- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 30.7.2024
NÓI SỰ THẬT KHÔNG LÀ TRANH CÃI
Kinh Bông Hoa (Pupphasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Hoa (S,iii,94)
Trong hành trình giác ngộ, hành giả thắp sáng hiểu biết về bản chất thật. Tự mình cảm nhận, tự mình chuyển hóa. Ở đây không có hơn thua, thành bại. Và khi sự thật được nói lên, vì đó là sự thật, cũng không vì thành bại, hơn thua. Chính Đức Phật cũng khẳng định: “Như Lai không tranh cãi với thế gian, chỉ có thế gian tranh cãi với Như Lai. Người nói chánh pháp không tranh cãi với ai ở đời.” Sự quán chiếu thực tướng đến từ khoảnh khắc im lặng nhất.
Kinh văn
Nhân duyên tại Sāvatthi.
“Này các Tỳ khưu, Ta không tranh cãi với thế gian, mà chính thế gian lại tranh cãi với Ta. Này các Tỳ khưu, người nói chánh pháp không tranh cãi với bất kỳ ai trong thế gian. Những điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là không tồn tại, Ta cũng nói điều đó không tồn tại. Những điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là tồn tại, Ta cũng nói điều đó tồn tại.”
“Này các Tỳ khưu, vậy thì điều gì mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là không tồn tại và Ta cũng nói là không tồn tại? Này các Tỳ khưu, sắc thường hằng, bền vững, vĩnh cửu, không thay đổi là điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là không tồn tại và Ta cũng nói là không tồn tại. Thọ... tưởng... hành... thức thường hằng, bền vững, vĩnh cửu, không thay đổi là điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là không tồn tại và Ta cũng nói là không tồn tại. Đây là những điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là không tồn tại và Ta cũng nói là không tồn tại.”
“Này các Tỳ khưu, vậy thì điều gì mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là tồn tại và Ta cũng nói là tồn tại? Này các Tỳ khưu, sắc vốn vô thường, khổ não, biến đổi là điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là tồn tại và Ta cũng nói là tồn tại. Thọ... tưởng... hành... thức vốn vô thường, khổ não, biến đổi là điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là tồn tại và Ta cũng nói là tồn tại. Đây là những điều mà các bậc hiền trí trong thế gian nói là tồn tại và Ta cũng nói là tồn tại.”
“Này các Tỳ khưu, trong thế gian có pháp thế gian, điều đó Như Lai liễu tri một cách thấu suốt; và khi đã liễu tri một cách thấu suốt, Như Lai chỉ dạy, diễn giải, trình bày, thiết lập, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ điều đó.”
“Này các Tỳ khưu, vậy thì pháp thế gian trong thế gian là gì mà Như Lai liễu tri một cách thấu suốt và khi đã liễu tri một cách thấu suốt, Như Lai chỉ dạy, diễn giải, trình bày, thiết lập, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ?
Này các Tỳ khưu, sắc là pháp thế gian trong thế gian mà Như Lai liễu tri một cách thấu suốt. Và khi đã liễu tri một cách thấu suốt, Như Lai chỉ dạy, diễn giải, trình bày, thiết lập, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ. Này chư Tỳ khưu, người nào khi Như Lai chỉ dạy, diễn giải, trình bày, thiết lập, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ mà không hiểu biết, không thấy, Ta gọi người đó là kẻ thiểu trí, phàm phu mù lòa, không có mắt, không biết, không thấy. Ta có thể làm gì khác cho người đó!
Thọ, là pháp thế gian...
Tưởng, là pháp thế gian...
Hành, là pháp thế gian...
Thức, là pháp thế gian trong thế gian mà Như Lai liễu tri một cách thấu suốt. Và khi đã liễu tri một cách thấu suốt, Như Lai chỉ dạy, diễn giải, trình bày, thiết lập, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ. Này chư Tỳ khưu, người nào khi Như Lai chỉ dạy, diễn giải, trình bày, thiết lập, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ mà không hiểu biết, không thấy, Ta gọi người đó là kẻ thiểu trí, phàm phu mù lòa, không có mắt, không biết, không thấy. Ta có thể làm gì khác cho người đó!
Này chư Tỳ khưu, như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen trắng sinh ra trong nước, lớn lên trong nước, nhưng vươn lên khỏi nước và không bị nước làm ướt; cũng vậy, này các Tỳ khưu, Như Lai sinh ra trong thế gian, lớn lên trong thế gian, nhưng vượt lên trên thế gian và không bị thế gian làm ô nhiễm.”
Chú thích:
Câu “Nāhaṃ, bhikkhave, lokena vivadāmi, lokova mayā vivadati - Này các Tỳ khưu, Ta không tranh cãi với thế gian, mà chính thế gian lại tranh cãi với Ta”. Hàm ý Đức Phật thuyết pháp vì lòng bi mẫn chỉ rõ sự thật, chứ Ngài không có gì mong cầu để hơn thua, được mất trong cuộc đời này.
Câu “Na, bhikkhave, dhammavādī kenaci lokasmiṃ vivadati - Này các Tỳ khưu, người nói chánh pháp không tranh cãi với bất kỳ ai trong thế gian”. Hàm ý người tuyên thuyết chánh pháp chỉ nhìn vào sự thật mà nói chứ không vì hơn thua đối với bất cứ ai.
Theo Sớ Giải thì: “Người tranh cãi cho rằng: ‘Thường, lạc, ngã, tịnh.’ Còn người nói đúng bản chất sự thật thì nói: ‘Vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.’”
“Lokadhammo (pháp thế gian) là ngũ uẩn (khandhapañcakaṃ), vì bản chất của chúng là bị tan rã, nên được gọi là pháp thế gian.” Chữ loka (thế gian) trong Phạm ngữ bắt nguồn từ nguyên ngữ lujjati, nghĩa là tan vỡ.
Theo Sớ giải, khi Đức Phật dùng chữ thế gian (loka) trong bài kinh ngắn này, Ngài dùng ba phạm trù khác nhau. Câu “Như Lai không tranh cãi với thế gian mà thế gian tranh cãi với Như Lai” thuộc phạm trù chúng sanh trong đời (sattaloka); câu “Pháp thế gian trong thế gian” chỉ cho pháp hữu vi (sankhāraloka); câu “Như Lai sinh ra trong thế gian” chỉ cho giới vức sanh tử (okāsaloka).
Theo Sớ giải, câu “Kinti karomīti - Ta có thể làm gì?” hàm ý Đức Phật chỉ là người chỉ dẫn con đường, còn việc thực hành là tùy ở mỗi cá nhân.
Ngài Bodhi nhận định bài kinh này với điều đáng chú ý: Đoạn kinh này đưa ra một điểm phản biện quan trọng đối với thông điệp của Kinh Kaccānagotta (12:15). Ở đây, Đức Phật nhấn mạnh rằng Ngài không bác bỏ tất cả các mệnh đề về bản thể, mà chỉ bác bỏ những mệnh đề vượt ra ngoài giới hạn của kinh nghiệm có thể. Trong khi Kinh Kaccānagotta cho thấy rằng "giáo lý trung đạo" loại trừ các khái niệm về thực chất về tồn tại và không tồn tại, thì đoạn văn hiện tại cho thấy rằng cùng một "giáo lý trung đạo" có thể bao gồm những tuyên bố rõ ràng về những vấn đề bản thể này. Sự khẳng định về sự tồn tại của năm uẩn, như những quá trình vô thường, phục vụ như một sự đáp trả đối với các lý thuyết ảo tưởng, vốn cho rằng thế giới là thiếu thực thể. (Connected Discourse - Bhikkhu Bodhi – trang 1466)
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
Sāvatthinidānaṃ.
“Nāhaṃ, bhikkhave, lokena vivadāmi, lokova mayā vivadati. Na, bhikkhave, dhammavādī kenaci lokasmiṃ vivadati. Yaṃ, bhikkhave, natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi. Yaṃ, bhikkhave, atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi.
Nhân duyên ở Sāvatthi …
—Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói Pháp không tranh luận với bất cứ một ai ở đời.
Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”. Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “có”, Ta cũng nói là “có”.
Kiñca, bhikkhave, natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, yamahaṃ ‘natthī’ti vadāmi? Rūpaṃ, bhikkhave, niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammaṃ natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”?
Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “không”.
Vedanā …
saññā …
saṅkhārā …
viññāṇaṃ niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammaṃ natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi. Idaṃ kho, bhikkhave, natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi.
Thọ … tưởng … các hành …
Người có trí ở đời không chấp nhận thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “không”.
Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì ở đời người có trí chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”.
Kiñca, bhikkhave, atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, yamahaṃ ‘atthī’ti vadāmi? Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi.
Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “có”, Ta cũng nói là “có”?
Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có” (vậy).
Vedanā aniccā …pe…
viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi. Idaṃ kho, bhikkhave, atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi.
… thọ … tưởng … các hành …
Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có” (vậy).
Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có” (vậy).
Atthi, bhikkhave, loke lokadhammo, taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti; abhisambujjhitvā abhisametvā taṃ ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti.
Ở trong đời, này các Tỷ-kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Kiñca, bhikkhave, loke lokadhammo, taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti, abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti? Rūpaṃ, bhikkhave, loke lokadhammo taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti.
Này các Tỷ-kheo, thế pháp ở trong đời là gì, thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri; sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ?
Sắc, này các Tỷ-kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Yo, bhikkhave, tathāgatena evaṃ ācikkhiyamāne desiyamāne paññapiyamāne paṭṭhapiyamāne vivariyamāne vibhajiyamāne uttānīkariyamāne na jānāti na passati tamahaṃ, bhikkhave, bālaṃ puthujjanaṃ andhaṃ acakkhukaṃ ajānantaṃ apassantaṃ kinti karomi.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
Vedanā, bhikkhave, loke lokadhammo …pe…
saññā, bhikkhave …
saṅkhārā, bhikkhave …
viññāṇaṃ, bhikkhave, loke lokadhammo taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti.
Yo, bhikkhave, tathāgatena evaṃ ācikkhiyamāne desiyamāne paññapiyamāne paṭṭhapiyamāne vivariyamāne vibhajiyamāne uttānīkariyamāne na jānāti na passati tamahaṃ, bhikkhave, bālaṃ puthujjanaṃ andhaṃ acakkhukaṃ ajānantaṃ apassantaṃ kinti karomi.
Thọ … Tưởng … Các hành …
Thức, này các Tỷ-kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri. Sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ. Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
Seyyathāpi, bhikkhave, uppalaṃ vā padumaṃ vā puṇḍarīkaṃ vā udake jātaṃ udake saṃvaḍḍhaṃ udakā accuggamma ṭhāti anupalittaṃ udakena; evameva kho, bhikkhave, tathāgato loke jāto loke saṃvaḍḍho lokaṃ abhibhuyya viharati anupalitto lokenā”ti.
Ví như, này các Tỷ-kheo, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm.
dutiye vivadatīti “aniccaṃ dukkhaṃ anattā asubhan”ti yathāsabhāvena vadantena saddhiṃ “niccaṃ sukhaṃ attā subhan”ti vadanto vivadati. lokadhammoti khandhapañcakaṃ. tañhi lujjanasabhāvattā lokadhammoti vuccati. kinti karomīti kathaṃ karomi? mayhañhi paṭipattikathanameva bhāro, paṭipattipūraṇaṃ pana kulaputtānaṃ bhāroti dasseti. imasmiṃ sutte tayo lokā kathitā. “nāhaṃ, bhikkhave, lokenā”ti ettha hi sattaloko kathito, “atthi, bhikkhave, loke lokadhammo”ti ettha saṅkhāraloko, “tathāgato loke jāto loke saṃvaḍḍho”ti ettha okāsaloko kathito. dutiyaṃ.
jāto loke saṃvaḍḍho”ti ettha okāsaloko kathito. dutiyaṃ.
Khi nói về vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh là không tranh luận. Khi nói rằng thường, lạc, ngã và tịnh, vị ấy tranh luận."
Thuật ngữ "lokadhammoti" dùng để chỉ năm uẩn. Chúng được gọi là "lokadhammoti" vì bản chất của chúng là hủy diệt.
"Kinti karomīti" có nghĩa là "Ta phải làm gì?" Chỉ ra rằng trách nhiệm của Đức Phật là giảng dạy về con đường thực hành, còn việc thực hành thì thuộc về những thiện nam tử.
Trong kinh này, ba loại thế giới được đề cập. "Nāhaṃ, bhikkhave, lokenā" chỉ về thế giới của chúng sinh, "atthi, bhikkhave, loke lokadhammo" chỉ về thế giới của các hành, và "tathāgato loke jāto loke saṃvaḍḍho" chỉ về thế giới nơi Như Lai sinh ra và lớn lên.