc bất khổ thọ - thời không thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, đây là “tất cả” nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ “tất cả”, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ “tất cả” những gì thời có thể đoạn tận khổ đau?

Này chư Tỳ khưu, hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì đối với mắt, thời có thể đoạn tận khổ đau. Nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì đối với cảnh sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ sanh từ nhãn xúc – dù lạc thọ, khổ thọ, hay bất lạc bất khổ thọ - thời có thể đoạn tận khổ đau.

… từ bỏ tất cả những gì đối với tai… mũi… lưỡi… thân…

Nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì đối với ý, thời có thể đoạn tận khổ đau. Nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì đối với cảnh pháp, ý thức, ý xúc, cảm thọ sanh từ ý xúc – dù lạc thọ, khổ thọ, hay bất lạc bất khổ thọ - thời có thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, đây là “tất cả” nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ “tất cả”, thời có thể đoạn tận khổ đau.


Kinh Hiểu Biết Toàn Bộ II

27. “sabbaṃ, bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya. kiñca, bhikkhave, sabbaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya? yañca, bhikkhave, cakkhu, ye ca rūpā, yañca cakkhuviññāṇaṃ, ye ca cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā ... pe ... yā ca jivhā, ye ca rasā, yañca jivhāviññāṇaṃ, ye ca jivhāviññāṇaviññātabbā dhammā; yo ca kāyo, ye ca phoṭṭhabbā, yañca kāyaviññāṇaṃ, ye ca kāyaviññāṇaviññātabbā dhammā; yo ca mano, ye ca dhammā, yañca manoviññāṇaṃ, ye ca manoviññāṇaviññātabbā dhammā — idaṃ kho, bhikkhave, sabbaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya.

“Này chư Tỳ khưu, nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì, thời không thể đoạn tận khổ đau?

Này chư Tỳ khưu, không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì đối với mắt, cảnh sắc, nhãn thức và các pháp do nhãn thức nhận biết, thời không thể đoạn tận khổ đau.

… không từ bỏ tất cả những gì đối với tai… mũi… lưỡi… thân…

Nếu không hiểu biết trực tiếp, không hiểu biết toàn bộ, không ly tham, không từ bỏ tất cả những gì đối với ý, cảnh pháp, ý thức và các pháp do ý thức nhận biết, thời không thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, đây là “tất cả” nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ “tất cả”, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì, thời có thể đoạn tận khổ đau?

Này chư Tỳ khưu, hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì đối với mắt, cảnh sắc, nhãn thức và các pháp do nhãn thức nhận biết, thời có thể đoạn tận khổ đau.

… từ bỏ tất cả những gì đối với tai… mũi… lưỡi… thân…

Nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ tất cả những gì đối với ý, cảnh pháp, ý thức và các pháp do ý thức nhận biết, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Này chư Tỳ khưu, đây là “tất cả” nếu hiểu biết trực tiếp, hiểu biết toàn bộ, ly tham, từ bỏ “tất cả”, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Chú Thích

 

Hai bài kinh này đều nhấn mạnh sự hiểu biết trực tiếp, toàn diện đối với sáu nội xứ.

Bài kinh thứ nhất nói về sự hiểu biết đối với mắt, cảnh sắc, nhãn thức, nhãn xúc và cảm thọ sanh từ nhãn xúc. Và tương tự đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Bài kinh thứ hai, cũng có phần tương tự như kinh trước, nhưng chỉ nói về con mắt, cảnh sắc, nhãn thức và những gì được nhãn thức nhận biết. (không nói về xúc, thọ)

Sớ giải chú thích “anabhijāna” là không biết trực tiếp; “aparijāna” không biết toàn bộ; “avirājaya” là không ly tham; “appajahanti” là không từ bỏ.

Cũng theo Sớ Giải, sự hiểu biết toàn bộ (pariññā) được hiểu với bốn khả năng: biết chân xác (Ñātapariññā), biết phân tích (Tīraṇapariññā ), biết từ bỏ (Pahānapariññā).

Sớ giải bài kinh II nói về “những pháp mà các thức nhận biết được bao gồm: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và những đối tượng tương ứng với các nội xứ dù đã, đang và sẽ xuất hiện (…).

Sớ Giải

26. catutthe anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahanti anabhijānanto aparijānanto avirājento appajahanto. ettha ca avirājentoti avigacchāpento. iti imasmiṃ sutte tissopi pariññā kathitā honti. “abhijānan”ti hi vacanena ñātapariññā kathitā, “parijānan”ti vacanena tīraṇapariññā, “virājayaṃ pajahan”ti dvīhi pahānapariññāti.


26. Trong bài kinh thứ tư.

“Anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahanti” có nghĩa là:

  • Không trực tri (anabhijānaṃ).
  • Không toàn tri (aparijānaṃ).
  • Không phát triển sự nhàm chán (avirājayaṃ).
  • Không từ bỏ (appajahanti).

Ba loại toàn tri (pariññā) trong kinh này.

Đoạn kinh chỉ ra ba loại toàn tri được đề cập:

  1. Ñātapariññā (Biết rõ):
    • Được biểu thị qua từ “abhijānan” (trực tri).
    • Đây là sự nhận thức cơ bản về bản chất của các pháp.
  2. Tīraṇapariññā (Phân tích rõ):
    • Được biểu thị qua từ “parijānan” (toàn tri).
    • Đây là sự quán chiếu sâu sắc để phân tích và hiểu rõ các pháp, thấy được bản chất vô thường, khổ, vô ngã.
  3. Pahānapariññā (Từ bỏ rõ):
    • Được biểu thị qua cụm từ “virājayaṃ pajahan” (phát triển sự nhàm chán và từ bỏ).
    • Đây là giai đoạn giải thoát khỏi sự chấp thủ và đạt được an lạc

27. pañcame cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammāti heṭṭhā gahitarūpameva gahetvā dasseti. heṭṭhā vā āpāthagataṃ gahitaṃ, idha anāpāthagataṃ. idaṃ panettha sanniṭṭhānaṃ — heṭṭhā āpāthagatampi anāpāthagatampi gahitameva, idha pana cakkhuviññāṇasampayuttā tayo khandhā. te hi cakkhuviññāṇena saha viññātabbattā “cakkhuviññāṇaviññātabbā”ti vuttā. sesapadesupi eseva nayo.

 

27. Trong bài kinh thứ năm

“Cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammāti”:

  • Nghĩa là: “Các pháp được nhận thức bởi nhãn thức.”
  1. Heṭṭhā gahitarūpameva gahetvā dasseti:
    • Nghĩa là: “Chỉ rõ rằng các hình sắc đã được nắm bắt trước đó.”
    • Điều này ám chỉ rằng những gì đã xuất hiện trong tầm nhận thức (āpātha) qua nhãn căn đều trở thành đối tượng của nhãn thức.
  2. Heṭṭhā vā āpāthagataṃ gahitaṃ, idha anāpāthagataṃ:
    • “Ở đây, những pháp đã xuất hiện trong tầm nhận thức được xem là đã nắm bắt; còn những gì chưa xuất hiện thì không được nắm bắt.”
  3. Idaṃ panettha sanniṭṭhānaṃ:
    • “Kết luận ở đây là như sau:”
  4. Heṭṭhā āpāthagatampi anāpāthagatampi gahitameva:
    • “Dù pháp đã hay chưa xuất hiện trong tầm nhận thức, chúng đều được xem là đối tượng đã nắm bắt.”
  5. Idha pana cakkhuviññāṇasampayuttā tayo khandhā:
    • “Ở đây, ba uẩn kết hợp với nhãn thức.”
    • Ba uẩn này là:
      • Thọ uẩn (vedanākkhandha): Cảm thọ liên quan đến nhãn thức.
      • Tưởng uẩn (saññākkhandha): Nhận diện đối tượng liên quan đến nhãn thức.
      • Hành uẩn (saṅkhārakkhandha): Các tâm sở liên quan đến nhãn thức.
  6. Te hi cakkhuviññāṇena saha viññātabbattā “cakkhuviññāṇaviññātabbā”ti vuttā:
    • “Bởi vì chúng được nhận thức cùng với nhãn thức, nên được gọi là ‘các pháp được nhận thức bởi nhãn thức.’”
  7. Sesapadesupi eseva nayo:
    • “Đối với các căn khác cũng áp dụng phương pháp phân tích tương tự.”
    • Tức là tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều có quá trình nhận thức tương tự nhãn thức.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

III. Phẩm Tất Cả

26.IV. Liễu Tri (1) (Parjànàna) (S.iv,17)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không thể đoạn tận khổ đau.

3) Và này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái gì thời không thể đoạn tận khổ đau?

4-6) Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt, thời không thể đoạn tận khổ đau. Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc, thời không thể đoạn tận khổ đau... nhãn thức... nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ cảm thọ ấy, thời không thể đoạn tận khổ đau... tai... mũi...

7-8) ... lưỡi... thân...

9) Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý, thời không thể đoạn tận khổ đau. Không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp... ý thức... ý xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ cảm thọ ấy, thời không thể đoạn tận khổ đau.

10) Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái ấy, thời không thể đoạn tận khổ đau.

11) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả, thời có thể đoạn tận khổ đau.

12) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái gì thời có thể đoạn tận khổ đau?

13-15) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ mắt, thời có thể đoạn tận khổ đau ; thắng tri, liễu tri... các sắc... nhãn thức... nhãn xúc... có thể đoạn tận khổ đau. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ cảm thọ ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau... tai... các tiếng... tỷ thức... tỷ xúc... Cảm thọ do duyên tỷ xúc...

16-17)... lưỡi... các vị... thiệt thức... thiệt xúc... cảm thọ do duyên thiệt xúc... thân... các xúc... thân thức... thân xúc... cảm thọ do duyên thân xúc...

18) Thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ ý, thời có thể đoạn tận khổ đau... các pháp... ý thức... ý xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ cảm thọ ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

19) Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

27.V. Liễu Tri (2) (S.iv,18)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không thể đoạn tận khổ đau.

3) Và này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái gì thời không thể đoạn tận khổ đau?

4-6) Chính là mắt, là các sắc, là nhãn thức, là các pháp do nhãn thức nhận biết... tai... mũi...

7-8) Chính là lưỡi, là các vị, là thiệt thức, là các pháp do thiệt thức nhận biết...

9) Chính là thân, là các xúc, là thân thức, là các pháp do thân thức nhận biết...

10) Và chính là ý, là các pháp, là ý thức, là các pháp do ý thức nhận biết...

11) Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả cái ấy, nên không thể đoạn tận khổ đau.

12) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Này các Tỷ-kheo, thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái gì thời có thể đoạn tận khổ đau?

13-15) Chính là mắt, chính là các sắc, chính là nhãn thức, chính là các pháp do nhãn thức nhận biết... chính là tai... chính là mũi...

16-17) Chính là lưỡi, chính là các vị, chính là thiệt thức, chính là các pháp do thiệt thức nhận biết...

18) Chính là ý, chính là các pháp, chính là ý thức, chính là các pháp do ý thức nhận biết.

19) Này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ tất cả cái ấy, thời có thể đoạn tận khổ đau.

Ý kiến bạn đọc