Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - NHỮNG PHÁP TAI HẠI CHO CẢ THẾ GIỚI - Kinh THẾ GIAN (Lokasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - NHỮNG PHÁP TAI HẠI CHO CẢ THẾ GIỚI - Kinh THẾ GIAN (Lokasuttaṃ)

Thứ ba, 25/01/2022, 15:14 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.1.2022

 


NHỮNG PHÁP TAI HẠI CHO CẢ THẾ GIỚI

Kinh THẾ GIAN (Lokasuttaṃ)

(CHƯƠNG III. TƯƠNG ƯNG KOSALA, PHẨM THỨ BA) (S.i, 96)

Trong bài kinh Purisa (Purisasuttaṃ) (Chương III. Tương ưng Kosala, phẩm thứ nhất) có nội dung gần giống bài kinh nầy chỉ khác ở điểm là vua Pasenadi hỏi pháp nào khi sanh khởi trong nội tâm mang lại tai hại, khổ đau và bất an thì trong bài kinh nầy hỏi về pháp sanh khởi trong cuộc đời. Một câu hỏi về cá thể, một câu hỏi về đại thể. Dù vậy, Đức Phật trả lời giống nhau là cả hai đều là ba pháp tham, sân, và si. Ba thứ phiền não nầy tất nhiên là những uế nhiễm nội tại của chúng sanh nhưng cũng mang tính phổ cập cho cả thế giới. Đây là một trong những đặc điểm của Phật pháp. Có những việc tưởng chừng rất riêng lại là mẫu số chung. Và cũng có những vấn đề dường như vô cùng rộng lớn lại có thể nhận diện và tìm ra đáp số ngay bên trong nội tại của con người.


NHỮNG PHÁP TAI HẠI CHO CẢ THẾ GIỚI - Kinh THẾ GIAN (Lokasuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ

Tại Sāvatthi.

Ekamantaṁ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca:

Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi xứ Kosala bạch Thế Tôn:

“kati nu kho, bhante, lokassa dhammā uppajjamānā uppajjanti ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāyā”ti?

Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu pháp ở đời khi sanh khởi lên đưa lại tai hại, đau khổ, bất an?

“Tayo kho, mahārāja, lokassa dhammā uppajjamānā uppajjanti ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya.

Này Ðại vương, có ba pháp ở đời khi sanh khởi lên đưa lại tai hại, đau khổ, bất an.

Katame tayo? Lobho kho, mahārāja, lokassa dhammo, uppajjamāno uppajjati ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya. Doso kho, mahārāja, lokassa dhammo, uppajjamāno uppajjati ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya. Moho kho, mahārāja, lokassa dhammo, uppajjamāno uppajjati ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya.

Ba pháp ấy là gì? Này Ðại vương, tham là pháp ở đời khi sanh khởi lên đưa lại tai hại, đau khổ, bất an. Này Ðại vương, sân là pháp ở đời khi sanh khởi lên đưa lại tai hại, đau khổ, bất an. Này Ðại vương, si là pháp ở đời khi sanh khởi lên đưa lại tai hại, đau khổ, bất an.

Ime kho, mahārāja, tayo lokassa dhammā uppajjamānā uppajjanti ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāyā”ti.

Này Ðại vương, đây là ba pháp ở đời khi sanh khởi lên đưa lại tai hại, đau khổ, bất an.

‘‘Lobho doso ca moho ca,

purisaṃ pāpacetasaṃ;

Hiṃsanti attasambhūtā,

tacasāraṃva samphalan’ti

Tham, sân cùng với si

Ba ác tâm con người

Gây hại cho tự thân

Như trái giết tre, sậy


Lobho doso ca moho ca Tham, sân và si
purisaṃ pāpacetasaṃ Ba ác tâm con ngưòi
Hiṃsanti attasambhūtā Gây hại cho cho bản thân
tacasāraṃva samphala’’nti Như trái giết tre, sậy

Chữ tacasāra chỉ cho các loại cây thân rỗng ruột vì “phần cứng chính là vỏ” như lau, sậy, tre, trúc. Những loại cây nầy có đặc tính là khi đơm hoa kết trái thì sẽ chết. (rất ít người thấy được hoa, trái của tre, trúc, sậy)

Thảo luận 1. Là phàm nhân tất cả chúng ta đều sống với tham, sân, si như vậy thì làm thế nào để giảm thiểu những tác hại do phiền não mang lại?

Thảo luận 2. Có thể chăng chúng ta chỉ cần tập chú vào làm các việc phước thiện mà không cần quan tâm đến phiền não tham, sân, si?

Thảo luận 3. Có những quan niệm về sự tu tập theo cách “thuốc nào bệnh đó” như quán vô thường trị tham, quán khổ não trị sân, quán vô ngã trị si hay tu giới để diệt tham, tu định để diệt sân, tu huệ để diệt si hoặc bố thí để trừ tham, trì giới để trừ sân, tham thiền để trừ si…. Những cách nhìn như vậy có chính xác theo kinh điển chăng?

Thảo luận 4. Làm thế nào để chúng ta thật sự “chán ngán” đối với phiền não?

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

3. Lokasuttaṃ [Mūla]

134. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kati nu kho, bhante, lokassa dhammā uppajjamānā uppajjanti ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāyā’’ti? ‘‘Tayo kho, mahārāja, lokassa dhammā uppajjamānā uppajjanti ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya. Katame tayo? Lobho kho, mahārāja, lokassa dhammo, uppajjamāno uppajjati ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya. Doso kho, mahārāja, lokassa dhammo, uppajjamāno uppajjati ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya. Moho kho, mahārāja, lokassa dhammo, uppajjamāno uppajjati ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāya. Ime kho, mahārāja, tayo lokassa dhammā uppajjamānā uppajjanti ahitāya dukkhāya aphāsuvihārāyā’’ti. Idamavoca...pe...

‘‘Lobho doso ca moho ca, purisaṃ pāpacetasaṃ;

Hiṃsanti attasambhūtā, tacasāraṃva samphala’’nti.

Ý kiến bạn đọc