Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | NUÔI DƯỠNG KHỔ ĐAU - Kinh Cây Non (Taruṇarukkhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | NUÔI DƯỠNG KHỔ ĐAU - Kinh Cây Non (Taruṇarukkhasuttaṃ)

Thứ ba, 25/04/2023, 18:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.4.2023


Kinh Đại Thụ II (Dutiyamahārukkhasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Cây (S.ii, 88)

Bài kinh nầy giống bài kinh trước chỉ khác một điểm nhỏ là thí dụ được nói trưóc và pháp nói sau.


NUÔI DƯỠNG KHỔ ĐAU

Kinh Cây Non (Taruṇarukkhasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Cây (S.ii, 89)

Rất khó tin khi nói rằng chúng ta nuôi dưỡng sự đau khổ. Nhưng trong đời vốn có chuyện “chọn giặc làm cha”. Chúng sanh sợ đau khổ nhưng ưa ngụp lặn trong khổ đau đó là một phần của ý nghĩa chữ vô minh. Đấng Đại Giác xuất hiện ở đời để chỉ dạy chúng ta biết nhìn lại chính mình; biết thấy nguyên nhân của khổ đau; biết điểm dừng từ thuở ban đầu. Bài học lớn của cuộc sống là làm thế thấy được vấn đề từ lúc khởi điểm phôi thai chứ không phải chờ hệ luỵ đã đến giai đoạn hiểm nghèo.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘saṃyojaniyesu, bhikkhave, dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

.‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, taruṇo rukkho. Tassa puriso kālena kālaṃ mūlāni palimajjeyya kālena kālaṃ paṃsuṃ dadeyya, kālena kālaṃ udakaṃ dadeyya. Evañhi so, bhikkhave, taruṇo rukkho tadāhāro tadupādāno vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjeyya. Evameva kho, bhikkhave, saṃyojaniyesu dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Ngự tại Sāvatthi.

-- Này chư Tỳ khưu, khi một người sống trong sự miên man đối với vị ngọt của các pháp chấp thủ thì ái tăng thịnh; do duyên ái nên thủ tập khởi; do duyên thủ nên hữu tập khởi khởi; do duyên hữu nên sanh tập khởi; do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai tập khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

-- Này chư Tỳ khưu, ví như có một cây non, thỉnh thoảng có người dọn cỏ quanh gốc; vun phân; tưới nước. Được nuôi như vậy, được bồi dưỡng như vậy khiến cây phát triển, cao lên, lớn mạnh. Cũng vậy, khi một người sống trong sự miên man đối với vị ngọt của các pháp chấp thủ thì ái tăng thịnh; do duyên ái nên thủ tập khởi; do duyên thủ nên hữu tập khởi; do duyên hữu nên sanh tập khởi; do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai tập khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

‘‘Saṃyojaniyesu, bhikkhave, dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, taruṇo rukkho. Atha puriso āgaccheyya kuddālapiṭakaṃ ādāya...pe... nadiyā vā sīghasotāya pavāheyya. Evañhi so, bhikkhave, taruṇo rukkho ucchinnamūlo assa tālāvatthukato anabhāvaṅkato āyatiṃ anuppādadhammo. Evameva kho, bhikkhave, saṃyojaniyesu dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Sattamaṃ.

-- Này chư Tỳ khưu, khi một người sống trong sự suy tư đối với những nguy hiểm của những pháp chấp thủ thì ái diệt; do duyên ái diệt nên thủ diệt; do duyên thủ nên hữu diệt khởi; do duyên hữu nên sanh diệt; do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn đoạn diệt.

-- Này chư Tỳ khưu, ví như có một cây non. Rồi một người cầm cuốc và giỏ đến. Người ấy đốn cây và đào gốc rễ lên. Người ấy bứng lên lên rễ cái, rễ con, rễ phụ. Người ấy chặt cây thành từng khúc gỗ; rồi bửa ra thành củi, thành những miếng nhỏ. Sau đó đem phơi nắng và chụm lửa. Khi củi cháy thành tro người ấy rãi tro theo gió hay theo giòng sông. Cây nhỏ đã bị chặt, với tất cả rễ bị đào bứng lên không thể sống lại như cây cây kè bị chặt ngọn, không thể hồi sinh ở tương lai.

Này chư Tỳ khưu, tương tự như vậy khi một người sống trong sự suy tư đối với những nguy hiểm của những pháp chấp thủ thì ái diệt; do duyên ái diệt nên thủ diệt; do duyên thủ nên hữu diệt; do duyên hữu nên sanh diệt; do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn đoạn diệt.

Chú Thích

Chữ taruṇa rukkha ở đây chỉ cho cây non có thể lớn lên thành đại thụ. Cũng có thể dịch là cây nhỏ nhưng có nhiều loại cây tuy thân nhỏ nhưng đã già không lớn hơn về chiều kích. Đức Phật dùng sự chăm sóc cây non để rồi theo thời gian lớn lên nhưng sự trưởng dưỡng ái là tăng trưởng thủ, rồi tác động hữu kéo dài tới sự tập khởi của toàn bộ đau khổ.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

7. Taruṇarukkhasuttaṃ

57. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘saṃyojaniyesu, bhikkhave, dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, taruṇo rukkho. Tassa puriso kālena kālaṃ mūlāni palimajjeyya [palisanneyya (sī.), palisajjeyya (syā. kaṃ. pī.), palipaṭṭheyya (ka.), palisandeyya, palibandheyya (ṭīkānurūpaṃ)] kālena kālaṃ paṃsuṃ dadeyya, kālena kālaṃ udakaṃ dadeyya. Evañhi so, bhikkhave, taruṇo rukkho tadāhāro tadupādāno vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjeyya. Evameva kho, bhikkhave, saṃyojaniyesu dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

‘‘Saṃyojaniyesu, bhikkhave, dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, taruṇo rukkho. Atha puriso āgaccheyya kuddālapiṭakaṃ ādāya...pe... nadiyā vā sīghasotāya pavāheyya. Evañhi so, bhikkhave, taruṇo rukkho ucchinnamūlo assa tālāvatthukato anabhāvaṅkato āyatiṃ anuppādadhammo. Evameva kho, bhikkhave, saṃyojaniyesu dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Sattamaṃ.

7. Taruṇarukkhasuttavaṇṇanā

57-59. Sattame taruṇoti ajātaphalo. Palimajjeyyāti sodheyya. Paṃsuṃ dadeyyāti thaddhapharusapaṃsuṃ haritvā mudugomayacuṇṇamissaṃ madhurapaṃsuṃ pakkhipeyya. Vuddhinti vuddhiṃ āpajjitvā pupphūpago pupphaṃ, phalūpago phalaṃ gaṇheyya. Idaṃ panettha opammasaṃsandanaṃ – taruṇarukkho viya hi tebhūmakavaṭṭaṃ, rukkhajaggako puriso viya vaṭṭanissito puthujjano, mūlaphalasantānādīni viya tīhi dvārehi kusalākusalakammāyūhanaṃ, rukkhassa vuḍḍhiāpajjanaṃ viya puthujjanassa tīhi dvārehi kammaṃ āyūhato aparāparaṃ vaṭṭappavatti. Vivaṭṭaṃ vuttanayeneva veditabbaṃ. Aṭṭhamanavamāni uttānatthāneva. Sattamādīni.

Ý kiến bạn đọc