Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUẢ PHÚC THẤP NHẤT - Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUẢ PHÚC THẤP NHẤT - Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)

Thứ bảy, 28/12/2024, 06:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 19.11.2024

QUẢ PHÚC THẤP NHẤT

Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương X. Tương Ưng Càn Thát Bà – Phẩm Càn Thát Bà (S,iii,340)

Chúng sanh tạo thiện nghiệp dẫn đến nhiều quả báo. Quả dị thục thấp nhất là những quả báo sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc. Càn thát bà với ngoại hình đẹp đẽ, ưa thích hương thơm, sống vui với âm nhạc được ghi nhận là chư thiên thấp nhất trong thiên giới. Đối với loài người cuộc sống của loài hoá sanh như thế có thể là đã quá đủ để hạnh phúc. Kỳ thật thì thú vui dục lạc, dù là thiên lạc, cũng phù du và dù trọn kiếp hưởng thụ cũng không là điều kiện tốt để nếm trãi hương vị của thiện pháp dẫn tới giác ngộ, giải thoát.

Kinh văn

1. Kinh Giản Lược (suddhikasuttaṃ)

 438. ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme ... pe ... bhagavā etadavoca — “gandhabbakāyike vo, bhikkhave, deve desessāmi. taṃ suṇātha. katamā ca, bhikkhave, gandhabbakāyikā devā? santi, bhikkhave, mūlagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, sāragandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, pheggugandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, tacagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, papaṭikagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, pattagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, pupphagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, phalagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, rasagandhe adhivatthā devā. santi, bhikkhave, gandhagandhe adhivatthā devā. ime vuccanti, bhikkhave, gandhabbakāyikā devā”ti. paṭhamaṃ.

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi, tại Kỳ Viên ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng... Đức Thế Tôn dạy như sau:

“Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ thuyết giảng về chư thiên thuộc nhóm Càn Thát Bà. Hãy lắng nghe.

Này chư Tỳ khưu, thế nào là chư thiên nhóm Càn Thát Bà? Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của rễ cây. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của lõi cây. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của nhựa cây. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của vỏ cây. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của lá cây. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của hoa. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của quả. Có chư thiên trú ngụ trên mùi hương của trái cây. Có chư thiên trú ngụ trên của những mùi hương khác.

Này chư Tỳ khưu, đó là chư thiên được gọi là càn thát bà.”

Chú Thích

Thuật ngữ Gandhabba (Càn Thát Bà) chỉ cho chư thiên bậc thấp, thường là những vị thiên làm việc trong hai cõi Tāvatiṃsa (Đao Lợi Thiên) và Cātummahārājika (Tứ Đại Thiên Vương)…

Khác với long chủng và kim sí điểu, những vị càn thát bà là chư thiên, dù là bậc thấp, chứ không phải thuộc bàng sanh.

Hai đặc điểm nổi bậc của các vị càn thát bà là rất giỏi về âm nhạc và thường là nhạc công ở cõi trời nên đôi khi được dịch là “nhạc thần - 樂神 trong Hán Tạng. (Chữ “thần” chữ Hán thường được hiểu là thấp hơn “tiên”)

Chữ gandhabba nguyên nghĩa là mùi hương, vì những vị thiên này là loài hoá sanh ở những nơi có hương thơm, đặc biệt là thảo mộc nên Hán tạng cũng dịch là “Hương thần -香神”.

Đặc điểm của các vị càn thát bà theo Sớ Giải là ngoại hình đẹp đẽ, sống vui với âm nhạc, hưởng thụ mùi hương. Theo một số biên khảo, thì tục thờ cúng hương hoa, trầm hương trong tín ngưỡng có thể bắt nguồn từ ý niệm “những thiên nhân khuất mặt chỉ hưởng mùi thơm”, như những gì được đề cập về càn thát bà. (Trong vài địa phương, thì quan niệm thắp hương khiến cho nơi thờ tự xoá đi những mùi không tinh khiết, nên việc thắp nhang trở nên phổ biến)

Đặc tính nổi bật của càn thát bà là cuộc sống vui hưởng và phục vụ cho các vị thiên. Càn thát bà là chư thiên thấp nhất trú ngụ lẫn lộn giữa cảnh giới con người, nhiều nhất là rừng núi và cõi Tứ Thiên Vương. Tục thờ cúng chư thiên trong dân gian thường là chư thiên thuộc càn thát bà.

Có rất nhiều bài kinh trong Tam Tạng đề cập tới càn thát bà như Kinh Mahāsamaya, Trường Bộ, kinh số 20 hay trong Jakata (Bổn sanh).

Nên cẩn thận một điểm là thuật ngữ gandhabba đôi khi có nghĩa là thức tái sanh, được dịch là “hương ấm” không liên quan tới ý nghĩa gandhabba trong bài kinh này.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

I. Chủng Loại (S.iii,249)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại Gandhabba (Càn-thát-bà). Hãy lắng nghe.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại Gandhabba? Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương rễ cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương lõi cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương giác cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vỏ cây trong. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vỏ cây ngoài. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương lá cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương bông. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương trái cây. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vị. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương hương.

5) Những loại này, này các Tỷ-kheo được gọi là chư Thiên thuộc loại Càn-thát-bà.

Sớ Giải

438-549. gandhabbakāyasaṃyutte mūlagandhe adhivatthāti yassa rukkhassa mūle gandho atthi, taṃ nissāya nibbattā. so hi sakalopi rukkho tesaṃ upakappati. sesapadesupi eseva nayo. gandhagandheti mūlādigandhānaṃ gandhe. yassa hi rukkhassa sabbesampi mūlādīnaṃ gandho atthi, so idha gandho nāma. tassa gandhassa gandhe, tasmiṃ adhivatthā. idha mūlādīni sabbāni tesaṃyeva upakappanti. so dātā hoti mūlagandhānanti so kāḷānusārikādīnaṃ mūlagandhānaṃ dātā hoti. evaṃ sabbapadesu attho veditabbo. evañhi sarikkhadānampi datvā patthanaṃ ṭhapenti, asarikkhadānampi. taṃ dassetuṃ so annaṃ detītiādi dasavidhaṃ dānavatthu vuttaṃ. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

438-549. Trong Gandhabbakāyasaṃyutta (Tương Ưng với Chư Thiên Gandhabbakāyikā), câu “trú ngụ trên mùi hương của rễ cây” có nghĩa là các chư thiên sinh ra dựa trên mùi hương từ rễ của một cây nào đó. Toàn bộ cây đó trở thành nơi nương tựa và phù hợp cho họ. Các trường hợp khác cũng được hiểu tương tự.

"Gandhagandhe" có nghĩa là mùi hương của tất cả các phần như rễ, lõi, nhựa, vỏ, lá, hoa, và quả. Nếu một cái cây có mùi hương từ tất cả các phần này, thì đó được gọi là mùi hương (gandha). Các chư thiên trú ngụ trên mùi hương đó. Ở đây, tất cả các phần như rễ, lõi, vỏ và lá đều phù hợp cho họ.

"So dātā hoti mūlagandhānaṃ" có nghĩa là người đó là người cúng dường các mùi hương từ rễ cây, như những mùi hương của kāḷānusārika (một loại mùi hương rễ). Ý nghĩa này cũng được áp dụng tương tự trong các trường hợp khác.

Cách hiểu: Người cúng dường (dātā) có thể cúng những mùi hương phù hợp hoặc không phù hợp và đặt ý nguyện khi thực hiện sự cúng dường đó. Để làm rõ điều này, đoạn kinh nêu lên mười loại bố thí khác nhau, bắt đầu với câu: "Người đó cúng thức ăn" (so annaṃ deti).

Ý kiến bạn đọc