Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Những bài kinh Phẩm Sanh Khởi  - Kinh Mắt (Cakkhusutta)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Những bài kinh Phẩm Sanh Khởi - Kinh Mắt (Cakkhusutta)

Thứ bảy, 21/12/2024, 08:10 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 26.10.2024

Những bài kinh Phẩm Sanh Khởi - SN. 26.1 tới SN. 26.10

KINH MẮT (CAKKHUSUTTA)

Tập III – Uẩn

Chương V. Tương Ưng Sanh – Phẩm Sanh Khởi (S,iii,292 - 301)

Đối với hành giả tu thiền quán, thì khả năng nắm bắt thực tại đặc biệt quan trọng. Sanh và diệt của các pháp chính là mấu chốt để nắm bắt thực tại. Thực tại sanh diệt khi được nhận thức rõ ràng thì xoá tan ảo giác “đây là của ta, là ta, là tự ngã của ta”. Hiện tượng sanh diệt vốn không thuộc nhận thức của định kiến, mà khi được thấy biết giúp hành giả tiếp tục phát triển tâm định đối với thiền án, mà không chạy theo những trạng thái vốn sanh rồi diệt ở thân tâm.

Kinh văn

Vì tất cả bài kinh này đều có nội dung về quán chiếu sanh diệt, nên gom lại thành một bài giảng. Cũng do thấy không cần bản dịch mới nên sử dụng bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu cho bài này.

Tương Ưng Sanh

-ooOoo-

 312. sāvatthinidānaṃ. “yo kho, bhikkhave, cakkhussa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo, rogānaṃ ṭhiti, jarāmaraṇassa pātubhāvo. yo sotassa uppādo ṭhiti ... pe ... yo ghānassa uppādo ṭhiti... yo jivhāya uppādo ṭhiti... yo kāyassa uppādo ṭhiti... yo manassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo, rogānaṃ ṭhiti, jarāmaraṇassa pātubhāvo. yo ca, bhikkhave, cakkhussa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho, rogānaṃ vūpasamo, jarāmaraṇassa atthaṅgamo. yo sotassa nirodho ... pe ... yo ghānassa nirodho... yo jivhāya nirodho... yo kāyassa nirodho... yo manassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho, rogānaṃ vūpasamo, jarāmaraṇassa atthaṅgamo”ti. paṭhamaṃ.

I. Mắt (Tạp 13, Ðại 2,90c) (S.iii,228)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của mắt là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.

4-8) Sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.

9) Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của sắc là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.

10-14) Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.

II. Sắc

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

III. Thức

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).

IV. Xúc

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).

V. Thọ

(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).

VI. Tưởng

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).

VII. Tư

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).

VIII. Ái

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).

IX. Giới

(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).

X. Uẩn (S.iii,231)

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn).

Chú Thích

Những ý nghĩa trong các bài kinh này nằm trong căn bản tương đồng giữa Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng. Người có học Thắng Pháp Abhidhamma sẽ dễ dàng nhận ra những ý nghĩa tinh tế vốn nằm trong “pháp bản thể” và thường được đề cập theo phương diện vĩ mô. Ở đây, cái gọi là chúng sanh không còn nằm trong khái niệm thi thiết như giàu nghèo, đẹp xấu, chức này địa kia mà chỉ là những hiện tượng của uẩn, xứ, giới…

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ Giải Các Bài Kinh Từ Kinh SN. 26.1 tới SN. 26.11

312-321. uppādasaṃyutte sabbaṃ pākaṭameva.

Không có Sớ Giải riêng cho phẩm này.

Ý kiến bạn đọc